Sơn La: Đổ lỗi cho thiên tai, UBND huyện Phù Yên thiếu tinh thần trách nhiệm?

2016-05-10 16:13:46 0 Bình luận
Có một dự án triển khai đã lâu, hiểu quả thì chẳng thấy đâu. Cơn mưa vừa rồi đã hỏng cả đoạn dài, còn người dân thì bức xúc bởi nước chảy “nửa vời”. Hỏi đến chất lượng công trình, Chủ tịch huyện “đổ lỗi” cho thiên tai...
Đã đến lúc các cơ quan Trung ương cần làm rõ Dự án công trình thủy lợi Suối Sập - Gia Phù chảy từ vùng Suối Bau về xã Gia Phù, huyện Phù Yên có điều gì khuất tất không? Công trình này có chiều dài khoảng hơn 5km, có 2 đường nước ống máng chảy tưới tiêu và 1 đường ống sắt tự chảy phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân quanh vùng. Tuy nhiên, phần đa là chả thấy nước.
Dân tố, cán bộ hững hờ
 
Trước những kiến nghị của người dân, phóng viên đã xuống thực tế hiện trường cùng anh Khương, một người dân gần đấy, phóng viên nhận thấy: những kiến nghị về những bất cập hệ thống nước tưới tiêu và sinh hoạt là có cơ sở. Việc hệ thống nước bị nứt chân cột chống sau mưa là có. Cả 2 hệ thống nước tưới tiêu đều “cạn khô”. Hệ thống nước sinh hoạt nứt gãy, khô khốc. Cánh đồng lúa đã thời con gái, trổ đòng mà chẳng thấy nước đâu. Để khắc phục, người dân địa phương phải tự lo đường nước của mình để phục vụ trồng cấy.
 
 
 


Anh Khương, một người dân địa phương dũng cảm tố cáo việc công trình đã hỏng, nứt hỏng và các khuất tất trong GPMB đường dây 500 kw chạy qua huyện Phù Yên.
 
Trao đổi với phóng viên tại hiện trường, anh Cầm Văn Khương, bản Nhọt 1, xã Gia Phù, huyện Phù Yên bất bình cho biết: cứ nhắc đến cái công trình nước của huyện này, nhân dân ở đây ai cũng cười. Nước chảy thì phập phù, lúc có, lúc không. Cơn mưa vừa rồi, nước chảy kiểu gì mà trơ hết cả móng trụ đường ống. Nứt gẫy hết, đường ống nước đã cong, toác cả rồi. Nói rồi anh Khương dẫn phóng viên ra hiện trường để chỉ những dấu vết của dự án đã hỏng và tàn tích của nó.
 
 

Nhà báo Phạm Đức Hải tại hiện trường.
 
Anh Khương cho biết: qua mấy năm, cứ lâu lâu lại thấy làm. Đơn vị thi công ở đây là Công ty Hồng Long, đóng trên địa bàn huyện Phù Yên. Ở đây có 2 đường nước để dẫn tưới tiêu cho các cánh đồng của xã Gia Phù và phía dưới nữa. Đó là đường nước của hệ thống tưới tiêu, họ đổ bê tông như hình “bao diêm”, cứ thế chạy dài qua các khu đồng. Phía bên cánh đồng gần nhà anh Khương thì có nước chảy bập bõm, nhưng giờ nứt rồi thì chả còn “mơ nước” nữa. Một đường ống máng nước nữa phía bên đồi kia thì nước chảy tắc bụp, chỉ 1 đoạn có nước, còn không thì chỉ có nước trong “mơ”. Đây gọi là hệ thống nước tưới tiêu. Còn hệ thống nước sinh hoạt thì dẫn bằng ống sắt. Có 2 đường ống sắt, 1 to, 1 nhỏ là đường nước tự chảy, mục đích là để dùng cho sinh hoạt. Nước ở khu vực xã Suối Bau, chảy xuống 1 bể lọc xây, rồi tự chảy xuống. Đường ống to thì chả bao giờ chảy, còn ống bé thì nước nhỏ giọt. Nhiều lần nhân dân kiến nghị, nhưng chả thấy ai đoái hoài đến.
 

Đường ống nước sinh hoạt cũng nứt, gẫy
 
Không chỉ có những ý kiến về dự án nước, anh Cầm Văn Khương còn kiến nghị về công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ cho dự án đường điện 500 kw đi qua ruộng nương của bà con. Anh Khương cho biết: nhiều hộ dân chưa được nhận tiền đường điện đi qua, nhà anh cũng vậy, hỏi lên xã, lên huyện nhiều lần mà không thấy “hồi âm”, vậy tiền đi đâu, có tiền đền bù GPMB không hay là đã “chia nhau” hết? Anh Khương bức xúc.

Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
 
Rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ đến ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên để trao đổi thông tin về sự việc trên. Sau khi nghe phóng viên đề nghị làm rõ một số nội dung như: làm rõ dự án tưới tiêu và nước sinh hoạt Gia Phù, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, chất lượng công trình, hiệu quả của dự án... Đặc biệt cần làm rõ vì sao dự án nước chỉ chảy nhỏ giọt, không có nước... Ông Nguyên cho biết, vừa rồi, đúng là có “mưa lớn”, nên thiên tai làm hỏng hệ thống nước tưới tiêu. Hiện giờ đang có kế hoạch khắc phục. Rồi vị này “lý do” đang đi công việc vắng, không có mặt ở UBND huyện, cần cung cấp thông tin gì thì vào gặp Ban Quản lý các công trình xây dựng của huyện để làm việc.
 



Đường dẫn nước tưới tiêu thì nứt, gẫy, không có nước, hỏng nghiêm trọng
 
 
Phóng viên đã đến UBND huyện. Cẩn thận, phóng viên đã đến gặp ông Đông, Chánh Văn phòng UBND huyện Phù Yên. Ông Đông trực tiếp gọi điện thoại để giới thiệu phóng viên sang gặp Trưởng Ban quản lý dự án. Tuy nhiên khi phóng viên sang Ban Quản lý xây dựng thì vị Giám đốc ban lại “đi vắng”. Phóng viên hỏi các nhân viên ở Phòng Kỹ thuật, ngay cạnh phòng Giám đốc thì nhận những lời khó nghe của các nhân viên ngồi ở đây. Điều đó cũng khiến phóng viên “không biết đâu mà lần”.
 

Trụ sở UBND huyện Phù Yên
 

Ông Đông, Chánh Văn phòng UBND huyện Phù Yên
 
Tiếp tục điều tra, phóng viên được biết, thời gian qua, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phù Yên có khai nhiều vấn đề. Nhiều dự án có dấu hiệu khuất tất, công trình làm ăn “cẩu thả”. Điển hình như dự án làm đường, rải mặt đường từ ngã ba, xã Suối Bau đi lên xã Suối Tọ. Doanh nghiệp thi công bằng nguyên liệu đá có dấu hiệu không đảm bảo...
 
Trao đổi với phóng viên, luật sư Hà Thị Thanh phân tích: một công trình, khi thiết kế là đã tính đến yếu tố chịu đựng thiên tai, công trình “đẻ ra” là phục vụ người dân. Đằng này nhân dân “tố cáo”, nước không, công trình nứt toác thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu mà cụ thể là Chủ tịch UBND huyện Phù Yên - ông Đào Văn Nguyên.
 

Trụ sở Ban Quản lý các dự án xây dựng huyện Phù Yên, toàn “xe đẹp”, còn chất lượng công trình thì nhanh hỏng, kém hiệu quả. 
 
Liên hệ với ông Đinh Xuân Yệt, Chủ tịch UBND xã Gia Phù về những vấn đề kiến nghị của bà con nhân dân. Ông Yệt cho biết: dự án nước nói trên là do UBND huyện Phù Yên làm chủ đầu tư. Còn việc chất lượng công trình, nước không chảy... thì ông cũng không nắm được. Có gì hỏi lên UBND huyện. Hỏi về tổng giá trị của dự án, ông này cũng không nắm được...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07
Đang tải...