Ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học

2024-06-29 13:15:36 0 Bình luận
Đại sứ quán Australia cho biết, Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học đã được ra mắt vào ngày 26/6 tại Hà Nội.

Đây là thành quả hợp tác giữa Chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Australia và Viện Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) của Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn. 

 Ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học, quy tụ các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp và nông dân. (Ảnh ĐSQ Australia)

Tại sự kiện ra mắt, kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trước những rủi ro về bệnh dịch và an toàn sinh học, chẳng hạn như dịch tả lợn châu Phi, đã được chia sẻ với các bên liên quan.

Theo đó, nhu cầu tăng cường khả năng chống lại dịch tả lợn châu Phi của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đang trở nên vô cùng cấp thiết. Kể từ năm 2019, dịch bệnh này đã gây ra rất nhiều thiệt hại, nhất làvới các hộ chăn nuôi nhỏ hiện đang chiếm tỉ lệ 99,8% toàn ngành mà nguyên nhân chính là do chưa thực hiện đúng và đủ các biện pháp an toàn sinh học. 

Sự ra đời của Liên minh và những kết quả từ nghiên cứu nói trên thể hiện cam kết tăng cường an toàn sinh học như một biện pháp phòng vệ tuyến đầu chống lại tả lợn châu Phi cũng như các dịch bệnh khác.

Tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi chia sẻ về những nguy cơ về an toàn sinh học đối với ngành chăn nuôi lợn ở ViệtNam và bối cảnh thành lập Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học. (Ảnh ĐSQ Australia)

Nghiên cứu vừa đề cập là hoạt động hợp tác giữa Viện Chăn nuôi, Cơ quan khoa học quốc gia Australia - CSIRO và Đại học Charles Sturt (Australia) nhằm xác định những thách thức về an toàn sinh học và tìm kiếm cơ hội đổi mới sáng tạo ở cấp độ hộ chăn nuôi nhỏ. Với cách tiếp cận đa chiều, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và đánh giá những lỗ hổng phòng chống cũng như khả năng phục hồi trước dịch tả lợn châu Phi trong chuỗi giá trị lợn.

Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho rằng: “Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học ra mắt chính là bước tiến quan trọng nhằm hướng tới một tương lai an toàn, bền vững cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Việc áp dụng các thực hành an toàn sinh học mang tính đổi mới sáng tạo không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện sinh kế của nông dân mà còn đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng thực phẩm và giúp quản lý các tác động môi trường. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của chúng tôi cho Liên minh một lần nữa thể hiện cam kết của Australia trong vai trò là đối tác đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ, từ đó tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta”.

Tiến sĩ Kim Wimbush, Giám đốc chương trình Aus4Innovation phát biểu tại hội thảo về cam kết của Australia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp và thực phẩm vững mạnh, bền vững. (Ảnh ĐSQ Australia)

Tiến sĩ Kim Wimbush, Tham tán CSIRO tại Việt Nam kiêm Giám đốc Chương trình Aus4Innovation chia sẻ về kế hoạch hỗ trợ của Aus4Innovation cho Liên minh: "Thông qua chương trình Aus4Innovation do Cơ quan khoa học quốc gia Australia - CSIRO quản lý, chúng tôi có một chiến lược toàn diện để hỗ trợ Liên minh bao gồm hỗ trợ tài chính, cung cấp chuyên gia, tư vấn nghiên cứu và các hoạt động triển khai liên quan. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy tương tác giữa các thành viên Liên minh và các nhân tố khác trong hệ sinh thái đổi mới để thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu giữa Việt Nam-Australia”.

Đồng quan điểm với các ý kiến trên, Tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi nhấn mạnh: “Việc ra mắt Liên minh đánh dấu một bước tiến tích cực nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi lợn của Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu chúng tôi vừa thực hiện cũng đã cung cấp những tư liệu đầu vào quan trọng giúp phát triển các công cụ đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi, góp phần đáng kể vào nỗ lực chung trong việc bảo vệ ngành chăn nuôi lợn".

Nghiên cứu tiến hành trên 160 hộ chăn nuôi lợn tại ba tỉnh Hà Nam, Hòa Bình và Bắc Giang cho thấy tỉnh Hòa Bình là địa phương có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn hai địa phương còn lại. Kết quả phân tích cũng chỉ ra tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi lợn trong tổng thu nhập của hộ nông dân tỉ lệ nghịch với khả năng dễ nhiễm bệnh.

Nghiên cứu đã cung cấp những phát hiện nền tảng cho việc xây dựng chính sách và thực hành an toàn sinh học trong tương lai.

Sự ra mắt của Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học và các kết quả nghiên cứu đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các thách thức về an toàn sinh học mà ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đang phải đối mặt. Hai thành quả này cũng tạo tiền đề cho các giải pháp và chính sách đổi mới sáng tạo nhằm đảm bảo sinh kế của các hộ chăn nuôi nhỏ, thúc đẩy an toàn thực phẩm và tăng cường khả năng phục hồi của ngành trước dịch bệnh.

Liên minh và nghiên cứu nói trên được triển khai trong khuôn khổ Chương trình Aus4Innovation, chương trình thực hiện trong 10 năm (2018-2028) với tổng ngân sách 33,5 triệu đô la Australia nhằm củng cố hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam hướng đến phát triển kinh tế xã hội bền vững và bao trùm. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, đồng tài trợ và quản lý bởi CSIRO – Cơ quan khoa học quốc gia Australia với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...