Quận 9 (TP.HCM): Quản lý đô thị kiểu “ba rọi”?!

2019-02-28 14:17:11 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thị trường đất quận 9 nóng sốt là nhờ vào đất nền phân lô. Tuy nhiên, nhiều khu vực dù không thuộc đất được phép phân lô, nhưng nhờ những “phép màu” nó vẫn được san lấp và rao bán như các sản phẩm chính thống. Thậm chí còn được bao xây dựng thành nhà. Những căn nhà không phép, san lấp vô tội vạ đang diễn ra rầm rộ là nhờ “phép màu” trong công tác quản lý đô thị của UBND quận 9 và dưới sự giám sát “tích cực” của lực lượng Thanh tra Xây dựng địa bàn thuộc Sở Xây dựng TP.HCM.

Kỳ 1: Phân lô đất kênh rạch, nông nghiệp


Ở phường Long Phước (Q.9) không khó để người tìm mua đất liên hệ với “cò” đất thông qua những tấm bảng giới thiệu như thế này.


Đằng sau những cơn sốt giá của thị trường đất tại quận 9 là hàng loạt đất kênh rạch, đất nông nghiệp được tự do phân lô, rao bán với giá rẻ như “cho”.

Dọc theo những con đường lớn tại phường Long Phước, người mua đất dễ dàng liên hệ vài “cò đất” qua hàng loạt biển quảng cáo giới thiệu mua bán đất nền. Đất dự án, đất vườn phân lô, đất san lấp kênh rạch... đất nào cũng bán, giá nào cũng có.

Hô biến đất kênh rạch, đất vườn thành đất nền

Trong vai người cần mua đất giá rẻ, chúng tôi được các cò đất tại đây giới thiệu nhiều nền đất không sổ. Mà theo những người này, đây là đất người dân san lấp kênh rạch hay còn được gọi là đất bao chiếm.

“Trước đây, đất bao chiếm ở phường này nhiều lắm. Đất chưa có sổ nhưng người ta cũng tận dụng bán hết. Bán rất nhiều, giờ không còn để mua đâu!” - Ông Tư, người có một nền đất kênh rạch cố thuyết phục.

Tìm đến một cò đất khác tên Hậu, chúng tôi được dẫn sâu vào các con hẻm của phường Long Phước. Người đàn ông này giới thiệu mấy lô đất nằm sát mé sông. “Đây là đất bao chiếm, lúc mình mua thì chủ đất sẽ làm Vi bằng Thừa phát lại. Hai bên không cần ra chính quyền để xác nhận vì đây là đất không có sổ. Đất ở đây giá nào cũng có, quan trọng là có xây nhà được hay không.”

Theo ghi nhận, toàn bộ những lô đất được các cò đất giới thiệu đều có dấu hiệu san lấp, lấn chiếm kênh rạch. Những hàng cọc được đóng bao quanh phần đất phía mép sông và được bồi đắp ngang bằng với phần đất hiện hữu. Thậm chí, có những người còn treo bảng “cho đổ xà bần” nhằm đỡ tiền san lấp ngay trên phần đất mà họ đang san lấp.

“Như mấy cô cậu thấy toàn bộ phần đất phía trước nhà, trước đây đều là đất của tôi. Tôi bán cho người ta, mỗi lô giá vài trăm triệu. Nhưng sau đó nó lấn ra kênh cả khúc rồi phân lô, bán nền.” - Một người dân tại đây cho biết.

Từ những con hẻm nhỏ đến mặt tiền đường lớn, hàng loạt những nền đất được hình thành ngay trên phần kênh rạch vẫn nhan nhãn tồn tại. Thậm chí, nhiều hộ dân còn vô tư cấm cọc, phân lô rao bán đất nền với giá rẻ hơn đất có giấy tờ nhiều lần. Các nền đất này có diện tích từ hàng chục đến hàng trăm mét vuông.


Người dân mạnh tay cắm cọc, san lấp kênh rạch ngay mặt tiền đường lớn.


Nhà nhà phân lô đất nông nghiệp

Tình trạng tự ý phân lô đất vườn, đất bao chiếm không chỉ phổ biến ở phường Long Phước. Tại các phường Long Trường, Trường Thạnh, Phú Hữu cũng được xem là điểm nóng về thực trạng này.

Tìm đến một công ty môi giới địa ốc, chúng tôi được giới thiệu một lô đất tại hẻm số 190, đường Nguyễn Xiển, phường Trường Thạnh. Theo lời tư vấn của bà Nga - Giám đốc công ty TNHH Địa ốc Phố An Cư thì đây là lô đất do công ty bà đứng ra mua bán và quản lý quy hoạch. Bà Nga cũng cho biết trong lô đất này có tổng cộng 620m2 đất thổ cư nằm ở giữa, phần còn lại khoảng 800m2 đất vườn được phân lô.

“Ở đây chị có 2 loại nền: Đất nền thổ cư và đất vườn. Đất nào cũng xây nhà được. Nếu em mua nền chưa lên thổ nhưng muốn xây nhà thì báo với công ty trước 2 tuần. Bên chị sẽ hỗ trợ cho em phần pháp lý xây nhà và ra sổ.” - Bà Nga tư vấn.

Trên thực tế, lô đất này được bao quanh bởi hàng rào kiên cố. Mặc cho chính quyền “rao”: “Nghiêm cấm hành vi: San lấp, lấn chiếm kênh rạch; xây dựng không phép”. Nhưng đàng sau những tấm bảng này, lại trái ngược hoàn toàn. Hình như, những biển “hô khẩu hiệu” thế này chỉ cắm “cho vui”.

Khi được chúng tôi thắc mắc về biển cấm trên, thì nhân viên công ty lý giải rằng: “Vì ở đây tình trạng san lấp, lấn chiếm kênh rạch rất nhiều. Nên chính quyền địa phương đã cho cắm biển cấm này ở nhiều địa điểm. Đất này của công ty, chắc chắn không phải là đất bị quy hoạch,...” - Vị nhân viên này cố gắng thuyết phục. Tuy nhiên, thực hư thế nào thì chỉ có người trong cuộc mới biết rõ.


Cắm bảng lệnh cấm là một chuyện nhưng công tác quản lý lại là một chuyện khác…


Cách đó vài cây số, chúng tôi cũng được một chủ công ty Địa ốc tên Nam, giới thiệu khu đất vườn nằm sâu trong hẻm của đường Tam Đa, phường Trường Thạnh. Người này cũng cho biết rõ, chủ đất đã phân thành nhiều lô, mỗi lô khoảng 80m2 được bán với giá trên 500 triệu. Tuy nhiên, nhìn thấy sự bất an trên khuôn mặt khách hàng, người đàn ông này phân bua: “Vì đất này đang nằm trong quy hoạch nhà nước nên bán giá rẻ. Nhưng các em yên tâm, nói là đất trong diện quy hoạch nhưng chưa biết lúc nào mới thực hiện”.

Giá đất hấp dẫn người mua

“Đất này là đất vườn. Lô này 4m x 12 m giá 250 triệu, còn lô ngang 5m x 12m giá 300 triệu. Anh nói với em bây giờ kiếm đất giá như thế này không ra đâu.”- Một cán bộ địa chính của phường Long Phước cho biết.

Đúng như “tiền nào của nấy”, tùy vào vị trí mà nền đất có giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng/m2. Theo các cò đất nhận định, loại đất như thế này phường Long Phước có giá rẻ nhất so với các phường lân cận. Chỉ với số tiền 200 - 400 triệu, người mua có thể tìm được ngay nền đất ưng ý.

Đánh vào tâm lý của khách hàng có thu nhập thấp, nhân viên của công ty TNHH Phố An Cư cho biết “hiện tại công ty có bán 2 loại đất, đất thổ cư có giá 1,4 tỷ/70m2, còn đất vườn có giá từ 450 - 500 triệu/50m2 . Đất trên 1 tỷ cũng có nhà ở mà đất 500 triệu cũng có nhà ở”.

Sau khi dẫn chúng tôi vào trong một con hẻm thật sâu, đưa tay chỉ vào khoảnh đât nằm ven con rạch thuộc phường Long Thạnh Mỹ, một người đàn ông tên Mạnh cho biết đang có ý định san lấp khoảng 100m2 để chào bán với giá 20 triệu đồng. Cạnh phần đất của ông, là nền đất đã được san lấp, lên nền bằng phẳng cũng được “chào hàng” với giá 80 triệu đồng.

Thứ duy nhất để làm căn cứ pháp lý cho những nền đất này là tờ Vi bằng do văn phòng Thừa Phát Lại lập. Chuyên nghiệp hơn, tại công ty Phố An Cư, người mua sẽ được cấp riêng 1 sổ hồng đồng sỡ hữu (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) do sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM cấp.

“Loại sổ này có giá trị sử dụng như sổ gốc, khi nền đất được bán lại thì chỉ cần chữ ký của chủ nền đất đó mà không cần chữ ký của những người đứng tên đồng sở hữu.” - Nữ nhân viên công ty này khẳng định.

Trước thực trạng san lấp, phân lô bán nền tràn lan này, ai đã “giúp” những căn nhà không phép “mọc” lên trên đất nông nghiệp?

*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...