Thêm góc nhìn mới về chiến tranh

2015-10-14 23:03:56 0 Bình luận
Điện ảnh Quân đội vừa giới thiệu bộ phim đề tài hậu chiến “Người trở về” dựa theo truyện ngắn “Người về bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh.
 

Văn học Việt Nam những năm gần đây, khi mọi cuộc chiến đủ độ lùi, đã không còn né tránh vấn đề hậu chiến mà ở đó người lính trở về phải tiếp tục sống xứng đáng với quá khứ hào hùng trong đời thường, trong thời bình.

Trong dòng chảy ấy, một trong nhiều truyện ngắn giàu tính nhân văn thuộc dòng văn học phản ánh chiến tranh của nhà văn Sương Nguyệt Minh “Người về bến sông Châu” lọt vào tầm ngắm của các nhà làm phim quân đội.

Nắm bắt được chất nhân văn của tác phẩm văn học, nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền đã đưa “Người về bến sông Châu” thành  tác phẩm điện ảnh.

Đây cũng là dự án được đầu tư quy mô lớn của Điện ảnh Quân đội (khoảng 10 tỉ đồng), khởi quay từ cuối tháng 11/2014 và công chiếu dịp kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

“Người trở về” quy tụ  dàn diễn viên: Lã Thanh Huyền, NSND Như Quỳnh, NSƯT Dũng Nhi, Cường Việt, Trương Minh Quốc Thái, Tiến Lộc, Thu Thủy, Thiện Tùng...

N
ội dung phim nói về cuộc đời của nữ quân nhân Mây (diễn viên Lã Thanh Huyền đóng), từ chiến trường trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ và mẹ qua đời.

Chuyện bắt đầu bằng đám cưới của San. Oái oăm sao đúng lúc ấy, Mây, người yêu của San (đã được báo tử), từ chiến trường bất ngờ trở về.

Từ đấy, bao nhiêu điều oái oăm đã xảy ra trong cái làng nhỏ nơi họ sống. Quá khứ và hiện tại đồng hiện, làm rõ câu chuyện tình rất đẹp của đôi trai gái năm xưa, nay thành bi kịch, buộc từng con người tìm cách hóa giải những nỗi niềm.

Câu chuyện tình yêu với bao nhiêu quan hệ ở cái làng nhỏ mà văn hóa tập tục thói quen tạo thêm sự oái oăm cho con người được gắn kết, nhắc nhớ một thời kì lịch sử - cuộc kháng chiến chống Mỹ…

Các nhà làm phim đã tạo một kịch bản dồn nén các xung đột tới cực điểm. Đó là cho Mây, người lính vừa trở về, là người đau khổ nhất… vượt thói thường đời người, bất chấp dư luận và những điều tiếng ở làng quê..., giữa đêm mưa gió đến đỡ đẻ cho Thanh, vợ của San.

Đồng tác giả kịch bản là một lợi thế không nhỏ để đạo diễn Đặng Thái Huyền hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Việc chọn diễn viên, phục trang, chọn cảnh và những khuôn hình thể hiện đến kết hợp âm thanh và âm nhạc, đạo diễn Đặng Thái Huyền đã có được một bộ phim rất thành công, chân thực và cảm động, lôi cuốn khán giả từ đầu đến thước phim cuối cùng.

Phim không né tránh cái thấp hèn vẫn có trong cuộc đời và tất cả những điều ấy đều được dùng với một liều lượng đủ thuyết phục được khán giả tin vào một câu chuyện “như thật” đã xảy ra.

Đây là một điểm rất đáng chú ý, bởi có những bộ phim đầu tư nhiều tiền mà vẫn thất bại khi dựng lại sự thật mà không thật do gượng gạo, do cố gắng thi vị hóa cuộc sống không đúng chỗ…

Cách làm phim của Đặng Thái Huyền thủ pháp không mới, thậm chí kinh điển, tiết chế rất chặt chẽ tinh tế nhiều cảnh quay nhưng vẫn tạo ra những thước phim gây cảm xúc lớn cho khán giả.

“Người trở về” mở đầu là đám cưới với bao tâm trạng trên sông Châu và kết lại vẫn là con sông Châu lặng buồn trôi một con đò cô đơn trong đầy sương khói. Nhưng Mây không còn trở về đơn độc. Nếu như khán giả lặng đi khi tiếng gọi đò của Mây ở mở phim, thì khán giả lại bàng hoàng, ứa nước mắt, lúc tiếng gọi Mây rẽ sương khói vang lên trong kết phim. Tình yêu của cô, sự cống hiến không tiếc xương máu thời chiến cuộc, sự đấu tranh cuối cùng, gay go khó khăn vô cùng để vượt qua thói thường, giành giật sự sống cho hai sinh linh, đã làm người xem lau đi nước mắt và cầu mong cho cô sẽ hạnh phúc.

Những trường đoạn và cách xử lí như thế ở Đặng Thái Huyền, trong và khi kết một câu chuyện tình, gắn với cuộc chiến và bao hy sinh mất mát, là sự tích hợp rất nhuần nhuyễn ngôn ngữ điện ảnh, tạo ra đầy đủ nội hàm - nghệ thuật và nội dung tư tưởng - cho những thước phim, mà lan truyền cảm xúc rất mạnh cho người xem.



Với “Người trở về”, các nhà làm phim quân đội đã cho người xem thêm góc nhìn mới về chiến tranh.

Một bộ phim phản ánh đúng sự khốc liệt của cuộc chiến vừa khắc họa rất sắc nét chân dung những người lính đã một thời hết lòng vì Tổ quốc, nay vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống hậu chiến dẫu cả khi oái oăm ngang trái. Phim đã không bi kịch hóa cuộc sống dù nêu ra nhiều khía cạnh của thân phận con người.

Từ hiện thực được tái hiện, “Người trở về” làm cho ta thêm trân trọng những hy sinh lớn lao của người lính, thêm trân quý giá trị của hòa bình.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
2025-04-16 11:44:23

Bánh đa vừng lạc- hương vị mộc mạc níu giữ tuổi thơ

Giản dị như chính tên gọi của nó, bánh đa vừng lạc là món quà quê gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Không cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ với bột gạo, vừng, lạc rang và một chút khéo léo người dân Thôn Gia Lộc, X.Việt Hùng, H.Đông Anh, TP. Hà Nội đã tạo nên chiếc bánh giòn rụm, thơm bùi - thứ hương vị khiến ai từng nếm thử đều khó có thể quên. Trong nhịp sống hiện đại, bánh đa vừng lạc vẫn giữ được nét mộc mạc, trở thành cầu nối đưa người ta trở về những ngày xưa thân thương bên bếp lửa rơm và tiếng cười rộn ràng nơi sân làng.
2025-04-15 15:44:15

Tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử qua Cuộc thi Vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS toàn quốc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025) và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025), ngày 12/4/2025, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS trên toàn quốc chính thức được phát động đã thu hút sự quan tâm của học sinh trên toàn quốc, trong đó có các học sinh khuyết tật.
2025-04-15 08:54:56

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Vừa qua, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025.
2025-04-14 22:20:31

Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2025-04-14 16:11:41

Chuồn chuồn tre Thạch Xá- nơi lưu giữ kí ức tuổi thơ

Nép mình dưới chân núi Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), làng Thạch Xá từ bao đời nay nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre – những món đồ chơi mộc mạc, dân dã mà đầy mê hoặc. Từ đôi tay khéo léo và tâm hồn bay bổng của người thợ, những thanh tre vô tri hóa thân thành cánh chuồn chuồn chao liệng, mang theo ký ức tuổi thơ và cả niềm tự hào của một làng nghề đang miệt mài giữ gìn hồn xưa giữa guồng quay hiện đại.
2025-04-14 15:19:45
Đang tải...