Quân đội với chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tình hình mới

2024-09-03 12:16:00 0 Bình luận
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của con người, sinh vật; sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và của nhân loại. Những năm gần đây, chúng ta đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh phi truyền thống rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại như biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn, gia tăng hiệu ứng nhà kính; động đất, cháy rừng; sóng thần, hạn hán, nắng nóng, bão lũ,…; sự cố kỹ thuật gây nguy hại về an ninh môi trường, tổn thất đa dạng sinh học; khan hiếm nguồn nước và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ảnh minh hoạ

Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Bảo vệ TN&MT, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển KT-XH bền vững đã và đang là vấn đề quan tâm của mọi cấp, mọi ngành, của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở từng nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sông của người dân. Xác định chủ động phòng ngừa” là chính. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, nhất là nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh”1. Đây là quan điểm cơ bản, phương hướng chủ yếu để toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ TN&MT. 

Thời gian qua, công tác ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, có bước chuyển biến và đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển KT-XH, sức khỏe và đời sống nhân dân.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững. Một số chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thể chế hóa đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy, QLNN và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết; hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa cao. Chủ trương xã hội hóa chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

Đối với Quân đội nhân dân, bảo vệ TN&MT là vấn đề rất cấp thiết, vì nó gắn liền với việc nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Sau khi Luật BVMT và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT được Nhà nước ta ban hành, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Chỉ thị về việc triển khai nhiệm vụ BVMT, đưa hoạt động bảo vệ TN&MT trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Thực hiện Chỉ thị 36-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; quán triệt các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hoạt động nghiên cứu BVMT của Quân đội có nhiều tiến bộ và đã thu đưọc những kết quả đáng khích lệ như: nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng được nâng cao; nhiều đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, học viện, nhà trường, kho tàng, bệnh viện đã khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường và có các giải pháp ứng phó làm giảm thiểu tác động của khí hậu như đầu tư xây dựng công trình xử lý ô nhiễm, giải quyết bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường.

Hoạt động điều tra, khảo sát, xử lý, khắc phục tồn lưu chất độc hoá học, bom mìn, vật nổ sau chiến tranh đã được thực hiện bằng cả sự nỗ lực của nhiều đơn vị quân đội và công an cũng như sự phối hợp với các cơ quan của nhà nước nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự nguy hại đối với sức khoẻ bộ đội, công an, nhân dân và môi trường xung quanh. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, liên tục nhiều ngày đêm tham gia chữa cháy rừng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn trên song, trên biển trong thời gian qua và việc tham gia thực hiện trồng hàng triệu ha rừng của nhiều đơn vị trong các lực lượng vũ trang nhân dân, cùng với việc xây dựng và đưa các công trình xử lý nước thải, rác thải tại các nhà máy, bệnh viện, đơn vị vào hoạt động và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tất cả các vùng miền trong cả nước là những minh chứng về trách nhiệm cao của quân đội và công an đối với cuộc sống của nhân dân và sự nghiệp bảo vệ an ninh môi trường của đất nước.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kiến nghị một số giải pháp trước thực trạng quản lý và bảo vệ TN&MT tại việt nam

Giải pháp và kiến nghị

Từ thực trạng tình hình quản lý và bảo vệ TN&MT ở Việt Nam hiện nay. Để tăng cường khả năng quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tình hình mới, cần nghiên cứu một số giải pháp cơ bản sau: 

Trước hết, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sĩ về tầm quan trọng và vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh môi trường của toàn dân nói chung, của Quân đội và Công an nói riêng. Ngăn ngừa, phòng, chống thiên tai, bão lũ, ứng phó với an ninh phi truyền thống - những sự cố xẩy ra do ảnh hưởng của BĐKH và do con người gây ra đối với môi trường trong mọi tình huống. Đây là một công việc khó khăn, nguy hiểm khó lường trước những tình huống bất trắc xảy ra, có thể hy sinh, tổn thất trong khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Đảng ủy Quân sự Trung ương về nhiệm vụ bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ ý thức vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang nói riêng và Quân đội nhân dân nói riêng đối với chiến lược bảo vệ TN&MT; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cơ quan, đơn vị, “một nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình” mà Quân đội nhất thiết phải tham gia và hoàn thành tốt. Đồng thời, giáo dục cho mọi người thấm nhuần với các chủ trương, chính sách, văn bản quy định của Nhà nước liên quan đến bảo vệ TN&MT, như thực hiện Pháp Lệnh: Bảo vệ môi trường, phòng cháy, nổ, chữa cháy, phòng chống bão lũ, các nghị định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ giao nhiệm vụ cho Quân đội tham gia bảo vệ TN&MT,... Từ đó, xây dựng quyết tâm, ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng như: Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng Viện Chiến lược Quốc phòng và các viện, học viện, nhà trường, các trung tâm nghiên cứu khoa học; Cục Điều tra tội phạm về môi trường và Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng cần phối kết hợp chặt chẽ trong nghiên cứu xây dựng và phát triển các trung tâm đủ mạnh để đảm đương được vai trò là cơ quan “Tổ chức nghiên cứu khoa học bảo vệ tài nguyên và môi trường quân sự đầu đàn của Bộ Quốc phòng và của Quốc gia”. 

Hai là, cần nắm vững quan điểm: Chủ động, tích cực, phòng ngừa trong quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Quản lý và bảo vệ môi trường thời kỳ hội nhập quốc tế là vấn đề đặc biệt quan trọng được xác định là một nội dung cần phải được các cấp, các bộ, ngành quan tâm để tạo nên môi trường xanh, sạch đẹp, tạo ra sức mạnh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN. Nhưng trong khi tiến hành những công việc đó phải hết sức chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực, phòng ngừa, đấu tranh giữ vững môi trường trong sạch, chỉ có như vậy mới quản lý bảo vệ an ninh môi trường có hiệu quả.

Chủ động, tích cực trong đấu tranh bảo vệ tài nguyên và môi trường được thể hiện, trước hết là luôn đề cao ý thức cảnh giác, thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, tổ chức thu thập, phân tích và dự báo chính xác những diễn biến có liên quan tới môi trường. Nắm tình hình đòi hỏi phải toàn diện, chủ động kết hợp nhiều nguồn, nắm cả tình hình trong và ngoài nước, từ xa đến gần, trên đất liền, biên giới và trên biển, đảo,... Có vậy, chúng ta mới luôn chủ động trong phân tích, đánh giá, có đối sách đúng đắn, chính xác, kịp thời trong xử lý tình huống và không để bị động, bị bất ngờ về môi trường.

Chủ động, tích cực trong chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường còn thể hiện trong chỉ đạo củng cố xây dựng tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng các khu vực bảo vệ an ninh môi trường toàn diện; xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ TN&MT thực sự vững mạnh về mọi mặt, đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Trong quản lý bảo vệ môi trường: chủ động, tích cực biểu hiện cụ thể trong tién trình hội nhập quốc tế, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; chủ động trong vận dụng đúng đắn các đối sách kết hợp với nhiều biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ, mọi mầm mống gây ra sự cố về môi trường như: Bão lũ, cháy nổ, cháy rừng gây thiệt hại cho người và môi trường,…

Ba là, các bộ, ngành và từng địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ TN&MT, bao gồm cán bộ phụ trách công tác kỹ thuật ở các đơn vị, các cơ sở sản xuất quốc phòng, an ninh, các cơ quan nghiên cứu, thiết kế và công nghệ, các học viện, nhà trường, các cơ quan tham mưu chiến lược, các cán bộ chỉ huy và quản lý kỹ thuật,... Đội ngũ cán bộ chuyên trách BVMT hiện nay tuyệt đại đa số được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, có quá trình lâu dài gắn bó với thực tiễn, có năng lực hành động, kế thừa và học tập được nhiều kinh nghiệm của các thế hệ cán bộ khoa học đi trước, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của lực lượng vũ trang nói chung, của Quân đội và Công an nói riêng. Nhưng nhiều đồng chí tuổi đã cao, ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, điều kiện và khả năng cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế. Do đó, để tiếp tục sử dụng và phát huy tốt đội ngũ cán bộ khoa học hiện có, cần thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại, nhằm bổ sung cho họ những kiến thức và phương pháp hiện đại, giúp họ có điều kiện tiếp cận được thông tin mới bằng các hình thức khác nhau, nâng cao tri thức và nghiệp vụ chỉ huy, quản lý. Đối với cán bộ khoa học chuyên làm công tác BVMT, đào tạo theo học vị không phải ở vị trí nào cũng cần thiết. Cần có chính sách để phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật cao cấp có kinh nghiệm, dày dặn trong thực tiễn, có nhiều đóng góp tốt trong thời gian qua để họ có thể tiếp tục làm việc trong vai trò cố vấn, chuyên gia khoa học và đào tạo cán bộ trẻ.

Bốn là, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, điều kiện thông tin (kể cả hợp tác quốc tế),... Đây là vấn đề quan trọng trong tiềm lực khoa học và công nghệ, môi trường. Trong suốt hơn 26 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm đầu tư trực tiếp của Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã có một hệ thống các phòng thí nghiệm, song nhìn chung, các trang thiết bị còn thiếu đồng bộ và chậm được đổi mới. Gần đây, Nhà nước đã đầu tư cho một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong quân đội tạo một bước đổi mới đáng kể một số cơ sở thí nghiệm, thực nghiệm cho nhiệm vụ BVMT, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự, bảo vệ môi trường cần tránh hai khuynh hướng: nghiên cứu xa rời thực tiễn, ít có giá trị ứng dụng trực tiếp và khuynh hướng chỉ “chạy” theo những vấn đề cụ thể trước mắt, không tính đến hướng phát triển lâu dài. Trong lộ trình phát triển, theo chúng tôi, khoa học nước ta chưa nên đi vào những nghiên cứu cơ bản lớn, những nghiên cứu có tính chất phát minh khoa học và xây dựng hệ thống lý thuyết mới, mà cần đi sâu nắm vững cơ sở khoa học cơ bản của công nghệ, công nghệ nền, tiếp thu và làm chủ công nghệ được chuyển giao qua những con đường khác nhau và từng bước sáng tạo công nghệ mới trong chiến lược bảo vệ TN&MT.

Năm là, thành lập cơ quan tổ chức điều hành chung cấp quốc gia để định hướng nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ “lưỡng dụng” phục vụ bảo vệ môi trường. Định hướng này phải được Đảng và Nhà nước phê duyệt và có sự đầu tư thích đáng từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Bất cứ nước nào cũng giành sự ưu tiên nhất định đối với việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ cao vào mục đích phát triển KT-XH cũng như phục vụ mục tiêu chiến lược bảo vệ TN&MT của quốc gia. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao để phục vụ QP-AN thì chính những thành tựu của việc nghiên cứu và ứng dụng này cũng sẽ tác động mạnh mẽ vào sự phát triển KT-XH (thường sản phẩm công nghệ mới của quốc phòng sẽ tạo những kích cầu rất lớn trong đời sống dân sự). Do vậy, cần xem xét tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia (cả trong và ngoài) một cách thống nhất. Phải xây dựng một cơ chế huy động, phối kết hợp để có thể liên kết hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ trong chiến lược bảo vệ TN&MT thành một sức mạnh to lớn, dưới sự chỉ đạo của một cơ quan thống nhất được quản lý ở cấp quốc gia.

Như vậy, Quân đội với chiến lược bảo vệ môi trường đã có những đóng góp rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN. Những kết quả đạt được trong thực hiện chiến lược bảo vệ TN&MT đã góp phần đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số đơn vị quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại; sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bắc Kạn gặp khó khi xử lý sự cố vỡ đập hồ chứa quặng đuôi tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn

Ngày 19/9 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương báo cáo và đề nghị bộ này hỗ trợ xử lý sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm chì Chợ Điền.
2024-09-20 15:25:41

Tặng quà các đồng chí thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng bão lũ tại Yên Bái

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Báo Xây dựng, Tạp chí Hòa Nhập và Tập đoàn kinh doanh BĐS Thiên Khôi đã đến tặng quà cho các thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng lũ lụt tại Yên Bái.
2024-09-20 15:17:47

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52
Đang tải...