Quan tâm đầu tư công nghệ cho chuỗi giá trị lúa gạo Việt

2023-11-13 14:10:01 0 Bình luận
Giá gạo tăng cao chưa hẳn là lợi thế cho Việt Nam mà có thể dẫn tới nguy cơ mất thị trường. Trong bối cảnh đó, công nghệ sẽ là chìa khóa để tối ưu các khâu trong quá trình chế biến lúa gạo, qua đó nâng cao hiệu quả và giá trị của chuỗi sản xuất.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 1/11, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên mức cao nhất so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đạt mức giá 653 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, trong khi giá gạo Thái Lan ở mức 560 USD/tấn và Pakistan giá 563 USD/tấn. Gạo tấm 25% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, Thái Lan giá 520 USD/tấn và Pakistan giá 488 USD/tấn.

Nhà máy gạo Hạnh Phúc được đầu tư với quy mô 191.000m2. Ảnh Trọng Triết

Đáng chú ý, tình hình giá gạo Việt Nam tăng nóng thời gian qua dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệo lỗ quá nên đã hủy hợp đồng, nhất là đối với những doanh nghiệp năng lực kinh tế yếu. Với những doanh nghiệp lớn đang giao hàng gần xong, để giữ chữ tín với đối tác, doanh nghiệp buộc phải mua giá cao để gom cho đủ hàng hoàn thành hợp đồng. Đây là nguyên nhân chính đẩy giá gạo tăng cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen kí các hợp đồng giao xa nên thời điểm hiện tại đa phần lo mua gạo để giao cho đối tác. Theo Bộ Công Thương ước 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỉ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kì năm 2022.

Từ thực tế trên, cho thấy giá gạo Việt Nam tăng quá cao chưa hẳn là lợi thế. Vì khi giá cao khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn và chất lượng gạo tương đương với gạo Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường gạo thơm (DT8, OM 5451…) vào tay doanh nghiệp Thái Lan vì giá gạo nước này đang rất cạnh tranh so với giá gạo thơm Việt Nam.

Cụ thể là, các gói thầu của Bulog (Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia) doanh nghiệp Việt Nam hầu như không thắng thầu do giá gạo trong nước đang rất cao và loại gạo Bulog gọi thầu là gạo 5% tấm thường đang khan hiếm.

Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có khả năng đạt 8 triệu tấn. Như vậy sang năm 2024, tồn kho sẽ rất mỏng nên các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong quyết định kí hợp đồng giao xa nếu không sẽ rất rủi ro. Mặt khác, cũng cần lưu ý việc Ấn Độ có thể quay lại thị trường khiến mặt bằng giá gạo sẽ bị hạ xuống. Hiện nay, giá gạo Việt Nam quá cao nhưng hầu như không bán được, đây cũng là hạn chế làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam so với các nước xuất khẩu gạo khác.

Thực tế câu chuyện giá gạo thời gian qua cho thấy, dư địa để nâng cao thu nhập của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi lúa gạo nằm ở yếu tố công nghệ. Việc đầu tư công nghệ sẽ giúp giảm thất thoát, giữ chất lượng hạt lúa vẫn tươi mới, thơm ngon không bị mất phẩm chất từ khi thu hoạch đến tay người tiêu dùng.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam bị thất thoát từ 14 - 35%, trong đó, ngành lúa gạo thất thoát khoảng 14%/năm. Thất thoát sau thu hoạch xảy ra ở tất cả các khâu nhưng khâu sấy là cao nhất, mặc dù số lượng máy sấy đã đáp ứng từ 80 - 90% nhu cầu, nhưng do phần lớn lò sấy ở Việt Nam chưa tự động hóa và phụ thuộc vào kĩ năng của người vận hành. Nếu người vận hành không có kĩ năng sẽ làm cho nhiệt độ và tốc độ sấy cao làm hạt lúa bị rạn nứt… ảnh hưởng lớn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cũng cho thấy, thất thoát do thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ không đạt yêu cầu là 10,8%. Như vậy, mỗi năm chỉ riêng nông dân tại Tiền Giang có thể thiệt hại đến hàng trăm tỉ đồng. Nếu tính trên bình diện cả nước, con số thiệt hại sau thu hoạch có thể lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Việc giảm thất thoát sẽ giúp tối ưu các chi phí trong quá trình chế biến lúa gạo, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà sản xuất. Xuất phát từ thực trạng trên cần đề xuất một số hướng giải quyết để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch. Cụ thể, về công nghệ sau thu hoạch, giải pháp cần phải tính đến cả trước và sau thu hoạch. Trước thu hoạch là chọn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sau thu hoạch là khâu sấy, bảo quản, xay xát. Cần đến giải pháp tổ chức sản xuất, không chỉ trong chuỗi công nghệ mà trong mặt quan hệ với các đơn vị liên kết trong chuỗi cung ứng lúa gạo.

Phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái. Ảnh Trọng Triết

Đối với khâu sau thu hoạch, cần ứng dụng công nghệ trong từng khâu để giảm tổn thất, cải thiện chất lượng lúa gạo của Việt Nam. Đồng thời cần tính đến tổ chức quản lí, bao gồm tổ chức quản lí nâng cao hiệu quả của công nghệ, tối ưu hóa hiệu quả của các thiết bị công nghệ. Ngoài ra, cần tính đến liên kết nhà nông với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để kiểm soát tốt hơn chất lượng của lúa gạo từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, giảm được chi phí trong sản xuất, chế biến, tăng hiệu quả đầu tư công nghệ.

Gạo Việt Nam có giá trị cao nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Hiện người tiêu dùng các nước phát triển yêu cầu rất cao về sự đồng nhất về chất lượng, tính sẵn có của sản phẩm mà họ mong muốn có trên thị trường, bên cạnh đó là khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Do đó, việc đầu tư vào công nghệ, từ sau khi thu hoạch cho đến khâu lưu trữ và sấy sẽ giúp chất lượng gạo Việt Nam được đảm bảo tốt nhất để phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...