Quan hệ mua bán điện còn thiếu sự công khai, minh bạch

2016-10-06 10:46:00 0 Bình luận
Góp ý về dự thảo cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng vẫn vắng bóng yếu tố “công khai, minh bạch” và vắng sự tham gia của người mua điện – một chủ thể chính của quan hệ mua bán điện.
Bộ Công Thương và EVN có thẩm quyền quá lớn

Tại dự thảo mới này, Bộ Công Thương có một số điều chỉnh về thời gian và biên độ điều chỉnh giá. Khoảng cách giữa 2 lần tăng giá tối thiểu được rút xuống 3 tháng (thay vì 6 tháng) nếu các thông số đầu vào hình thành giá điện thay đổi, với mức tăng tối thiểu 3% (thay vì 7% trở lên).

Đồng ý với việc rút ngắn thời gian và giảm biên độ tối thiểu điều chỉnh giá điện (tăng 3% thay vì 7% so với trước đây) để giá điện được điều chỉnh linh hoạt hơn, bám sát diễn biến của các chi phí đầu vào, nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng thẩm quyền điều chỉnh giá được mở quá rộng cho cả EVN và Bộ Công Thương.

Quan hệ mua bán điện còn thiếu sự công khai, minh bạch
Dư luận đòi hỏi sự công khai, minh bạch trong điều hành giá điện.

Cụ thể, theo Quyết định 69 hiện hành, trong biên độ từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá “sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận”.

Còn tại dự thảo mới, trong biên độ 3% - 5% và trong khung giá quy định, EVN được phép tăng giá và chỉ cần “báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra”.

Mặc dù về câu chữ thay đổi không nhiều, nhưng theo VCCI, đây là sự “thay đổi về chất”, EVN từ chỗ không được quyết định, nay có thẩm quyền tăng giá ở mức tối đa 20%/năm (tối đa 5%/lần và 4 lần/năm). Dự thảo cũng để thẩm quyền của Bộ Công Thương tăng gấp đôi, từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% lên đến 40% mỗi năm.

“Đây là sự mở rộng thẩm quyền tương đối lớn và cần được xem xét, cân nhắc” – VCCI nhận định.

Lý giải quan điểm này, VCCI cho rằng mức độ lạm phát của Việt Nam, theo thống kê từ 1995 đến nay, không có năm nào vượt quá 20%. Do đó, VCCI kiến nghị nên để thẩm quyền tăng giá từ 3 -5% thuộc về Bộ Công Thương, và trên 5% thuộc về Thủ tướng.

Vai trò của người mua điện ở đâu?

Góp ý vào một nội dung rất quan trọng, có thể coi là “tử huyệt” của giá điện, khiến bao lâu nay việc tăng giá luôn trở thành điểm nóng của dư luận, chính là vấn đề “công khai, minh bạch”, VCCI cho rằng, về mặt câu chữ, dự thảo có quy định "Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch", nhưng nội dung quy định lại chưa có yếu tố trên.

Thứ nhất, ở việc xác định giá điện, chưa có những quy định rõ ràng để kiểm soát chi phí đầu vào, có thể dẫn đến nguy cơ chi phí bị đẩy lên cao.

Hiện nay, dù mỗi lần tăng giá, Bộ Công Thương đều tổ chức họp báo công bố giá thành đầu vào các khâu chi phí mua điện; phí truyền tải, dịch vụ phân phối – bán lẻ... nhưng chỉ có những con số rất chung chung, khó có thể xác định được mức độ hợp lý.

Quan hệ mua bán điện còn thiếu sự công khai, minh bạch
Điều hành giá điện công khai hơn là đòi hỏi của người dân hiện nay.

VCCI cho rằng hiện mới có 50% các nhà máy tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tức còn 50% sản lượng được bán thông qua hợp đồng mua bán điện mà không phải chào giá.

Đối với loại hợp đồng này, do không có sự cạnh tranh nên việc kiểm soát giá mua điện cũng phải được thực hiện tương tự như đối với các hàng hóa độc quyền nhà nước khác.

Do đó, VCCI đề nghị Bộ Công Thương bổ sung quy định cụ thể về cách tính chi phí (chi phí nào được ghi nhận, chi phí nào không), và công khai các chi phí của các đơn vị bán điện cho EVN mà không qua thị trường phát điện cạnh tranh. Ví dụ, đối với việc mua điện theo hợp đồng của các nhà máy điện BOT cần có sự công khai rõ ràng về chi phí xây dựng, vận hành của từng nhà máy.

VCCI cũng đề nghị bổ sung quy định về việc công khai chi phí của đơn vị cung cấp dịch vụ trong báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh điện; liệt kê rõ các loại “chi phí khác”, hoặc bỏ nội dung này; quy định cách xác định chi phí biến động tỷ giá dựa trên các thông tin khách quan.

Một nội dung quan trọng khác, chính là sự tham gia của bên mua điện như một chủ thể của quan hệ mua bán điện. Trong các văn bản quy định từ trước đến nay và cả dự thảo lần này, bóng dáng của đại diện bên mua điện vô cùng mờ nhạt, nếu không muốn nói là không có gì.

Cụ thể, dự thảo chỉ quy định về sự tham gia của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra chi phí sản xuất điện hằng năm, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ "có thể mời", chứ không phải là bắt buộc.

VCCI đề nghị Bộ Công Thương sửa đổi để người mua điện có thể tham gia vào cơ chế điều chỉnh giá điện tại tất cả các khâu, từ tính toán, kiểm tra cho đến kiến nghị, đàm phán phương án điều chỉnh giá điện.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sun Symphony Residence - mảnh ghép hoàn thiện “bản giao hưởng” bên Dòng sông Ánh sáng

Ngày 12/5, hơn 2000 nhà đầu tư đã thăng hoa cùng “nốt sol” Sun Symphony Residence của bản giao hưởng bên sông Hàn - Dòng sông Ánh sáng tại sự kiện do Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) tổ chức đồng thời ở Hà Nội và Đà Nẵng
2024-05-13 18:20:32

Quảng Ninh: Động thổ xây dựng lại ngôi chùa cổ gần 500 năm tuổi tại Thị xã quảng Yên

Vừa qua, tại xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ động thổ xây dựng chùa Lái (hay còn gọi là Linh Ngai Tự).
2024-05-13 15:24:20

Bí quyết thành công của quán kem trái cây tươi “chốt đơn” hàng nghìn que mỗi ngày

Xưởng kem thủ công của anh Tô Tuấn Anh tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội sản xuất loại kem làm từ hoa quả tươi có xuất xứ từ Mexico. Thu hút thực khách nhờ hương vị trái cây “thật”, không sử dụng hương liệu, phẩm màu hay chất bảo quản, loại kem này nhanh chóng trở thành món ăn giải nhiệt được yêu thích vào mùa hè này.
2024-05-13 11:09:06

Hơn 12 năm hành trình ''Cơm 5.000 đồng Hà Nội''

Đều đặn mỗi sáng cuối tuần căn bếp ấm cúng tại căn nhà nhỏ trên phố Minh Khai lại lên lửa, hàng chục bạn trẻ nhóm Cơm 5000 Hà Nội cùng nhau xắn tay áo, chuẩn bị các xuất cơm đặc biệt lan tỏa đến các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện lớn.
2024-05-13 10:52:54

Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công

Thực hiện việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2024-05-13 10:36:53

Giá nhà chung cư Hà Nội quay về giá trị thực?

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt với mức cao ngất thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh quay đầu, trở về với giá trị thực. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.
2024-05-13 09:26:56
Đang tải...