Tầm quan trọng của thể thao, giải trí đối với người khuyết tật
Hoạt động thể thao tăng sức mạnh cơ bắp, sức bền và mật độ xương, giảm các nguy cơ chấn thương và các biến chứng. Tăng sức bền tim mạch - Ảnh minh họa - Internet.
Người khuyết tật (NKT) bao gồm: NKT bẩm sinh (NKTBS) & NKT mắc phải khi phát triển hay nói vắn tắt là NKT thứ phát (NKTTP). Một người bình thường có thể sẽ là NKT trong tương lai do tai nạn giao thông, bệnh tật, hậu quả chiến tranh… NKTTP hòa nhập khó hơn những NKTBS vì cần đấu tranh lâu dài với biến cố bất thường, tiếp theo sẽ thích ứng và tiếp tục sống như thế nào…
Theo GS Nevin Ergun (Trưởng ban Y tế của UB Paralympic Thổ Nhĩ Kỳ) thì không thể tách rời mối liên kết giữa tinh thần và thể chất trong cuộc sống. Môi trường xã hội tác động vào đời sống về thể chất và tinh thần. Con người là cá thể sống có chức năng sinh vật với các nhu cầu về tâm lý, xã hội và văn hóa. Tham gia hoạt động giúp NKT phát triển kỹ năng kết bạn, năng lực sáng tạo, có sức khỏe thể chất và tinh thần, xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống để vươn lên.
Hoạt động thể thao giúp NKT sống vui vẻ, nhiều hy vọng, thêm tự tin, tâm lý ổn định hơn, mang đến khám phá mới về bản thân, thay đổi nhận thức - Ảnh minh họa - Internet.
Chất lượng sống: Là nhận thức vị trí về “các mục tiêu, tiêu chuẩn và mối quan tâm” của hệ thống giá trị đang sống và vị trí trong cấu trúc văn hóa. Đây là quan niệm hoàn chỉnh, có ảnh hưởng tới NKT qua sức khỏe, tình trạng tâm lý, mức độ độc lập - quan hệ xã hội - thu nhập cá nhân.
Lo âu là cảm xúc tự thân rơi vào cảm giác lo lắng, lo sợ, sợ hãi, căng thẳng, phát sinh khi đời sống bình thường bị đe dọa và có thể gây ra những rối loạn thể chất, tâm sinh lý cho NKT.
Số liệu năm 2013 của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy có 64,2% NKTTP và 35,8% NKTBS. Giảm quan hệ xã hội, tăng sự phụ thuộc đã lý giải mức độ hoạt động trước và sau khuyết tật. Hoạt động thể thao rất cần thiết với NKT. Đó là cơ hội thể hiện mình, đồng thời nâng cao chất lượng sống, xây dựng quan hệ công bằng với người bình thường, tạo cơ hội tự phát hiện khả năng, nhận thức, tình cảm tập thể.
NKT thường gặp những vấn đề sau:
- Cô lập xã hội, các định kiến, trạng thái lo sợ, bi quan, cảm giác cô độc;
- Phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày, giảm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập xã hội
- Các vấn đề về tài chính, giáo dục. Nhà ở không phù hợp;
- Ý định tự tử cao gấp 5 lần so với người bình thường. Những thời kỳ lo âu dữ dội
- Thay đổi nghề nghiệp hoặc thất nghiệp, thay đổi vai trò trong gia đình.
- Giảm năng lực tự chủ, cảm giác hành động như đứa trẻ;
- Thiếu quan hệ yêu đương. Hạn chế tham gia các hoạt động giải trí;
- Các khó khăn khi sử dụng các công trình & giao thông công cộng;
Tác dụng y học trong hoạt động thể thao
- Phát triển kỹ năng vượt qua căng thẳng, giảm tử vong;
- Phát triển kỹ năng di chuyển, giảm phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày;
- Tăng sức mạnh cơ bắp, sức bền và mật độ xương, giảm các nguy cơ chấn thương và các biến chứng. Tăng sức bền tim mạch;
Thể thao giúp NKT thát triển tính tập thể, tính độc lập và năng lực vươn lên, cơ hội kết bạn, thúc đẩy tính sáng tạo & đảm bảo cuộc sống có ý nghĩa - Ảnh minh họa - Internet.
Tác dụng xã hội và tâm lý trong hoạt động thể thao
- Nâng cao chất lượng sống, cải thiện hình ảnh bản thân, động viên hòa nhập xã hội;
- Xóa mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội;
- Sẽ vui sống, nhiều hy vọng, thêm tự tin, tâm lý ổn định hơn, mang đến khám phá mới về bản thân, thay đổi nhận thức;
- Phát triển tính tập thể, tính độc lập và năng lực vươn lên, cơ hội kết bạn, thúc đẩy tính sáng tạo & đảm bảo cuộc sống có ý nghĩa.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.