Thông tin kinh tế, tài chính ngày 17/6/2021: Những ngân hàng đang 'ôm' nhiều bất động sản

2021-06-17 07:47:40 0 Bình luận
Giá vàng hôm nay 17/6: Nguy cơ giảm mạnh. Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6: Tích lũy trong vùng 1.350-1.375 điểm. 90% doanh nghiệp du lịch tại TP.HCM đã ngưng hoạt động. Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Giá vàng hôm nay 17/6: Nguy cơ giảm mạnh

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 16/6 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội tăng nhẹ giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 16/6, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,15 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,27 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,15 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,28 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng hôm nay bị bán tháo sau khi Mỹ báo hiệu có thể tăng lãi suất cơ bản, USD tăng giá dữ dội so với nhiều đồng tiền khác

Khoảng 6 giờ ngày 17-6 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.814 USD/ounce, giảm mạnh 46 USD/ounce tương đương 1,2 triệu đồng/lượng..

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6: Tích lũy trong vùng 1.350-1.375 điểm

Chỉ báo MACD trong phiên hôm nay cũng cắt xuống lại đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá mạnh trong thời gian tới là rất khó. Ngày mai sẽ là đáo hạn phái sinh, thị trường dự báo tiếp tục sẽ có những rung lắc mạnh ngay trong phiên.

Theo các chuyên gia của Asean Securities Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index vẫn đang cho các tín hiệu tích cực trong ngắn hạn và xu hướng thị trường chỉ có thể xấu đi nếu vùng hỗ trợ gần 1.350-1.355 điểm bị vi phạm.

Các chuyên gia của Asean Securities cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.360-1.365 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.370-1.375 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.350-1.355 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.340-1.345 điểm.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Còn theo phân tích của TVSI thì VN-Index tiếp tục điều chỉnh với cây nến spinning đi kèm bóng nến dài cho thấy biên độ biến động của chỉ số trong phiên là rất lớn. Thị trường tiếp tục có xu hướng phục hồi trở lại khi chạm mốc hỗ trợ 1.350 điểm.

Chỉ báo MACD trong phiên hôm nay cũng cắt xuống lại đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá mạnh trong thời gian tới là rất khó.

Kỳ vọng thị trường tiếp tục diễn biến xu hướng tích lũy trong vùng biên độ 1.350-1.375 điểm và các cổ phiếu nhóm ngành theo chu kỳ phục hồi kinh tế tiếp tục xoay tua tăng điểm trong các nhịp tới.

Ngày mai sẽ là đáo hạn phái sinh, thị trường dự báo tiếp tục sẽ có những rung lắc mạnh ngay trong phiên.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.

90% doanh nghiệp du lịch tại TP.HCM đã ngưng hoạt động

Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, hiện nay, có đến 90% doanh nghiệp (DN) lữ hành vừa và nhỏ, DN lữ hành chuyên kinh doanh thị trường inbound đã tạm ngưng hoạt động. Từ ngày 1.1.2020 - 3.3.2021, có tổng cộng 152 DN kinh doanh lữ hành rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (trong đó có 135 DN kinh doanh lữ hành quốc tế và 17 DN kinh doanh lữ hành nội địa). Một số DN lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, DN vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng, một số DN dựa trên nguồn vốn dự phòng còn lại để hoạt động.

Lượng khách du lịch giảm mạnh dẫn đến công suất phòng lưu trú giảm, giá phòng giảm, doanh thu không ổn định để duy trì, bù đắp chi phí vận hành, rất nhiều đơn vị đã cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Trên địa bàn thành phố đã có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao/tương đương tạm ngưng hoạt động, các cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao/tương đương hoạt động cầm chừng; doanh thu lưu trú giảm 70% so với năm 2019, doanh thu hoạt động ăn uống giảm 80%, doanh thu các hoạt động dịch vụ khác giảm 68%, lượng lao động giảm 35% so với 2019.

Các đơn vị vận tải khách du lịch cũng không đứng ngoài “vòng xoáy chết chóc của dịch bệnh”. Trong thời gian cao điểm dịch bệnh, các đơn vị vận chuyển du lịch gần như ngưng hoạt động hoàn toàn. Từ tháng 5.2020 đến nay, các đơn vị vận chuyển du lịch bắt đầu mở cửa phục vụ nhu cầu của người dân nhưng không đủ lượng khách để duy trì hoạt động. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, tình hình kinh doanh của các đơn vị vận chuyển giảm từ 60 - 80%. Hiện nay, nhằm duy trì hoạt động, các đơn vị vận tải khách du lịch buộc phải bán bớt phương tiện vận chuyển để trả nợ ngân hàng, chi phí bảo dưỡng, kiểm định, lương tài xế...; một số đơn vị chuyển đổi hình thức hoạt động vận chuyển công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy, công ty, đối tượng đi cách ly duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện nay.

Ngân hàng nào "ôm" nhiều bất động sản thế chấp nhất hiện nay?

Lượng bất động sản được thế chấp tại 10 ngân hàng cuối năm 2020 lên tới hơn 8 triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2020 của các ngân hàng, VietinBank là ngân hàng có nhiều tài sản thế chấp nhất dù dư nợ chỉ đứng thứ 3 (sau Agribank và BIDV). Cụ thể, cuối năm 2020, giá trị các tài sản được cầm cố, thế chấp tại VietinBank được xác định lên tới hơn 2,5 triệu tỷ đồng, đạt 248% so với tổng dư nợ của nhà băng này.

Tuy nhiên, xét riêng tài sản là bất động sản thì không phải VietinBank mà Agribank đang là ngân hàng nắm giữ nhiều bất động sản thế chấp nhất.

Cuối năm 2020, tài sản thế chấp, cầm cố tại Agribank có giá trị vượt 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2019. Trong đó, tài sản đảm bảo là bất động sản có giá trị tới 1,84 triệu tỷ đồng.

Còn tại VietinBank, giá trị tài sản đảm bảo bất động sản ở mức 1,7 triệu tỷ đồng, chỉ đứng sau Agribank. Theo sau VietinBank là BIDV, Vietcombank, Sacombank với giá trị bất động sản thế chấp lần lượt là 1,3 triệu tỷ; 958 nghìn tỷ và 570 nghìn tỷ.

Tài sản bảo đảm tại các ngân hàng hiện nay rất đa dạng từ bất động sản, động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng tồn kho,….Tuy nhiên, tài sản chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là bất động sản. Tại 10 ngân hàng (Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank, Sacombank, Techcombank, MB, ACB, HDBank, VPBank), bất động sản đang chiếm tới 70% trong tổng giá trị tài sản bảo đảm. 

Tại Agribank và ACB, tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tới 89% và 94%. Hay tỷ trọng này tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank cũng rất cao, lần lượt là 69%, 66%, 68% và 84%.

Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường bất động sản đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải chủ động theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường và kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và bền vững.

Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị giao ban tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 5 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021.

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 5/2021 của Bộ Xây dựng ghi nhận, tính đến hết tháng 5/2021, hệ thống đô thị cả nước gồm 866 đô thị (bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 89 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V).

Thị trường bất động sản đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần bám sát diễn biến đề xuất giải pháp ổn định thị trường. Ảnh: Tuấn Nguyễn

 

 

Lũy kế đến hết tháng 5/2021, Bộ Xây dựng đã thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của 22/36 dự án; thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của 3/5 công trình; đã cấp 29 chứng chỉ năng lực cho tổ chức hạng I; đã thụ lý và cấp 19 giấy phép cho nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Liên quan tới việc giá thép xây dựng tăng, ảnh hưởng đến các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã có công văn về việc thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng; công văn lấy ý kiến về đánh giá tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và tăng giá thép đến các hoạt động xây dựng và giải pháp tháo gỡ.

Trong công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đang khẩn trương rà soát, trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong quý II/2021; nghiên cứu, xây dựng đề cương Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến 2040 thay thế Quyết định số 2127/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn nhà ở công vụ trên cơ sở tổng hợp, báo cáo đề xuất các bộ, ngành, địa phương.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tại sao xe ô tô điện bị cháy lại khó dập hơn xe chạy xăng dầu?

Xe điện ít bị cháy hơn xe sử dụng động cơ xăng dầu truyền thống nhưng một khi cháy, pin lithium-ion trong xe điện sẽ khó dập tắt hơn nhiều.
2024-09-09 01:01:00

Hàn Quốc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe chung cư

Hàn Quốc đang rục rịch triển khai một loạt biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ hỏa hoạn từ ô tô điện, trong đó có việc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe tại các khu chung cư.
2024-09-09 00:56:00

Không để sơ hở, trục lợi, tạo cơ chế xin cho khi mua bán điện mặt trời

Đó là nội dung được nêu trong kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
2024-09-09 00:46:00

Thị xã Ba Đồn-Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức cuộc họp để thẩm định và xét công nhận các địa phương trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2023 - 2025.
2024-09-08 16:00:00

Phát huy vai trò của doanh nghiệp thương binh trong việc bảo vệ môi trường

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của xã hội đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thương binh trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường
2024-09-08 11:35:16

Thiệt hại do bão YAGI gây ra tại các địa phương

Trong ngày 7/9, siêu bão YAGI đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại rất lớn cho các địa phương như Quảng Ninh, Hải phòng, Hà Nội... Nhiều nhà dân, trường học, đường phố hư hỏng nặng nề, còn nhiều thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.
2024-09-08 10:20:02
Đang tải...