Phụ nữ khuyết tật tự tin làm chủ cuộc sống, thoát nghèo, giúp đỡ cộng đồng
Chị Nguyễn Thị Kim Trúc (49 tuổi), ngụ số nhà 123, đường Võ Nguyên Giáp, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum. Chị bị khuyết tật vận động, từ quê nhà Bình Định lên Kon Tum tìm kế mưu sinh. Bươn chải với đủ nghề từ đan chài, lưới, đan áo lạnh…kiếm sống qua ngày, rồi tích góp dần hình thành được cửa hàng tạp hóa.
Căn nhà chị đang trú ngụ trở thành cửa hàng, bày bán hàng trăm mặt hàng khác nhau, ngày nào cũng đông khách.
Cửa hàng tạp hoá của chị Trúc (Ảnh: VOV)
Không chỉ vươn lên làm chủ số phận, làm chủ cuộc sống của mình, chị Nguyễn Thị Kim Trúc còn tròn bổn phận làm con, chăm lo chu đáo về vật chất, tinh thần cho hai cụ thân sinh lúc ông bà còn sống và người em trai hiện bị bệnh ở quê. Không những vậy, chị còn giúp 2 lao động địa phương có việc làm thêm. Chia sẻ về công việc và cuộc sống của mình, chị Trúc nói: “Bản thân mình xác định phải sống tốt, tự mình phải biết suy nghĩ, ăn ở hiền lành, đạo đức. Bán hàng phải có cái tâm để cho bà con cô bác giúp đỡ, nếu sống không có cái tâm, bán hàng mắc nữa thì bà con không thương".
Như chị Phạm Thị Hồng Hương, 53 tuổi, ở thôn 6, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Chị Hương vốn bị khuýet tật chân từ nhỏ, nhưng vẫn luôn làm lụng siêng năng. Đã có đầy đủ cháu nội, ngoại nhưng chị vẫn tranh thủ sáng đi bán xôi, về cắt cỏ cho heo, bò ăn. Có thời gian rảnh, chị đi làm chổi đót ở nhóm Tự lực. Chiều về cũng may sửa đồ.
Chị Hương chăm sóc đàn bò (Ảnh: VOV)
"Mong muốn của tôi là những người khuyết tật cố gắng vui vẻ, lạc quan, yêu đời đừng tự ty. Mình tự tin mình làm được gì cứ làm để hòa nhập với xã hội”, chị Hương tâm sự.
Hay chị Võ Thị Trúc Mai (SN 1986), ấp Hà Thanh, xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Là người khuyết tật, nhưng chị không vì thế mà buông xuôi số phận. Năm 2010, chị học nghề may qua người hàng xóm rồi trở thành thợ may từ đó.
Hơn 12 năm gắn bó với nghề may, từ công việc này, gia đình chị Mai có thêm khoản thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã luôn đồng hành, chia sẻ và tạo điều kiện cho chị vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua bò sinh sản về nuôi. Hơn 2 năm thả nuôi, từ 2 con bò giống, giờ đây chị đã nhân đàn lên 4 con.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.