Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho làn sóng TPP

2015-10-28 21:56:02 0 Bình luận
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang từng bước trở thành hiện thực. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, TPP sẽ có những tác động tích cực lên thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Một dự án căn hộ cao cấp tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư công ty Savills Việt Nam cho rằng, TPP với mục tiêu xóa bỏ thuế suất các mặt hàng giữa những nước thành viên là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại sang đặt nhà máy, văn phòng và cơ sở kinh doanh ở Việt Nam. Qua đó, nhu cầu về bất động sản công nghiệp và văn phòng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng nhu cầu nhà ở, căn hộ cho các chuyên gia nước ngoài.

Theo chuyên gia Công ty CBRE Việt Nam, tác động của TPP lên thị trường bất động sản địa phương không lớn như các ngành công nghiệp (may mặc, thủy sản, nông nghiệp) nhưng có một điều chắc chắn rằng, nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, ngành hậu cần sẽ tăng lên. 

Mặt khác, nhu cầu về văn phòng và nhà ở dự kiến cũng sẽ tăng lên để đáp ứng yêu cầu thuê mặt bằng, chỗ ở của các công ty và người nước ngoài.

Cụ thể, đối với đất công nghiệp, kho bãi, TPP sẽ khiến các công ty Mỹ gia tăng hoạt động sản xuất tại Việt Nam cũng như tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam (nhất là may mặc) nên sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam, nơi có nhiều nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc. 

Tương tự, nhà sản xuất từ các nước khác sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp; kéo theo sự gia tăng nhu cầu đất công nghiệp, kho bãi, nhà máy.

Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may, thủy sản di dời đến Việt Nam.

Với phân khúc văn phòng và nhà ở, CBRE nhận định, việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế, nhất là khi nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang khan hiếm, cũng như tăng nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê, thậm chí căn hộ để bán. 

Với Luật Nhà ở mới có hiệu lực; trong đó cho phép người nước ngoài mua nhà, nhiều khách hàng nước ngoài sẽ được khuyến khích sở hữu một căn hộ tại Việt Nam thay vì đi thuê, kèm theo đó, giá đất có thể sẽ tăng lên do nhu cầu đất công nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc tăng, nhất là tại Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Tính tất yếu của xu hướng M&A

Bên cạnh niềm tin khả quan về tác động tích cực mà TPP sẽ đem lại cho thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng, với đặc điểm là sân chơi đẳng cấp quốc tế, TPP sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt, đồng nghĩa với xu hướng tất yếu là mua bán, sáp nhập (M&A).

Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jones Lang LaSalle Việt Nam cho rằng, trong suốt 1 năm qua, hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra khá sôi động và đang tiếp tục xu hướng tăng.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến thương vụ tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) đầu tư vào dự án Celadon City (quận Tân Phú), quỹ Creed Group (Nhật Bản) đầu tư vào An Gia để phát triển dự án tại quận 7, quận Tân Bình, đầu tư vào Công ty Năm Bảy Bảy để làm dự án tại quận 8 hay như Mapletree (Singapore) tham gia dự án trung tâm thương mại SC Vivocity tại Quận 7…

Trước đó, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh thành phố Đế Vương (liên doanh giữa Công ty bất động sản Tiến Phước, Công ty bất động sản Trần Thái với Công ty Denver Power Ltd – thuộc tập đoàn Gaw Capital Partners, Vương quốc Anh) đầu tư dự án khu phức hợp Empire City còn Tập đoàn Lotte đầu tư dự án Smart Complex…

Những cải cách chính sách liên quan đến môi trường đầu tư, mua bán, sáp nhập, sở hữu nhà cho người nước ngoài mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua đang thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại, nhất là khi hiệu lực TPP đang đến gần. 

Xu hướng dễ thấy là nhiều tập đoàn đang xem xét các phân khúc và sẵn sàng liên kết với các đối tác uy tín trong nước để có chỗ đứng. Hiện đang có nhiều quỹ đầu tư ngoại (TPG Capital, Asia Capital Reinsurance, Standard Chartered Private Equity, Partners…) quan tâm thị trường Việt Nam. 

Ngoài ra, có một số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Philippines và Indonesia cũng đang tích cực tìm kiếm để sở hữu một phần của “chiếc bánh bất động sản” Việt Nam.

Theo chuyên gia của Công ty CBRE Việt Nam, TPP sẽ tạo nhiều hoạt động dành cho chủ đầu tư địa ốc Việt Nam ở mọi mảng thị trường. Điều quan trọng là họ cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực lao động, công tác chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng suất cũng như tuân thủ luật pháp để đón đầu các cơ hội vàng này. 

Loại bỏ dần các mức thuế cao sẽ là cuộc chơi “được-mất” đối với các ngành công nghiệp Việt Nam trong việc nâng vị thế cạnh tranh so với các công ty nước ngoài. Chính điều đó buộc doanh nghiệp trong nước phải làm việc hiệu quả hơn để có thể trụ vững cũng như mang lại hiệu quả cho cả nền kinh tế.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital cho biết: Từ năm 2014 khi bất động sản Việt Nam phục hồi và có biến chuyển tích cực, nhà đầu tư nước ngoài mới bắt đầu nhìn lại thị trường và bắt tay đầu tư với chiến lược kinh doanh dài hạn, không chỉ đầu tư vào dự án mà đầu tư vào công ty trong nước để phát triển chuỗi sản phẩm.

Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa đang thiếu vốn, chiếm hơn 90% trong số đó vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản nên sẽ lệ thuộc vào hệ thống tín dụng. 

Khi lãi suất tăng 1-2% thì khả năng sinh lời gần như bằng không vì lợi nhuận hiện nay chỉ có thể đạt 10-15% chứ không phải 30-40% như trước đây, còn khi lãi suất tăng cao thì nguy cơ vỡ dự án là điều khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân chia sẻ: “Trong bối cảnh đó, TPP với sân chơi hội nhập quốc tế đang tạo ra cơ hội nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nước. Bởi lẽ ban đầu vào Việt Nam làm ăn, các công ty ngoại sẽ ưu tiên việc đầu tư vào công ty bất động sản nội địa vì họ chưa đủ thời gian để lập bộ máy điều hành, chưa am tường pháp luật… Đây chính là điều kiện thuận lợi doanh nghiệp trong nước nâng cấp tiêu chuẩn, kinh nghiệm, sự hiểu biết cũng như kỹ năng bán hàng; đồng thời buộc họ phải nỗ lực xây dựng đẳng cấp, tiêu chuẩn quốc tế, có như vậy mới hy vọng nhà đầu tư ngoại rót vốn." 

Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi nhưng nhờ đó, doanh nghiệp nội địa sẽ phải tự nâng mình lên bằng việc tuân thủ và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về làm việc, chất lượng và thiết kế xây dựng./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thư của Chủ tịch Hiệp hội VAIDE trong đợt bão số 3

AHLĐ Trần Hồng Quảng- Thương binh 1/4, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (VAIDE) vừa có thư thăm hỏi người dân, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi cũng như động viên tinh thần của các cán bộ, người lao động trực thuộc đơn vị hội viên của Hiệp hội.
2024-09-12 20:41:40

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Làng Nủ, chỉ đạo tìm kiếm người mất tích

Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
2024-09-12 19:24:54

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Ngày 11/9/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
2024-09-12 13:55:43

Hội người mù Việt Nam tổ chức hội thi tay nghề toàn quốc lần thứ IV

Sáng ngày 11/9/2024, Hội người mù Việt Nam đã tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng nghề tẩm quất xoa bóp và hội thi tay nghề toàn quốc lần thứ IV tại Khách sạn Điện Biên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2024-09-12 13:47:50

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46
Đang tải...