Sinh viên Trung Quốc và đại học Mỹ - những con tốt trong ván cờ chiến tranh thương mại

2019-08-12 12:56:39 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Được thúc giục bởi khát vọng trải nghiệm cuộc sống sinh viên ở Mỹ, cô gái trẻ Vivian 19 tuổi gần đây đã bắt một chuyến tàu dài 4 giờ đi từ miền trung Trung Quốc đến thành phố Quảng Châu ở phía nam - nơi gần nhất mà cô có thể tiến hành phỏng vấn xin visa tại Lãnh sự quán Mỹ. Kế hoạch của cô liền gặp sóng gió vào thời điểm cô vừa đến Lãnh sự quán.


“Chuyên ngành của cô là gì?” Vivian nhớ lại câu hỏi của nhân viên Lãnh sự quán. “Việc tiếp theo tôi phải làm là vượt qua vòng kiểm tra sơ yếu lý lịch”.

Là sinh viên tại một trường đại học ở Vũ Hán, cô yêu cầu chỉ được gọi cô bằng tên tiếng Anh, Vivian đã giành được một suất học hè tại Đại học California Berkeley, Mỹ, một trong những ngôi trường đứng đầu thế giới về ngành kỹ thuật. Nhưng là sinh viên người Trung Quốc, lại học về ngành nhạy cảm như kỹ thuật hàng không vũ trụ, khiến cô gặp phải nhiều giai đoạn kiểm tra hơn.

“Những sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp chuyên ngành giống tôi thường xuyên phải chịu việc kiểm tra thêm nhiều thứ, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe có người nói để tham gia khóa học hè thì bắt buộc phải tiến hành cả quá trình xét visa”, cô nói. “Tôi thậm chí còn không đăng ký học về kỹ thuật hàng không vũ trụ ở Mỹ; tôi chỉ muốn tham gia một khóa học máy tính kéo dài hai tháng mà thôi”.

Phải tốn một tháng chờ đợi và một lá thư bảo lãnh từ trường đại học đó gửi đến với nội dung cô không được phép đi vào bất cứ phòng thí nghiệm nào ở trường trước khi Lãnh sự quán cấp visa cho cô. Cô là một trong những người may mắn; một người bạn học cùng trường của cô dự định học chuyên ngành tự động hóa, đã bị Lãnh sự quán từ chối cấp visa.


David Wu

Có hơn 360,000 sinh viên người Trung Quốc ghi danh học tại các đại học ở Mỹ trong năm 2017-2018, tăng từ con số 100,000 sinh viên của 10 năm trước. Những sinh viên này và cả những trường đại học nhận họ vào, nhận ra bản thân đang nằm giữa những làn đạn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Kể từ năm 2018, Washington đã thắt chặt luật xin visa và tăng cường việc xem xét hợp tác nghiên cứu giữa hai nước. Cùng lúc đó, chính quyền Mỹ lại đưa ra những cáo buộc liên quan đến gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ nhắm đến các sinh viên và nghiên cứu sinh là người Trung Quốc, việc đó đã góp phần tạo nên một môi trường mang tính thù địch có khả năng đe dọa làm hoàn tác nhiều năm tiến bộ trong việc nghiên cứu.

“Việc Mỹ thắt chặt kiểm soát visa đã gửi thông điệp đến các sinh viên Trung Quốc rằng chúng tôi không được chào đón ở đây”, Lavender Jiang, một sinh viên Trung Quốc 20 tuổi học chuyên ngành kỹ thuật điện tại Đại học Carnegie Mellon tại thành phố Pittsburgh (Mỹ), cho biết. “Việc đó khiến tôi cảm thấy thật tệ, như thể có ai đó đóng sầm cửa lại ngay trước mặt tôi vậy”.

Thương mại hóa

Các phụ huynh người Trung Quốc nổi tiếng với việc bị ám ảnh bởi chuyện học của con cái, sự sung túc ngày càng tăng trong hai thập kỷ vừa qua đã giúp nhiều gia đình có phương tiện để gửi con sang nước ngoài học tập. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 của Hurun Report - hàng năm đều công bố một danh sách phong phú gồm các lớp học nhiều tiền của Trung Quốc - đã tìm ra rằng các nhà triệu phú ở Trung Quốc sẵn lòng đầu tư số tiền bằng 1/4 tổng chi tiêu hàng năm của họ cho việc học tập của con cái. Trong năm 2017, có hơn 600,000 sinh viên Trung Quốc rời khỏi đất nước để học tập sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, các chuyên ngành chính mà họ chọn thường là kinh doanh, kỹ thuật, toán học và khoa học.

Các trường đại học trên toàn thế giới đã vội vã đón nhận lát cắt đó của thị trường xuất khẩu khổng lồ này, họ chi nhiều tiền hơn cho các buổi triển lãm về giáo dục, các chiến dịch tiếp thị và để củng cố thêm mối quan hệ với các đối tác người Trung Quốc.



Một sinh viên nước ngoài sẽ phải tốn trung bình 37,000 USD tiền học phí để lấy được tấm bằng tại các đại học công lập Mỹ, con số này tăng lên hơn 48,000 USD đối với các đại học tư - số học phí này có thể được coi là cao nhất trên thế giới - nhưng Mỹ vẫn là điểm đến phổ biến nhất đối với các sinh viên Trung Quốc dựa vào uy tín đảm bảo lâu nay của nền giáo dục Mỹ.

Mỹ có sản phẩm mà sinh viên Trung Quốc khao khát được mua; Trung Quốc có nguồn cung lớn gồm những sinh viên sẵn sàng chi tiền. Tuy nhiên, địa chính trị hiện đang dần thay đổi, vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng lệnh trừng phạt lên các công ty và công dân Trung Quốc như cách để mở rộng chiến tranh thương mại.

Năm 2018, Mỹ đã rút ngắn thời gian hiệu lực của visa dành cho sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp các ngành hàng không, robot và sản xuất tiên tiến từ 5 năm xuống còn 1 năm, kèm theo đó là trích dẫn các nguy cơ về gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ. Các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo các đại học về nguy cơ sinh viên và nghiên cứu sinh trở thành gián điệp, và kêu gọi ban quản trị các đại học và học viện tiếp nhận khóa huấn luyện cách để phát hiện mối đe dọa tiềm tàng. Các cuộc đàn áp đó chỉ là phần nhỏ trong áp lực lớn mà Mỹ đè lên việc xuất khẩu công nghệ và tài sản trí tuệ sang Trung Quốc - vào tháng 05/2019, chính quyền của ông Trump đã thông báo một lệnh trừng phạt nghiêm khắc mới nhắm đến việc mua bán phần mềm và linh kiện cho công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Ngành giáo dục Mỹ dấy lên những nỗi lo sợ Trung Quốc có khả năng trả đũa bằng cách cắt giảm nguồn cung là sinh viên du học sang Mỹ. Bắc Kinh từng làm việc này với một nơi khác trong quá khứ. Tháng 05/2017, Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng lại sự xấu đi trong mối quan hệ với Đài Bắc bằng cách cắt giảm một nửa số giấy phép mà họ cấp cho học sinh đại lục để du học ở Đài Loan.

Trung Quốc không có quyền kiểm soát số visa mà Mỹ cấp cho sinh viên Trung Quốc, điều đó đã khiến cho việc trực tiếp hạn chế số lượng sinh viên Trung Quốc tới Mỹ để học tập khó khăn hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp tuyên truyền để khắc họa Mỹ thành một quốc gia đầy thù địch không hoan nghênh người Trung Quốc và làm giảm lợi ích của việc du học.

Tháng 05/2019, Global Times - tờ báo của Nhà nước Trung Quốc thuộc quyền sở hữu của cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, báo People’s Daily - đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Học tập ở Mỹ là lựa chọn tốt nhưng không phải là lựa chọn duy nhất”, bài báo liệt kê hàng loạt điểm bất lợi của việc du học tại Mỹ và nói rằng các đại học Mỹ “quá kiêu ngạo”.

Tháng 06/2019, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc đã cảnh báo những sinh viên đang có hy vọng du học tại Mỹ rằng họ có thể phải đối mặt với những khó khăn và sự trì hoãn trong việc xin visa, trong đó có đoạn: “Bộ Giáo dục nhắc nhở các sinh viên và học giả nên tăng cường đánh giá rủi ro trước khi du học nước ngoài, nâng cao nhận thức về việc phòng vệ và chuẩn bị thích hợp trước khi đi”.

“Cảnh báo này là để đáp lại hàng loạt biện pháp thể hiện sự phân biệt đối xử mà Mỹ đã làm nhắm đến sinh viên Trung Quốc và cũng có thể được xem là một phản ứng đối với cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng”, Hu Xijin, Biên tập viên của tờ Global Times, viết trên tài khoản Twitter.

Lãnh sự quán Mỹ không tiết lộ thống kê về số lượng đơn xin visa mà họ đã từ chối. Tuy nhiên, các đơn xin visa đã giảm dần khi dự đoán về những lệnh trừng phạt tương lai được đưa ra.



Một báo cáo từ Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA), được công bố vào tháng 05/2019, cho thấy số lượng sinh viên quốc tế đăng ký du học tại Mỹ đã giảm 6.6% trong năm học hiện tại. “Sự sụt giảm này xảy ra một phần do các thay đổi trong chính sách liên bang gây phiền hà, làm thay đổi nhận thức rằng Mỹ là điểm đến luôn hoan nghênh các học sinh, học giả và nghiên cứu sinh quốc tế”, bài báo cáo cho biết.

Các đại học Mỹ đã cố gắng để gia tăng khoảng cách giữa họ với sự thù địch của chính quyền. Một vài trường, bao gồm Đại học California Berkeley, Đại học Yale và Đại học New York, đã gửi thư ngỏ cho sinh viên để đề nghị cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ. Dù họ đã làm như vậy nhưng bầu không khí ở các đại học cũng phần nào trở nên bất an hơn đối với các sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài.

“Tôi không cảm thấy ít được hoan nghênh hơn chút nào ở Berkeley, và tôi nghĩ rằng hầu hết đại học ở Mỹ đều khá tự do và cần sự hợp tác quốc tế cho các nghiên cứu trong tương lai”, theo David Wu, một ứng cử viên cho vị trí tiến sĩ kinh tế chuyên nghiên cứu về thị trường lao động, anh còn nói rằng anh đã bắt đầu xét đến sự nghi ngờ của Chính phủ Mỹ đối với kế hoạch đi du lịch của anh.

“Tôi vẫn còn một số lựa chọn phòng hờ khác khi lựa chọn sẽ ghé thăm nước nào khi ra nước ngoài”, anh Wu nói thêm. “Tôi lo lắng rằng nếu tôi ghé thăm các khu vực có liên quan đến chủ nghĩa cộng sản sẽ khiến tôi trở nên đáng nghi hoặc có thể dẫn đến việc tôi trở thành một nghi phạm gián điệp, việc đó sẽ gây ra khó khăn tại điểm kiểm soát biên giới khi tôi trở về Mỹ”.

Trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc có vẻ đều sẵn sàng sử dụng sinh viên để làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán cho tranh chấp thương mại, các đại học Mỹ đang rất lộ liễu.

Sinh viên quốc tế đã đóng góp 39 tỷ USD vào doanh thu hàng năm của ngành giáo dục Mỹ, hiện đây đang là ngành xuất khẩu dịch vụ lớn thứ năm của Mỹ. Một vài đại học trở nên cực kỳ phụ thuộc sinh viên nước ngoài có trả học phí và đang thực hiện các biện pháp để đối phó với rủi ro.

Tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (UIUC), biện pháp được sử dụng là mua bảo hiểm. Các sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm khoảng 10% số sinh viên toàn trường. Kể từ khi hầu hết sinh viên Trung Quốc đều chi trả 100% học phí, họ đã trở thành nguồn doanh thu cốt lõi của trường.

Năm 2015, Jeffrey Brown - Trưởng khoa kinh doanh tại trường Gies thuộc UIUC và là một học giả chuyên về quản lý rủi ro - đã nảy ra ý tưởng bảo vệ trường khỏi sự sụt giảm bất giờ trong số lượng sinh viên Trung Quốc đăng ký học tại trường do sự kiện không lường trước - ví dụ như do bị đàn áp về vấn đề visa hoặc đại dịch. Hai năm sau, khoa kinh doanh và khoa kỹ thuật của UIUC đã ký một hợp đồng 3 năm với công ty môi giới bảo hiểm Lloyd’s ở Luân Đôn. Theo hợp đồng, các khoa trên sẽ trả 424,000 USD cho khoản bồi thường trị giá 60 triệu USD, khoản bồi thường này sẽ được trả trong trường hợp doanh thu từ sinh viên Trung Quốc của trường giảm 20% trong một năm học.

“Khoản bảo hiểm này sinh ra không phải là vì ông Trump, nhưng chính quyền của ông ấy chắc chắn đã khiến việc có khoản bảo hiểm như thế này thành một ý tưởng không thể tốt hơn được”, ông Brown nói.

Mức bảo hiểm trên vẫn chưa được kích hoạt và việc ghi danh cho năm học tới thực sự có tăng nhẹ, nhưng các khoa của UIUC vẫn sẽ đổi mới các chính sách chung.



“Chúng tôi vẫn chưa bắt đầu thương lượng lại tỷ lệ mới với công ty bảo hiểm, nhưng điều tôi quan tâm là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và sự bất ổn đi kèm đang đến gần, có khả năng chúng tôi sẽ không có được một thỏa thuận tốt như ba năm trước”, ông Brown nói.

Cạnh tranh gia tăng

Các mối đe dọa do lệnh trừng phạt mới đang dần xuất hiện, khiến một vài sinh viên Trung Quốc phải cân nhắc lại kế hoạch.

“Vẫn chưa có gì thực sự thay đổi trong các chính sách nhưng tôi vẫn sợ nó có thể thay đổi”, David Lewis, một cố vấn giáo dục chuyên đưa sinh viên Trung Quốc đi du học nước ngoài với chuyên ngành khoa học máy tính và luật, cho biết. “Việc đó đã khiến mọi người nản lòng khi ghi danh học ở Mỹ. Thay vào đó, họ đã suy nghĩ đến những lựa chọn khác… Họ muốn cân nhắc đến các quốc gia khác”.

Nước Anh đã nhanh tay đảm nhận hoàn thành việc đó. Ông Lewis nói rằng có 95% học sinh của ông ghi danh vào các đại học ở cả Mỹ và Anh trong năm 2018, tăng từ mức 30% kể từ lần đầu tiên ông đưa nước Anh thành một sự lựa chọn trong dịch vụ huấn luyện của ông hồi năm 2016.

Các đại học ở Canada cũng có khả năng được hưởng lợi. Người hàng xóm phía bắc này của Mỹ đã thể hiện lập trường là một quốc gia có môi trường cởi mở và luôn chào đón sinh viên quốc tế, kèm theo đó là việc xử lý visa nhanh chóng dành cho một vài trường hợp nộp đơn.

Có lẽ, quan trọng hơn, Canada đã đưa ra loại visa kéo dài 3 năm làm việc sau khi kết thúc việc học, và làm cho việc sinh viên quốc tế được nhập cư trở nên dễ dàng hơn -ngược lại hoàn toàn so với Mỹ, chính quyền của ông Trump đã tìm cách giảm số lượng visa làm việc “H-1B” bằng cách tăng số lượng bằng chứng mà người nộp đơn phải cung cấp để chứng minh trình độ của họ, và bằng cách cho tạm dừng kênh “xử lý cao cấp” -kênh này vốn cho phép giải quyết các đơn xin visa nhanh chóng với mức phí 1,500 USD. Việc đó đã gây ra sự tồn đọng trong quá trình giải quyết visa H-1B khiến các công ty Mỹ bị cản trở trong việc thuê các sinh viên quốc tế.

Cơ hội được làm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp bị đóng lại là điều không tôn trọng chủ yếu đối với các sinh viên Trung Quốc, làm giảm khoản lợi nhuận tiềm năng mà họ vốn có thể nhận lại từ việc đầu tư vào học phí và chi phí ở Mỹ.

Lindsey Quian là nhà tiếp thị cho một công ty trò chơi ở Bắc Kinh. Năm 2018, cô đã nộp đơn xin vào gần nửa tá các chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành tiếp thị kỹ thuật số ở Mỹ và nhận được đề nghị từ nhiều ngôi trường nổi tiếng, bao gồm Đại học Columbia và Đại học MaryLand, các trường trên đều dành cho cô một suất học vào mùa thu năm 2019. Nhưng cô Quian đã từ chối tất cả những lời đề nghị trên và quyết định nộp đơn lại vào các đại học ở Singapore và Hồng Kông.

“Đối với tôi, việc lấy được một tấm bằng thạc sĩ ở Mỹ hầu hết là bởi vì tôi muốn dùng tấm bằng đó làm hòn đá kê chân cho sự nghiệp của tôi”, cô Quian nói. “Nhưng tin tức gần đây về sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Trung và việc thắt chặt chính sách visa H-1B khiến tôi tự hỏi liệu bản thân có tìm được một công việc sau khi tốt nghiệp ở Mỹ không”.

Để lấy được tấm bằng thạc sĩ ở Mỹ phải tốn hơn 500,000 Nhân dân tệ (hơn 72,000 USD), cô Quian nói, và lợi thế mà tấm bằng này có thể hoặc không thể đem lại cho cô ở thị trường việc làm đầy tính cạnh tranh như Trung Quốc không đủ để bù đắp cho số tiền bỏ ra. Các chương trình thạc sĩ kinh doanh (MBA) ở Singapore và Hồng Kông chỉ tốn một nửa số tiền trên.

“Vì dù sao đi nữa thì kế hoạch cho sự nghiệp của tôi đều là làm việc ở châu Á, vậy nên, vì sao tôi phải bận tâm đến việc phải tìm mọi cách để đến Mỹ du học, trong khi việc đó chỉ để làm giàu thêm cho GDP của nước họ mà tôi thì không nhận lại được bất cứ kinh nghiệm việc làm nào?”, cô Quian chia sẻ.



Mọi ánh mắt đều hướng đến năm 2020

Các mối đe dọa mà Chính phủ Mỹ tạo ra nhằm hạn chế sự tiếp cận nền giáo dục Mỹ của học sinh Trung Quốc đã đi trước những thay đổi chính sách thực sự. Tuy nhiên, nếu ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 2020, các nhà phân tích lo ngại chính quyền của ông có thể làm tăng gấp đôi chương trình nghị sự chống dân nhập cư.

“Ở thời điểm hiện tại, chương trình nghị sự đó phần lớn chỉ mới là giả thuyết”, Rachel Banks - Giám đốc chính sách công của NAFSA - cho biết. Riêng mỗi chương trình đó cũng đang gây ra tổn hại, bà Banks nói, nhưng bà cảnh báo “giả thuyết cũng có thể biến thành sự thật. Điều đó phụ thuộc vào việc Mỹ sẽ lựa chọn đi theo định hướng chính sách nào, đó cũng là chuyện sẽ được quyết định bởi kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới”.

Theo lệ thường mà nói, các đại học dường như đang chuẩn bị cho việc nhận ghi danh càng nhiều sinh viên càng tốt để đề phòng trước bất lệnh trừng phạt mới nào.

“Đối với mùa thu năm 2019, tôi nghĩ rằng các học sinh của tôi đều đã nhận được nhiều lời mời từ các đại học Mỹ hơn bất cứ năm học nào trước đây, và các nhà tư vấn du học khác cũng nhận thấy được xu hướng đó trong năm nay”, Haichao Wu, Nhà sáng lập kiêm CEO của Kaiyin Group, một công ty tư vấn giáo dục đã giúp đỡ gần 500 học sinh trung học chuẩn bị nộp đơn vào các đại học Mỹ mỗi năm. “Tôi nghĩ rằng các đại học Mỹ, đặc biệt là những trường công lập, đều đang dự trữ sinh viên cho học kỳ mùa đông. Họ đang chấp nhận càng nhiều sinh viên Trung Quốc càng tốt trong năm 2019 này, bởi vì họ có thể không được làm như vậy nữa vào năm 2020 nếu ông Trump tái đắc cử”.

Thậm chí, khi kỳ bầu cử vẫn còn một năm nữa mới đến, kết quả của cuộc bầu cử đó đã trở thành chủ đề được quan tâm mạnh mẽ ở Trung Quốc. “Các bậc phụ huynh người Trung Quốc hiện dần trở thành những chuyên gia chính trị Mỹ khi sát sao theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và cố gắng đánh giá xem việc đó sẽ ảnh hưởng tới con cái họ như thế nào”, ông Wu nói.

Yue Gao (49 tuổi), Giáo viên dạy tiếng Anh ở Thượng Hải, có một con trai đang du học tại California và một con gái đang học ở Trung Quốc. Kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới đã trở thành chủ đề phổ biến đối với các phụ huynh có con học chung lớp với con gái cô Yue, cô cũng là người thường xuyên chia sẻ tin tức và cập nhật tin mới trên nhóm WeChat chung của các phụ huynh. “Trước đây, tôi chưa từng quan tâm đến tin tức chút nào”, cô Yue nói. “Nhưng hiện tại, tôi chuyển sang xem kênh tin tức thế giới CCTV-4 hầu như mỗi ngày”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

59 giáo viên thi dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học ở Sóc Sơn

Sáng 1/11, Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp Tiểu học năm học 2024-2025.
2024-11-01 20:36:27

Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm

Đào tạo nghề cho người khuyết tật là một trong những nội dung quan trọng trong công tác trợ giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, là một trong những yếu tố căn bản đảm bảo thực hiện quyền người khuyết tật.
2024-11-01 17:18:58

Thành phố Hạ Long: Tổ chức Lễ công bố sáp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã

Sáng ngày 1/11, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025 - sáp nhập phường Yết Kiêu vào phường Trần Hưng Đạo.
2024-11-01 13:47:43

Quảng Ninh: Người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, chăm sóc

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (NKT&TMC) tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với một số đơn vị tài trợ tổ chức chương trình tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu.
2024-11-01 12:59:24

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
2024-11-01 12:07:35

Chủ tịch Quốc hội Qatar: Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới

Sáng 31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Qatar Hassan bin Abdulla Al-Ghanim.
2024-11-01 08:00:00
Đang tải...