Thông tin kinh tế, tài chính ngày 24/6/2021: Gửi tiền ngân hàng lãi suất 0%: Gây sốc và tác dụng ngược
Dự báo giá vàng 24/6: Phục hồi khi đồng USD suy yếu?
Giá vàng SJC chốt phiên hôm nay (23/6) tăng trở lại trong khoảng 20.000 - 250.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng kinh doanh khi được khảo sát vào lúc 18h15.
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đồng loạt bật tăng 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Tại hai Tập đoàn Doji và Phú Quý, vàng SJC ghi nhận giá bán cùng giữ nguyên không đổi nhưng giá mua lại tăng lần lượt 100.000 đồng/lượng và 50.000 đồng/lượng.
Cùng trạng thái, tại hệ thống PNJ giá vàng SJC cuối phiên bất ngờ bật tăng mạnh lên 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và nhích thêm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Còn lại, tại Bảo Tín Minh Châu giá vàng cũng điều chỉnh tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng nhẹ 20.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá chào phiên sáng.
|
Chốt phiên ngày 23/6 (triệu đồng/lượng) |
Chênh lệch (nghìn đồng/lượng) |
||
Mua vào |
Bán ra |
Mua vào |
Bán ra |
|
Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội |
56,55 |
57,12 |
+100 |
+100 |
Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn |
56,55 |
57,10 |
+100 |
+100 |
Tập đoàn Doji |
56,50 |
57,00 |
+100 |
- |
Tập đoàn Phú Quý |
56,60 |
57,00 |
+50 |
- |
Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội |
56,55 |
57,10 |
+250 |
+200 |
Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn |
56,55 |
57,10 |
+250 |
+200 |
Bảo Tín Minh Châu |
56,61 |
56,99 |
+40 |
+20 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h15 (Tổng hợp: Du Y)
* Dự báo giá vàng ngày 24/6
Trong phiên giao dịch chiều ngày 23/6, giá vàng giao ngay tăng 0,21% lên 1.782,78 USD/ounce vào lúc 16h50 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng tăng 0,29% lên 1.782,55 USD/ounce.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Tư (23/6) sau khi cam kết của chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong việc duy trì lãi suất gần bằng 0 đẩy đồng USD xuống thấp nhất trong 1 tuần.
"Dữ liệu kinh tế chỉ cho thấy một dấu hiệu của sự phục hồi, và không thể cho biết nó sẽ duy trì trong thời gian tới. Và điều đó hỗ trợ vàng", theo Ajay Kedia, giám đốc tại Kedia Commodities.
Chỉ số USD Index giảm từ đỉnh 2 tháng đã giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác, theo Reuters. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ giảm 0,01% xuống 91.743.
Tuy nhiên, chuyên gia từ Standard Chartered cho biết thị trường vàng có thể vẫn chịu áp lực, sau khi Fed gợi ý về việc thay đổi thời gian thu hồi các biện pháp kích thích kinh tế.
Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, vì vậy, giá vàng SJC có thể phục hồi trong phiên giao dịch sáng mai (24/6).
Khối ngoại mua ròng 155 tỷ đồng phiên VN-Index gặp khó trước mốc 1.380 điểm
Thị trường diễn biến tiêu cực cho đến cuối phiên. Kết phiên, VN-Index giảm 3,1 điểm (0,22%) xuống 1.376,87 điểm, HNX-Index giảm 0,41% còn 315,8 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07% xuống 90,04 điểm.
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 164,4 tỷ đồng với khối lượng 2,1 triệu đơn vị (bao gồm cổ phiếu và chứng chỉ ETF nội).
Trong Top 10 mã thu hút dòng vốn ngoại, cổ phiếu VHM dẫn đầu với giá trị 108,5 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất ghi nhận giá trị mua ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
Theo sau, khối ngoại gom thêm các cổ phiếu như VCB (53,9 tỷ đồng), STB (31 tỷ đồng), DXG (28,5 tỷ đồng) và GAS (24,5 tỷ đồng).
Trong Top 10 bán ròng, VPB tiếp tục là cổ phiếu chịu áp lực xả lớn nhất từ khối ngoại với giá trị 55,1 tỷ đồng. Cùng với VPB, nhóm ngân hàng là động lực chính gồng đỡ chỉ số trong phiên hôm nay.
Theo sau, khối ngoại xả thêm các mã VRE (37,6 tỷ đồng), SSI (35,7 tỷ đồng) và VIC (28,6 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại trong phiên còn rút khỏi một số cổ phiếu BVH (13,7 tỷ đồng), HSG (12,4 tỷ đồng), FLC (11,9 tỷ đồng), HAH (9,5 tỷ đồng), GIL (9,2 tỷ đồng) và DHC (7,2 tỷ đồng).
Sau phiên xả kỷ lục, khối ngoại trở lại mua ròng trên sàn HNX với giá trị 15 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 187.361 cổ phiếu.
Tại phía mua ròng, khối ngoại đảo chiều gom mã VND với giá trị 16,6 tỷ đồng, kế đến là cổ phiếu PVS (2,3 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại trong phiên còn tìm đến các mã VCS (946 triệu đồng), APS (224 triệu đồng), TNG (202 triệu đồng)...
Trong khi đó, các cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX là PCG (1,2 tỷ đồng), DXP (1 tỷ đồng), VGP (1 tỷ đồng). Một số mã cùng chiều trong phiên là NRC (963 triệu đồng), PMC (559 triệu đồng), THT (424 triệu đồng)...
Thị trường UPCoM lại ghi nhận giá trị bán ròng hơn 24,3 tỷ đồng với khối lượng 2,3 triệu cổ phiếu.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu CSI dẫn đầu chiều bán ròng với giá trị 20,1 tỷ đồng. Theo sau là các mã BSR (6,8 tỷ đồng), QNS (4,9 tỷ đồng), VTS (2,8 tỷ đồng) và VEA (2,6 tỷ đồng). Các cổ phiếu khác được khối ngoại gom trong phiên là PGV, VRG, AAS... với giá trị thấp hơn.
Diễn biến trái chiều, hai cổ phiếu ACV và SIP được gom nhiều nhất với giá trị tương ứng 3,1 tỷ đồng và 2,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu LTG (638 triệu đồng), SBS (555 triệu đồng), VTP (533 triệu đồng)....
Gửi tiền ngân hàng lãi suất 0%: Gây sốc và tác dụng ngược
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính thừa nhận đề xuất gửi tiền ngân hàng lãi suất 0% 'gây sốc', còn các chuyên gia thì khẳng định, đề xuất này gây tác dụng ngược.
Đề xuất của VAFI về hạ lãi suất tiền gửi về 0% bị cho là tác dụng ngược
Sau 1 ngày nhận nhiều ý kiến phản bác, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) hôm qua tiếp tục có công văn bảo vệ đề xuất hạ lãi suất tiền gửi VND về 0%. VAFI thừa nhận đề xuất này “gây sốc”, còn các chuyên gia thì khẳng định, đề xuất này gây tác dụng ngược.
Hôm qua 23.6, VAFI có văn bản phản hồi ý kiến của các chuyên gia phản bác về đề xuất hạ lãi suất tiền gửi về 0% trước đó của mình. Dẫn chứng thành công về giải pháp đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ về mức 0%/năm đề xuất gần 11 năm trước, hiệp hội này tự tin “đề xuất đưa tiền gửi VND về 0% đã được nghiên cứu công phu từ lâu để xác định con đường mà các nhà hoạch định chính sách phải đi và VAFI tin tưởng rằng sẽ thành công vang dội”.
Chỉ cần lãi suất tiền gửi thấp hơn lạm phát là dòng tiền lập tức chảy ra khỏi ngân hàng
PGS-TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính
Thừa nhận đề xuất có vẻ sốc, được đông đảo công luận quan tâm và ngay lập tức có một số chuyên gia, học giả lên tiếng phản đối, VAFI cho rằng các ý kiến phản đối chưa đọc đầy đủ hết văn bản kiến nghị của VAFI. Hiệp hội này cho rằng, trong bối cảnh hiện nay không còn dư địa để giảm lãi suất tiền gửi và không thể tiến hành hạ nhanh lãi suất tiền gửi nội tệ. Muốn tiến hành, chúng ta phải ban hành 5 giải pháp, trong đó ban hành luật thuế tài sản để khóa kênh đầu cơ đất là điều kiện tiên quyết, từ đây mới tiến hành thực hiện giảm lãi suất theo nhiều đợt với mục tiêu về 0%. “Chỉ cần Chính phủ ban hành các sắc thuế về chống đầu cơ nhà đất nhằm kiểm soát dòng tiền đi vào kênh này thì lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng (NH) thương mại đã dư thừa rất nhiều, tới thời điểm đó không cần can thiệp của NH Nhà nước thì lãi suất huy động đã giảm mạnh rồi”, đại diện VAFI nhấn mạnh.
Hiện tại, dòng tiền chỉ có thể đến từ huy động trong dân với mức lãi suất tương đối và hướng nguồn tiền đó vào sản xuất kinh doanh là khả thi nhất. Nếu giảm lãi suất tiền gửi xuống 0%, người dân không gửi tiền vào NH thì nguồn huy động này cũng coi như mất.
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành
Trái với sự tự tin của VAFI, PGS-TS Vũ Sỹ Cường, Phó trưởng bộ môn phân tích chính sách tài chính (Học viện Tài chính), khẳng định: Chỉ cần lãi suất tiền gửi thấp hơn lạm phát là dòng tiền lập tức chảy ra khỏi NH. Các nước có lãi suất tiền gửi thấp là do họ ít lạm phát, hoặc mức lạm phát cực thấp. Việt Nam đang trong bối cảnh có nguy cơ lạm phát cao, giảm lãi suất tiền gửi xuống 0% là một “nước đi không giống ai”.
“Hơn nữa, số liệu các nước theo dẫn chứng của VAFI là có lãi suất tiền gửi về 0% là không chính xác. Lãi suất nội tệ khác hoàn toàn ngoại tệ, ngoại tệ có nhiều nước còn không cho gửi, hoặc 0% như Việt Nam, còn nội tệ kỳ hạn ngắn ít nhất dưới 1%. Ngay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm, 5 năm của các nước này cũng không có mức lãi dưới 1%”, ông Cường chỉ rõ và nói thẳng, đây là một đề xuất “không hiểu gì về tiền tệ”.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cũng nhận định đề xuất này thiếu cơ sở và không khả thi. Cụ thể, việc so sánh lãi suất danh nghĩa quốc tế như của VAFI là khập khiễng vì mức độ rủi ro của VN cao hơn so với đa số các nước trong khu vực. Theo quy luật, rủi ro cao thì lãi suất phải cao hơn để bù đắp cho rủi ro đó. Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Đơn cử, năm 2020, CPI của Việt Nam là 3,2% trong khi toàn cầu là 2%, Trung Quốc 2,5% và ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan) là 1%. Năm nay, dự báo lạm phát của Việt Nam có thể lên khoảng 3,5%, trong khi toàn cầu khoảng 2,8%, Trung Quốc 1,8% và ASEAN-4 khoảng 2%. Chính vì vậy, người dân có kỳ vọng gửi tiền vào NH, được hưởng lãi suất ít nhất là cao hơn tỷ lệ lạm phát để hưởng lãi suất dương, không bị mất tiền một cách vô hình.
Cần Thơ công khai 9 đơn vị kinh doanh bất động sản nợ thuế hơn 683 tỷ đồng
Ảnh minh họa.
Cần Thơ luôn được biết đến là vùng kinh tế động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là địa phương có nhiều tiềm năng, dư địa tăng thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh những đơn vị nộp thuế đầy đủ thì cũng có những đơn vị vẫn còn nợ thuế.
Trong 9 doanh nghiệp bất động sản còn nợ thuế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Ngân Thuận (Lê Hồng Phong, Bình Thủy) có tổng số tiền nợ thuế gần 478 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có số tiền nợ thuế cao nhất.
Tiếp đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Lộc (Khu dân cư Đô thị mới, Phú Thứ, Cái Răng) còn nợ thuế trên 127 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hồng Phát (3/2, Hưng Lợi) nợ thuế trên 25,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 (Ung Văn Khiêm, phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) nợ thuế trên 23,6 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Mekong (Cái Khế, Cần Thơ) nợ thuế hơn 16,5 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư – Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ (đường Võ Nguyên Giáp, Phú Thứ, Cái Răng) có tổng số tiền nợ thuế hơn 4,6 tỷ đồng.
Công ty Phát triển nhà Cần Thơ (Nguyễn Thị Minh Khai, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ) với tiền nợ thuế hơn 3,5 tỷ đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Thịnh – Chi nhánh Cần Thơ (KV Thạnh Lợi, Phú Thứ, Cái Răng) có tiền nợ thuế trên 3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư Cadif (Hưng Phú, Cái Răng, Cần Thơ) nợ thuế hơn 1 tỷ đồng.
Trong năm 2021 và lộ trình đến năm 2025, Cục Thuế Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách thuế từ trong nội bộ ngành đến người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực.
Đồng thời nâng cao chất lượng tổ chức đối thoại với người nộp thuế từ khâu tuyên truyền, phổ biến và giải đáp vướng mắc nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế để giải quyết kịp thời các cơ chế, chính sách về thuế.
Hậu Giang: Mía chục là mía gì mà vụ này nông dân chặt đến đâu bán hết đến đó?
Thời điểm này, nhiều nông hộ trồng mía chục ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) rất phấn khởi, bởi giá mía bán chục hiện đang ở mức cao.
Tính đến thời điểm này, toàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đã thu hoạch được 293ha mía bán chục, chiếm 5,8% tổng diện tích mía của toàn huyện.
Nông dân huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) trồng mía bán chục hiện cho thu nhập cao.
Những diện tích mía được thu hoạch chủ yếu tập trung ở các xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, thị trấn Búng Tàu. Giá bán mía chục hiện dao động ở mức từ 1.200-1.700 đồng/kg. Với năng suất khoảng 10 tấn/công, trừ hết chi phí, nông hộ trồng mía bán chục lợi nhuận hơn 8 triệu đồng/công.
Bà Nguyễn Thị Nhãn, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), cho biết gia đình bà vừa thu hoạch xong 6 công mía bán chục, với sản lượng hơn 60 tấn, bán với giá 1.600 đồng/kg.
Do gia đình bà không có nhân công, mọi công đoạn trồng mía bán chục đều thuê mướn, nhưng trừ hết chi phí đầu tư vẫn còn lãi gần 10 triệu đồng/công.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.