“Quyền trẻ em bị lợi dụng trên báo chí, tôi rất bất bình”

2015-11-07 08:32:20 0 Bình luận
“Bất bình” là từ được Bác sĩ Nguyễn Trọng An – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) – Chuyên gia cao cấp - PGĐ Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng khi nhắc đến việc Quyền trẻ em đang bị lạm dụng.

LTS: Ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trình bày Tờ trình về dự án Luật báo chí (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Dự thảo Luật báo chí sửa đổi lần này đã được bổ sung rất nhiều những điểm mới, tiến bộ, và phù hợp với thực tiễn phát triển của thời đại. Một trong những điểm mới, được chú trọng là những nội dung bị cấm đã trở nên cụ thể hơn rất nhiều, thể hiện tính nhân văn, ví dụ như: Cấm báo chí đăng phát những thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em... 

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, Báo điện tử Infonet sẽ có loạt bài giới thiệu, phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật báo chí sửa đổi lần này. 

Bài 1: Khi báo chí "làm hại" trẻ em

 
 

 

Chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật báo chí (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Dự thảo Luật này được các Đại biểu đánh giá cao.

Đánh giá về dự án Luật Báo chí sửa đổi, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: “Dự thảo Luật báo chí sửa đổi lần này rất bám sát bổ sung sửa đổi của Hiến pháp. Con người, quyền tự do ngôn luận và đã thể hiện đầy đủ rõ ràng trong Chương II của dự thảo. Điều này đã tạo nên sự phấn khởi của cử tri khi tôi đi tiếp xúc cử tri, trong thời gian vừa rồi”.

Trả lời báo chí ngày 4/11 về vấn đề Quy hoạch báo chí và Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, hai nội dung này không mâu thuẫn nhau và cùng nhằm mục tiêu quản lý, phát triển báo chí.

Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, Dự thảo Luật báo chí lần này có nhiều điểm quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Nhiều nội dung cấm được đưa vào cụ thể, đảm bảo tính nhân văn trong báo chí.

Một trong các điều cấm Dự thảo Luật đưa ra là: "Cấm thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi chưa có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân; Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em".

Nhiều chuyên gia luật, chuyên gia nghiên cứu về quyền của trẻ em rất đồng tình với quy định mới này trong dự thảo. 

Một đại diện của Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội công bố khảo sát trên 5 tờ báo điện tử nằm trong top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam cho kết quả, chỉ trong một năm, có đến 548 bài báo có nội dung không bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. Vấn đề vi phạm quyền trẻ em trên các ấn phẩm báo chí càng ngày càng đáng báo động.

Vi phạm Quyền trẻ em cần phải được xử lý- Ảnh Minh họa.- Nguồn Internet

Trong số 548 bài báo nói trên, có 62% bài báo mô tả một cách chi tiết cùng với bình luận về trẻ em một cách không phù hợp, thậm chí gây tổn thương cho các em. 39% bài báo đăng ảnh của trẻ em trực diện khuôn mặt, vùng bị tổn thương cùng với gia đình hoặc nhà cửa, trường học. 

Với thông tin kiểu này, các em có thể bị lộ nhân thân, tương lai các em có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Tương tự, những thông tin không có lợi như về nơi ở của trẻ em được cung cấp cụ thể đến địa danh xã, phường, thị trấn chiếm 30%; đến địa chỉ rõ ràng có thể tìm thấy được là thôn, xóm, đường chiếm 41%.

Khi được hỏi quan điểm về Dự thảo luật Báo chí sửa đổi bổ sung các nội dung bị cấm thông tin trên báo chí như: các thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án như nêu trên, ông Nguyễn Trọng An cho rằng điều đó là tối cần thiết để bảo vệ trẻ em, đối tượng dễ tổn thương mong manh nhất không bị lạm dụng. 

Khi nhắc đến sự lạm dụng hình ảnh trẻ em trên phương tiện truyền thông đại chúng, BS. Nguyễn Trọng An cho biết: “Tôi rất bất bình việc nhiều trẻ em bị lạm dụng hình ảnh của mình trên báo chí vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ em chưa thể bảo vệ được chính mình. Những trẻ em bị lạm dụng tình dục, những trẻ em có bố mẹ trong các vụ án, những trẻ có HIV và những bệnh truyền nhiễm khác.... bị phơi bày trên mặt báo, trên truyền hình là sự thật bất nhẫn mà chúng ta phải chứng kiến hằng ngày”.

“Các bạn làm báo có biết rằng, đôi khi vì những hình ảnh, những thông tin đó mà có những đứa trẻ phải tự tử, nhiều gia đình phải đưa con mình trốn đi biệt xứ hay không? Đó là vết thẹo (sẹo) mà chủ thể là trẻ em đó phải mang theo cả cuộc đời. Thông tin báo chí và sự “vô tư, vô tâm” của những nhà báo, tòa soạn báo lại là thủ phạm. Chính sự vô tâm thiếu hiểu biết đó lại “xâm hại” các em thêm một lần nữa. Vì vậy chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ sự vi phạm đạo đức khi viết báo về trẻ em.”- Bs. Nguyễn Trọng An nhấn mạnh.

Vị bác sĩ có nhiều năm công tác, tiếp xúc với trẻ em còn cho rằng, Luật Báo chí sửa đổi nếu quy định thật rõ việc cấm khai thác, sử dụng hình ảnh của trẻ em trên báo chí. Chỉ có quy định rõ, cụ thể trong Luật thì mới dễ tuân theo và có sức mạnh bảo vệ trẻ em, người vô tội trước dưluận.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ

Trước hết là phải hành xử đúng luật

“Những sinh viên báo chí đều được học môn Đạo đức nhà báo nhưng chúng ta vẫn phạm phải những nguyên tắc đạo đức này. Vì vậy, trước hết, luật đã có thì chúng ta phải thượng tôn pháp luật. Nếu vi phạm vào luật thì phải chịu phạt thật nghiêm. Nhưng hiện nay, việc này chưa được kiểm soát chặt chẽ và gần như hình phạt cũng chưa đủ sức răn đe. Nhiều trẻ em bị lạm dụng nhưng bố mẹ, người giám hộ cũng ít khi “biết kiện” nên càng bị xâm phạm nhiều hơn.” – BS. Trọng An chia sẻ.

Điều mà các phương tiện truyền thông hiện nay mắc phải khi truyền thông về đối tượng trẻ em là việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong những vấn đề nhạy cảm. Theo BS. Trọng An: “Họ thường che mặt nhưng chỉ là “che cho có” chứ không phải có ý thức muốn tôn trọng Quyền trẻ em thực sự, nên đời tư của các em vẫn có khả năng bị tiết lộ. Hay việc viết tắt như lại đề địa chỉ chính xác như vậy là hoàn toàn vi phạm vào Quyền trẻ em.”

Nhà báo Thu Trang (Báo Phụ nữ TP.HCM) từng chia sẻ với Infonet: “ Khi đưa tin các vụ thảm án, thậm chí ảnh của em bé sống sót mới 18 tháng tuổi cũng bị họ lục ra, đăng lên báo mà không cần che mặt. Không biết là do các nhà báo vô tình do thiếu hiểu biết hay cố tình khi nghĩ rằng, người thân của em đã chết và em thì quá bé... không bao giờ kiện được báo nên cứ hồn nhiên đăng ảnh và thông tin liên quan đến họ? Chẳng nhẽ họ không dừng lại chút và nghĩ tới đứa bé và tương lai của nó. Một ngày nào đó, nó nhìn lại tất cả... Thì sao?”

Theo một báo cáo của UNICEF, mặc dù giới báo chí truyền thông đã thay đổi khá nhiều trong những năm qua khi đề cập về trẻ em, nhưng vẫn còn đó một thực trạng đáng buồn là phần lớn trẻ em trên thế giới vẫn trả lời một cách không tích cực khi nói về hình của chính mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ở Việt Nam, hình ảnh trẻ em bị lạm dụng, bị sử dụng một cách sai trái trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay rất phổ biến. Để giải quyết tình trạng này, theo BS. Trọng An, bên cạnh nguyên tắc về đạo đức thì trên hết phải là hành xử đúng luật, xử phạt nghiêm minh khi có sai phạm. Các cơ quan như Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cần xây dựng thêm các quy định đặc thù cho nhà báo tác nghiệp với trẻ em, bắt buộc phải có kiến thức về quyền trẻ em… Và theo BS An, Dự thảo Luật Báo chí có quy định cấm cụ thể đối với những vấn đề liên quan tới trẻ em là tối cần thiết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...