Sang Úc làm thêm, "ở ké" nhà bạn, người phụ nữ nước ngoài mở trường dạy học sinh khuyết tật

2022-01-04 10:25:04 0 Bình luận
Nhận thấy trẻ em khuyết tật ở Việt Nam có nhiều thiệt thòi, bà Maire MCCainn đã quyết định ở lại Hội An, mở trường giúp những mảnh đời kém may mắn hoà nhập cuộc sống.

Bà Maire MCCainn (65 tuổi, người Úc) vốn một nữ y tá, đến phố cổ Hội An năm 2006 sau khi gặp một chuyện buồn gia đình. Chuyến đi đã giúp bà nhận thấy, trẻ em khuyết tật ở Việt Nam còn thiếu thốn điều kiện chăm sóc. Từ đó, bà nung nấu ý định mở một trung tâm hỗ trợ đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật tại Hội An. Ý tưởng của bà được bạn bè ở cả hai nước ủng hộ, giúp đỡ thực hiện. Tuy nhiên, quá trình mở trường cũng trải qua nhiều thủ tục rườm rà, phải đến năm 2011, ngôi trường mới được ra đời. 

Do không có nhà riêng, để đón trẻ vào học bà Mai phải bỏ tiền túi ra thuê. Cơ sở ban đầu nằm trong trung tâm Hội An, sau đó do yêu cầu mở rộng cơ sở vật chất nên trường được di dời ra địa điểm hiện nay. Phụ huynh ở khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam như Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn nghe tin đã đưa con tới xin nhập học. Chỉ vài tháng mở cửa, số học viên của trường kín chỗ và hiện nay hằng năm đều có danh sách dài hàng trăm trẻ đang được chờ tới lượt được nhận vào.

Bà Maire MCCainn cùng các cộng sự (Ảnh: Tuổi trẻ)

Cậu học sinh Trần Văn Sơn - quê ở TP Hội An - học viên đầu tiên của ngôi trường không thanh âm này. Em bị điếc từ nhỏ, từ khi biết tới trường, em được cha mẹ gửi tới học chữ. Mấy năm gắn bó nơi này, nay Sơn đã tự viết được một văn bản hoàn chỉnh. Mấy năm qua, khi đã là một chàng trai cao lớn thì Sơn được các cô giáo cho phép vừa học ở trường vừa đi học nghề thợ mộc ở một cơ sở do nhà trường tổ chức.

Gắn bó với Hội An, với trường đã nhiều năm nên mọi người thường gọi bà Maire MCCainn bằng một cái tên rất Việt Nam là "cô Mai, mẹ Mai". Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở "trường cô Mai" xem như được miễn phí nhưng để gắn trách nhiệm với gia đình, nhà trường sẽ thu mỗi em tối đa mỗi tháng 800.000 đồng, những em có hoàn cảnh khó khăn sẽ được miễn phí.

Theo bà Maire MCCainn, chi phí duy trì ngôi trường của bà mỗi tháng tốn không dưới 80 triệu đồng, bao gồm tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên, tiền ăn trưa của trẻ...

Trẻ em khiếm thính, câm điếc được trải nghiêm những kiến thức, môn học thú vị (Ảnh: Tuổi trẻ)

Để có tiền duy trì hoạt động, suốt nhiều năm nay mỗi năm bà đều tranh thủ về Úc 3 tháng để làm công việc chăm sóc y tế ở những vùng đặc biệt. Những nơi này ít người làm, công việc vất vả nên mức lương bà nhận được sẽ cao hơn bình thường. Toàn bộ tiền gom góp được bà dành để "nuôi trường" ở Hội An. Bên cạnh đó,nhóm bạn khoảng 20 người ở Úc thường xuyên trích lương hưu mỗi tháng để cùng bà giúp đỡ. Ngoài các nguồn cố định, bà Mai cũng có một hoạt động vận động gây quỹ rất đặc biệt: mời bạn bè cùng uống cà phê online qua điện thoại, để dành tiền đó gửi cho bà duy trì trường học ở Việt Nam.

Thay vì ra quán cà phê, các thành viên sẽ online cùng nhau vào một buổi sáng qua màn hình điện thoại và dành ra được 5 đôla Úc (ước tính cho cho mỗi ly cà phê) để chuyển vào quỹ nuôi dạy trẻ. Nhiều năm qua, bà Mai cũng tới ở "ké" nhà người bạn, khoản tiền tiết kiệm bà đều dành giúp đỡ trẻ.

Tương tự, có những lớp học cũng đặc biệt như thế ở Hà Nội. Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Hà Nội) có gần 200 học sinh khiếm thính, từ lớp 1 đến 12. Trong đợt dịch, các em được bố trí lịch học online tương tự thời khóa biểu trên lớp, mỗi ngày 4-5 tiết buổi sáng, đôi khi học phụ đạo. Những em học xong lớp 12 được tạo điều kiện liên thông lên Cao đẳng Sư phạm Trung ương, học hòa nhập với sinh viên bình thường.

Bên cạnh những lớp học online như cho trẻ khiếm thính hoặc khiếm thị, các cô giáo hướng dẫn trẻ tự kỷ phải đến nhà dạy trực tiếp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu năm 2024 giảm còn 3,25% hộ nghèo

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có 3.647 hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tỉnh này sẽ huy động các nguồn lực hơn 292 tỷ đồng.
2024-10-13 08:00:00

Phá khối đá 300 tấn nguy cơ lăn xuống nhà dân ở Khu du lịch Phong Nha

Chiều 12/10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền huyện Bố Trạch phá khối đá hơn 300 tấn tại tổ dân phố Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch.
2024-10-13 07:10:00

Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tại tỉnh Quảng Bình trở thành điểm du lịch

Tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định công nhận điểm du lịch đối với đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch
2024-10-13 07:00:00

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00
Đang tải...