Thông tin kinh tế, tài chính ngày 3/7/2021: Giá nhà đất nhảy múa trong các báo cáo đánh giá thị trường

2021-07-03 08:24:25 0 Bình luận
Kiểm toán Nhà nước đề nghị Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) điều chỉnh tăng doanh thu, lợi nhuận năm 2020. Bất động sản: Nhà giá rẻ đã 'mất tích'. Lo ngại loãng thị trường khi hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp lên sàn cuối năm

Giá vàng hôm nay 3/7: Duy trì đà phục hồi trong phiên cuối tuần?

Khảo sát vào lúc 17h40 hôm nay (2/7) giá vàng SJC chốt phiên tiếp tục tăng thêm trong khoảng 100.000 - 250.000 đồng/lượng tại tất cả các hệ thống cửa hàng kinh doanh vàng.
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Vàng bạc Đá quý Sài Gòn giá vàng trong nước đồng loạt tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tương tự, tại hai Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng cùng điều chỉnh tăng 130.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Còn tại Tập đoàn Doji, vàng SJC cuối phiên vẫn duy trì đà “leo dốc”, theo đó giá vàng tiếp tục tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào còn chiều bán ra tăng 100.000 đồng/lượng. 

 

Chốt phiên ngày 2/7

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

56,60

57,17

+250

+200

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

56,60

57,15

+250

+200

Tập đoàn Doji

56,55

57,05

+150

+100

Tập đoàn Phú Quý

56,60

57,05

+130

+100

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

56,60

57,15

+250

+200

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,60

57,15

+250

+200

Bảo Tín Minh Châu

56,61

57,04

+130

+100

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h40 (Tổng hợp: Du Y)

Trong phiên giao dịch chiều ngày 2/7, giá vàng giao ngay tăng 0,58% lên 1.787 USD/ounce vào lúc 18h25 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 tăng 0.53% lên 1.786,25 USD.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Sáu (2/7), nhưng các nhà đầu tư vẫn trách đặt quá lớn trước khi dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ được công bố, yếu tố có thể ảnh hưởng tới lập trường gần đây của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về chính sách tiền tệ.

Theo một báo cáo, Chủ tịch Fed tại Philadelphia Patrick Harker gợi ý rằng giảm thu mua tài sản trị giá 10 tỷ USD một tháng có thể là mức hợp lý. Ông cũng cho biết thêm ông muốn kế hoạch này bắt đầu trong năm 2021. Báo cáo việc làm tháng 6 của Mỹ, gồm cả bảng lương phi nông nghiệp, sẽ được công bố vào cuối ngày. Giới đầu tư cũng đang tiếp nhận dữ liệu công bố hôm 1/7 cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI thấp hơn kỳ vọng trong tháng 6, đạt 60.6.

Về mặt tích cực, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng đường thủy và biển trị giá 715 tỷ USD vào đầu tháng 7. Đây là bước đầu tiên để thông qua dự luật mà Quốc hội đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 9/2021. Một số nhà đầu tư đang đặt cược rằng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2021, theo Investing. 

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, tuy nhiên, với sự khó lường của dữ liệu việc làm sắp công bố của Mỹ, thị trường sẽ chỉ tìm được phương hướng sau khi dữ liệu được công bố vào cuối ngày hôm nay theo giờ địa phương.

Chứng khoán: Đà bứt phá qua 1.400 điểm thúc đẩy nhà đầu tư xuống tiền

Thị trường chứng khoán tuần giao dịch vừa kết thúc (28.6-2.7) chứng kiến sự bứt phá lịch sử: VN-Index lần đầu tiên vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh 1.400 điểm và sau đó liên tục tạo ra các mốc điểm mới.
Phiên đầu tuần ngày 28.6, VN-Index tăng hơn 15 điểm đưa chỉ số vượt qua ngưỡng 1.400 điểm lịch sử. Thế nhưng, phiên tiếp sau đó chỉ số không dừng lại, kết phiên lại tiến lên ngưỡng trên 1.410 điểm.
5 phiên giao dịch trong tuần, chỉ có phiên ngày 30.6 VN-Index phải tạm “lùi 1 bước để tiến 3 bước”. Phiên này chỉ số điều chỉnh nhẹ hơn 2 điểm. Cũng có một số tâm lí lo lắng xuất hiện cùng với các dự báo. Tuy nhiên, điều đó đã nhanh chóng qua đi khi thị trường tiếp tục đà tăng trong phiên liền sau đó.

Phiên ngày 1.7, VN-Index tăng trở lại hơn 8 điểm. Tiếp đến ngày cuối tuần 2.7, chỉ số lại tăng hơn 3 điểm sau một phiên được ví như “đi tàu lượn” lúc lên lúc xuống gây ra không ít phập phồng. Kết tuần, VN-Index vượt qua mốc 1.420 điểm.

Nhận định về điểm số hiện tại của VN-Index, bà Bùi Thị Kim – Trưởng phòng kinh doanh Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – cho rằng, khoảng cách 20 điểm cách biệt với ngưỡng 1.400 điểm chưa quá chắc chắn. Chỉ số có thể cần đến 1-2 lần kiểm định lại ngưỡng này để có được sự vượt qua một cách bền vững hơn.

Tuy nhiên, giai đoạn này thị trường đang chuẩn bị được hỗ trợ từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 2 của doanh nghiệp niêm yết cho nên khả năng khó điều chỉnh sâu.
Sự bứt phá của VN-Index vượt qua ngưỡng 1.400 điểm đã kích thích dòng tiền quay trở lại thị trường.

Tính chung, thanh khoản bình quân phiên của tuần giao dịch từ 28.6-2.7 đạt hơn 23.546 tỉ đồng, trong khi tuần liền trước chỉ đạt hơn 20.757 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 2.790 tỉ đồng mỗi phiên, tương ứng mức tăng hơn 13,4%.Đây là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường tăng điểm và dòng tiền vào thị trường cũng tăng. Tuy nhiên, vẫn có chút “lăn tăn” khiến dòng tiền chưa bùng nổ như kì vọng. Theo bà Kim, một trong những lí do có lẽ là nhà đầu tư chưa xuống mạnh tiền hơn nữa vì đang còn ngóng kết quả kinh doanh quí 2 của các doanh nghiệp niêm yết từ đó chọn lọc cổ phiếu để đưa vào danh mục đầu tư.

Lí do thứ hai, các quĩ đầu tư, khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng vừa chốt xong số liệu 6 tháng, cần thêm vài ba phiên để nhập cuộc trở lại. Lí do thứ ba, mặt bằng giá cổ phiếu trên thị trường hiện đã ở mức tương đối cao. Nhiều nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, thép… thậm chí đã tăng giá với mức tính bằng lần. Từ đó, nhà đầu tư cũng thận trọng hơn trong việc xuống tiền đối với những nhóm cổ phiếu này vốn dĩ luôn thu hút dòng tiền hàng đầu trên thị trường. Lí do thứ tư, hệ thống giao dịch xử lí sự cố trên sàn HoSE là giải pháp từ FPT dự kiến chính thức vận hành từ ngày 5.7 tới, thanh khoản trên sàn HoSE hi vọng sẽ không còn bị “bóp”, ‘siết”, có thể bùng nổ hơn nữa trong những phiên tới. 

Lo ngại loãng thị trường khi hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp lên sàn cuối năm

Mới đây, các ngân hàng MB và VietinBank thông báo chốt danh sách chia cổ tức vào nửa đầu tháng 7/2021. Theo đó, dự kiến chỉ trong 1-2 tháng nữa, hơn 1 tỷ cổ phiếu CTG của VietinBank và gần 980 triệu cổ phiếu MBB của MB sẽ lên sàn chứng khoán.


 Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sẽ lên sàn trong cuối năm. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, hai ngân hàng trên sẽ tiếp tục tung ra thị trường hàng trăm triệu cổ phiếu nữa qua chia cổ tức năm 2020 (VietinBank) và phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, bán cổ phiếu ESOP - cổ phiếu thưởng hoặc bán cho người lao động (MB).

Trước đó ngày 16/6, thêm 175 triệu cổ phiếu trả cổ tức của SHB đã được đưa giao dịch trên thị trường. Một số ngân hàng khác cũng đã hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông và số cổ phiếu này dự kiến về tài khoản nhà đầu tư trong quý III/2021.

Cụ thể, ABBank sẽ đưa ra thị trường gần 370 triệu cổ phiếu ABB theo phương án trình cổ đông về kế hoạch tăng vốn điều lệ. Theo đó, ABBank sẽ tăng 65% vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng, gồm hai giai đoạn. Thời gian thực hiện tăng vốn giai đoạn một dự kiến trong quý II và quý III, giai đoạn hai trong quý IV.

OCB (HoSE: OCB) cũng sẽ đưa gần 329 triệu cổ phiếu lên thị trường trong năm nay theo kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 30%. Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành 274 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 25%, chào bán 5 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cp và dự kiến phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ, ngân hàng sẽ trình nới "room" sở hữu nước ngoài lên tối đa 30%.

Tương tự, VIB sẽ đưa hơn 440 triệu cổ phiếu VIB lên sàn thông qua phương án tăng vốn tối đa 43% vốn điều lệ. Trong đó, ngân hàng sẽ chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 40%, nâng vốn lên 15.531 tỷ đồng và chào bán riêng lẻ tối đa 3% vốn đề phòng rủi ro dịch COVID-19.

Loạt ngân hàng tư nhân khác như ACB (HoSE: ACB) dự kiến sẽ đưa ra thị trường thêm 540 triệu cổ phiếu, HDBank (HoSE: HDB) cũng góp thêm 400 triệu cổ phiếu, thông qua chia cổ tức tỷ lệ 25%. SHB (HNX: SHB) dự kiến phát hành gần 370 triệu cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 20,5%. MSB (HoSE: MSB) cũng lên kế hoạch trả cổ tức bằng 352 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 30%. VietBank (VBB) phát hành hơn 58,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 14%).

Ở khối ngân hàng quốc doanh, BIDV (HoSE: BID) dự kiến sẽ đưa ra thị trường thêm 830 triệu cổ phiếu, gồm 488,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019-2020 và 341,5 triệu cổ phiếu có thể được chào bán riêng lẻ hoặc ra công chúng.

Một loạt ngân hàng khác đã thông báo tỷ lệ chia cổ tức và dự kiến sớm chốt danh sách phát hành cổ phiếu trong 2 quý tới với số lượng phát hành khủng. Theo đó, NamABank phát hành 105 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và năm 2020, OCB phát hành 274 triệu cổ phiếu trả cổ tức 25%, BacABank phát hành 44,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 6,3…
Thị trường còn chứng kiến 3 thương vụ phát hành khủng dù thông tin chi tiết chưa có. Cụ thể, Vietcombank đang chờ Chính phủ phê duyệt phương án chia cổ tức 27,6% bằng cổ phiếu. Nếu được phê duyệt, Vietcombank sẽ tung hơn 1 tỷ cổ phiếu ra thị trường.

Như vậy, trong 2 quý cuối năm, có ít nhất 7 tỷ cổ phiếu ngân hàng dội sàn chứng khoán. Nhiều chuyên gia chứng khoán cho biết, lợi nhuận lớn cộng với chia cổ tức khủng là động lực khiến cổ phiếu ngân hàng thăng hoa trong 6 tháng đầu năm nay với mức tăng từ 50% tới hơn 100%.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm với hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng, dự kiến lên sàn chứng khoán đang khiến các nhà đầu tư lo ngại sự pha loãng mạnh của thị trường, khiến cổ phiếu “vua” đứng trước nguy cơ điều chỉnh.

Bất động sản: Nhà giá rẻ đã 'mất tích'

Trong khi các công ty nghiên cứu thị trường tuyên bố nhà dưới 40 triệu đồng/m2 đã tuyệt chủng tại TP.HCM thì trong công bố mới đây, Sở Xây dựng TP cho biết, nhà từ 20 - 40 triệu đồng/m2 chiếm tới hơn 40% trong tổng số căn hộ.

H.Nhà Bè nhìn từ trên cao. Ảnh: Ngọc Dương

Theo Sở Xây dựng TPHCM, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn hình thành trong tương lai của 14 dự án, với 11.948 căn hộ. Tổng diện tích sàn là hơn 1,23 triệu m2. Bao gồm căn hộ chung cư là 11.038 căn, diện tích sàn hơn 1 triệu m2; nhà ở thấp tầng là 910 căn, diện tích sàn hơn 225.400 m2.

Trong đó, phân khúc cao cấp (hạng A) giá trên 40 triệu đồng/m2 chiếm đến gần 59% thị phần, với 7.040 căn; phân khúc trung cấp (hạng B) giá từ 20 - 40 triệu đồng/m2 chiếm hơn 41%, với 4.908 căn. Đáng chú ý, phân khúc căn hộ bình dân (hạng C) giá dưới 20 triệu đồng/m2 đã "mất tích" trên thị trường. Sở Xây dựng TPHCM so sánh với thị trường của năm 2020, phân khúc căn hộ cao cấp chiếm hơn 69% với 3.163 căn được bán ra thị trường. Phân khúc căn hộ trung cấp chiếm hơn 27% với 1.243 căn; có 3,6% căn hộ bình dân với 163 căn được bán ra thị trường.

Đáng nói là "quan điểm" về các loại căn hộ lại vênh nhau rất lớn.

Bộ Xây dựng phân cấp, mức giá dao động từ khoảng 35 - 45 triệu đồng/m2 được gọi là căn hộ trung cấp, và căn hộ cao cấp có mức giá trên 50 triệu đồng/m2. Căn hộ dưới 35 triệu đồng/m2 là căn hộ bình dân. Còn các công ty nghiên cứu thị trường như Danh Khôi Việt Nam, CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam, Colliers Việt Nam lại phân căn hộ trung cấp từ dưới 40 - 50 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT), căn hộ cao cấp (hạng A) từ trên 50 triệu đồng/m2 và căn hộ bình dân (hạng C) có giá dưới 40 triệu đồng/m2.

Riêng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) lại cho rằng theo khảo sát của HoREA, trên thị trường, giá nhà từ 35 triệu đồng/m2 trở lên đã được xếp vào loại nhà cao cấp, chứ không phải từ 40 triệu đồng/m2 trở lên mới được tính là căn hộ cao cấp.

Số liệu "phòng lạnh" và thực tế khác nhau

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường Công ty Danh Khôi Việt Nam, nhận định hiện nay trên thị trường TPHCM giá căn hộ thấp nhất cũng từ 32 - 40 triệu đồng/m2. Điều đáng nói từ đầu năm đến nay, loại hình căn hộ cao cấp và hạng siêu sang chiếm tỷ lệ rất lớn đến 70 - 80% rổ hàng. Căn hộ hạng B từ dưới 40 - 50 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT) cũng rất hiếm. Đối với căn hộ bình dân có giá từ 32 - 40 triệu đồng/m2 nếu như trong quý I-2021 còn xuất hiện vài cái tên như Mizuki của Công ty Nam Long ở quận Bình Tân hay Pi City ở quận 12 thì nay cũng đã gần như không còn.

Vấn đề là hiện nay, theo ông Nguyễn Hoàng, không biết có một cơ chế thống kê nào đảm bảo tính chính xác trên thị trường hay không. Trong khi con số thống kê của cơ quan chức năng như Sở Xây dựng hay Bộ Xây dựng công bố những dự án đủ điều kiện được phép bán nhà hình thành trong tương lai, giá bán đều căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư. Nhưng các báo cáo này bao giờ cũng có độ trễ và sai số nhất định, vì đa số khi cơ quan chức năng công bố được bán thì các dự án này đã bán hết từ lâu, và mức giá thực tế cũng đã tăng so với ban đầu.

Trong khi các công ty nghiên cứu thị trường "cào" số liệu thực đang diễn ra trên thị trường nên cập nhật và chính xác hơn, phản ánh được diễn biến, hơi thở thị trường.

“Thực ra những con số thống kê về thị trường như vậy thì Sở Xây dựng mới đưa ra trong thời gian khoảng 1 - 2 năm nay thôi, trước giờ hoàn toàn do các đơn vị nghiên cứu thị trường công bố. Các con số thống kê của cơ quan chức năng cũng chỉ như một kênh tham khảo, cùng với 3 - 4 đơn vị đưa ra con số thống kê lâu nay.

Giữa con số của cơ quan chức năng và của các đơn vị, có thể có sự khác nhau do cách tổng hợp số liệu, cách phân cấp loại hình căn hộ/bất động sản, độ chênh về thời gian... nhưng cơ bản vẫn thể hiện bản chất xu hướng dòng chảy của thị trường”, ông Nguyễn Hoàng nói.

Bà Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty Exim Land, hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, cho rằng các công ty khi đưa ra số liệu báo cáo thường tập trung vào các dự án, khu vực mà họ đang phân phối, đang bán hoặc đưa ra các con số thống kê có lợi cho họ, nên tính khách quan không có. Số liệu của Sở Xây dựng chủ yếu dựa vào việc các doanh nghiệp báo cáo. Nhưng các con số doanh nghiệp gửi Sở Xây dựng cũng có khi còn không đúng, nên những con số cũng chỉ có tính tương đối.

“Hiện nay loại căn hộ mới mở bán với giá khoảng 40 triệu đồng/m2 gần như cũng không còn, chỉ có thể mua lại các căn hộ cũ tại các dự án đã bán trước đây. Bởi TPHCM đã thiết lập một mặt bằng giá căn hộ cao ngất ngưởng, các chủ đầu tư đẩy giá lên quá cao. Ngay cả tỉnh Bình Dương giáp ranh TPHCM giá căn hộ cũng đã đẩy lên bình quân 40 triệu đồng/m2”, bà Cẩm Tú cho hay.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) điều chỉnh tăng doanh thu, lợi nhuận năm 2020

Doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2020 theo Kiểm toán Nhà nước tại PVFCCo tăng lần lượt là 163 tỷ đồng, 269 tỷ đồng và 239 tỷ đồng so với kiểm toán độc lập.


Kiểm toán Nhà nước yêu cầu điều chỉnh chi phí sửa chữa bảo dưỡng tổng thể rà soát lại trước khi thực hiện giảm 83 tỷ đồng.

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM, nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ) cho biết, đơn vị vừa nhận được Thông báo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại PVFCCo trong năm 2020.

Kết quả kiểm toán cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác quản trị của PVFCCo là minh bạch, tuân thủ pháp luật, kết quả kinh doanh phản ánh đúng thực tế thị trường.

Một trong các điểm chính trong kết quả kiểm toán là số liệu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất của PVFCCo. Theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của PVFCCo năm 2020 đã công bố, các số liệu này lần lượt là 8.040 tỷ đồng, 848 tỷ đồng và 702 tỷ đồng. Còn theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, các con số này lần lượt là 8.203 tỷ đồng, 1.117 tỷ đồng và 941 tỷ đồng.

Như vậy, số liệu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2020 theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tăng lần lượt là 163 tỷ, 269 tỷ và 239 tỷ đồng so với kiểm toán độc lập.

Số liệu tăng thêm, theo Kiểm toán Nhà nước là do chi phí sửa chữa bảo dưỡng tổng thể rà soát lại trước khi thực hiện giảm 83 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng; chi phí bán hàng giảm 23 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với lượng hàng tồn kho cuối kỳ; điều chỉnh giảm chi phí các năm trước: điều chỉnh nguyên giá tài sản tạm tính hình thành từ dự án NH3-NPK dẫn đến giảm tương ứng chi phí khấu hao dự án NH3-NPK giảm 49 tỷ đồng; thu nhập khác tăng do ghi nhận bổ sung bảo hiểm do sự cố gián đoạn kinh doanh 91 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính - kế toán để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ này trong niên độ kế toán, cụ thể là điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và Báo cáo tài chính năm 2020, đồng thời nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 29,3 tỷ đồng do thay đổi kết quả sản xuất, kinh doanh.

Với kết luận của Kiểm toán Nhà nước, PVFCCo sẽ điều chỉnh các bút toán vào Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021, và thực hiện các kiến nghị khác của Kiểm toán Nhà nước để hoàn thiện công tác nghiệp vụ của mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...