Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dâng hương tại Bia tưởng niệm suối Mạch Máng
2017-06-24 12:10:35
0 Bình luận
Nhân dịp về thăm và làm việc tại Bình Dương, sáng ngày 22/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tại Bia tưởng niệm suối Mạch Máng - phường Tân Bình, thị xã Dĩ An – địa danh lịch sử nơi diễn ra trận đánh suối Mạch Máng - còn gọi là Suối Sọ.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương, tưởng nhớ bia tưởng niệm Suối Mạch Máng. |
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tới thăm hỏi, tặng quà cụ bà Lê Thị Não, 95 tuổi, cựu chiến binh bị địch bắt, tù đày hiện đang sinh sống tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An. |
Trận đánh oai hùng
Suối Mạch Máng - cái tên không biết có tự thời nào, nhưng sau trận đánh ngày 4/5/1968 ấy bỗng được nhân dân đổi thành suối Sọ. Gọi là suối Sọ bởi vì sau đó nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng sau người ta vẫn còn thấy nhiều sọ người rơi vãi dọc theo con suối. Tại nơi đây, vào ngày 4-5-1968 đã diễn ra trận chống càn vô cùng dũng cảm và oanh liệt của lực lượng bộ đội chủ lực và dân quân địa phương, bao gồm: Đại đội 100, Tiểu đoàn 22, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7); bộ đội địa phương huyện Dĩ An và cán bộ dân quân du kích 2 xã Tân Bình và Bình Trị.
Hơn 49 năm qua, những người từng chứng kiến trận đánh và những người được nghe kể lại vẫn bùi ngùi xúc động với niềm tiếc thương vô hạn. Đảng bộ và nhân dân xã Tân Bình sẽ tiếp nối truyền thống của cha anh, kế thừa và phát huy để xây dựng vùng đất Tân Bình anh hùng ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Hơn một ngày đêm bám trụ chiến đấu kiên cường, lực lượng chủ lực và dân quân của ta đã đánh trả hàng chục đợt tiến công của bộ binh Mỹ - ngụy với sự yểm trợ của phi cơ, pháo binh và xe thiết giáp. Chúng đã đổ xuống vùng đất này hàng trăm tấn bom đạn trong một ngày đầy máu lửa. Kết quả, quân ta đã bắn cháy 4 xe tăng, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên giặc, bẻ gãy hoàn toàn trận càn quy mô lớn của chúng để viết thêm một trang sử vẻ vang cho xã Tân Bình anh hùng nói riêng và sự nghiệp giải phóng dân tộc nói chung. “Có không dưới 4.000 quả trọng pháo địch bắn xuống vùng này trong ngày hôm ấy. Có thể nói, đây là trận đánh kinh hoàng nhất đã diễn ra ở xã Tân Bình trong suốt hai cuộc kháng chiến”, ông Lê Đức Phong, một trong những nhân chứng của trận đánh kể lại.
Chiến công này cũng đã đổi bằng xương máu của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng bộ đội chủ lực Sư đoàn 7 và quân dân địa phương huyện Dĩ An, xã Tân Hiệp và Bình Trị thời bấy giờ. Từ đó nhân dân đã đổi tên suối Mạch Máng thành suối Sọ để khắc ghi tội ác của kẻ thù xâm lược và mãi mãi ghi công những anh hùng liệt sĩ đã vì nước hy sinh. Đại tá Phan Bá Tuyết, Đảng ủy viên - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 4, cho biết: “Trong trận chiến đấu này, mặc dù lực lượng quá chênh lệch, các đơn vị của Sư đoàn 7 cùng Tiểu đoàn 3 Dĩ An, dân quân du kích và đồng bào Tân Bình vẫn linh hoạt, chủ động, sáng tạo, duy trì cuộc chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch. Các trận đánh tại đây diễn ra vô cùng ác liệt. Mặc dù không có lực lượng tiếp ứng nhưng các đơn vị đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, người trước ngã người sau tiếp tục. Đây là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”.
Tự hào quê hương anh dũng
Trong những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc, quê hương Tân Bình rất tự hào là địa bàn đứng chân của nhiều đơn vị quân, dân, chính Đảng tập kết trước khi vào chiến trường. Do đó trong suốt hai cuộc kháng chiến, xã Tân Bình và Bình Trị có nhiều cơ sở cách mạng bảo vệ, đùm bọc những cán bộ cách mạng lão thành của Khu ủy miền Đông, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và nhiều địa phương khác về đây bám trụ xây dựng và chỉ đạo phong trào trở thành hậu phương tại chỗ ngay sát hang ổ của kẻ thù. Từ đó, Tân Bình vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến, chấp nhận mọi khó khăn khốc liệt do kẻ thù tăng cường kìm kẹp. Biết bao xương máu của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào địa phương cùng những người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống, tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Tân Bình.
Ngày nay, trên con đường thênh thang chạy vào tận khu chiến ngày nào, với nhà cửa, ruộng vườn xanh tốt, ít ai biết rằng khi xưa đây là một vùng hoang vắng, đường đi chỉ là những bờ ruộng nhỏ, lầy lội khó đi. Năm 2007, phường cho xây dựng mở rộng tuyến đường này và lấy tên là đường 35 và sau đó đổi tên đường thành tên của người nữ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Tươi (tức Năm Lan). Được biết trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, mặc dù bị thương nặng, nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Năm Lan vẫn không cho anh em cứu chữa mà chị còn động viên anh em xông lên giết giặc trả thù cho đồng đội. Chị và các đồng chí đồng đội đã ngã xuống oanh liệt trong trận chiến không cân sức, để lại cho nhân dân địa phương sự tiếc thương và niềm tự hào vô hạn. Ông Võ Văn Quang, một lão thành cách mạng của địa phương, nhân chứng của trận đánh năm xưa bồi hồi xúc động mỗi khi nhắc lại: “Tân Bình 45 năm trước đây là một vùng đất tiếp cận giữa hai thành phố lớn là hai cơ quan đầu não của địch. Nhưng hôm nay, mọi thứ đổi thay khiến những người như chúng tôi cũng không ngờ đến. Phường Tân Bình nói riêng và TX.Dĩ An nói chung đang phát triển rất nhanh. Cuộc sống của nhân dân đã được thay đổi, mọi người đều no ấm, hạnh phúc”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Bình Dương online
Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh
Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53
Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025
Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05
Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn
Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00
Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00
Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00