Thúc đẩy thanh toán không dung tiền mặt phát triển lĩnh vực thương mại ở An Giang

2023-08-04 11:08:49 0 Bình luận
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh An Giang việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn.

Chỉ cần dùng điện thoại kết nối mạng internet, tải ứng dụng, đăng ký và kết nối tài khoản ngân hàng thì có thể thực hiện thanh toán hầu hết các dịch vụ mà không cần đến tiền mặt.

Hoạt động TTKDTM trên địa bàn An Giang là một trong những hoạt động chuyển đổi của chính quyền địa phương, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nguồn lực để phục vụ chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đáng chú ý, kết quả thực hiện TTKDTM trên địa bàn tỉnh An Giang thời gian qua được thúc đẩy mạnh mẽ, số lượng tài khoản đang hoạt động đến 30/6/2023 đạt trên 1,71 triệu tài khoản, tăng 44.529 tài khoản, tỷ lệ tăng 2,66% so với cuối năm 2022.

Toàn tỉnh đã trang bị được 1.331 máy POS, tăng 90 máy, tỷ lệ tăng 7,25% so với cuối năm 2022 và đã lắp đặt được 255 máy rút và gửi tiền ATM, tăng hơn 01 máy so với cuối năm 2022.

Về doanh số thanh toán:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thời điểm 30/6/2022

Thời điểm 30/6/2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022

Số lượng

%

 

Thanh toán qua Internet banking

Chuyển tiền đi

Tỷ đồng

140.886

184.312

43.426

30,82%

 

Món

5.266.868

8.752.808

3.485.940

66,19%

 

Chuyển tiền đến

Tỷ đồng

11.296

18.233

6.937

61,41%

 

Món

504.334

719.694

215.360

42,70%

 

Liên kết Ví điện tử

Chuyển tiền đi

Tỷ đồng

101

118

17

16,40%

 

Món

104.030

179.000

74.970

72,07%

 

Chuyển tiền đến

Tỷ đồng

100

172

72

72,69%

 

Món

82.551

151.072

68.521

83,00%

 

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo của các TCTD trên địa bàn)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, sự phát triển vượt trội của Internet Banking/Mobile Banking và liên kết thanh toán qua các Ví điện tử; doanh số chuyển tiền đi và đến thông qua Internet Banking/Mobile Banking và các Ví điện tử có tỷ lệ tăng trưởng cao so với cùng kỳ cả về số lượng món và số tiền chuyển đi và đến.

Không chỉ thuận tiện với khách hàng cá nhân, hình thức TTKDTM còn mang đến tiện ích vượt trội cho các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ... giúp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lí các giao dịch tiền mặt một cách thuận tiện, an toàn và chính xác. Từ những tiện ích thiết thực, TTKDTM được sử dụng nhiều trong các giao dịch hàng ngày và trở thành xu thế tất yếu của xã hội.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn An Giang xác định đẩy mạnh hoạt động TTKDTM là công tác trọng tâm, thường xuyên giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đổi mới mở rộng quy mô.

Nhận thức được vai trò của TTKDTM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, NHNN chi nhánh tỉnh An Giang thường xuyên chủ động bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương, triển khai đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN và Kế hoạch 298/KH-UBND của UBND tỉnh An Giang, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trên các lĩnh vực.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp Viettel An Giang, VNPT An Giang, Mobifone An Giang triển khai chương trình TTKDTM tại 12 chợ ở các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó, phát triển 1.015 điểm chấp nhận TTKDTM. Phối hợp Petrolimex và PVOil An Giang triển khai chương trình TTKDTM trong hệ thống 60/65 cửa hàng xăng dầu của 2 đơn vị. Triển khai TTKDTM tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, quán cà phê, tiệm vàng, khu du lịch, spa, bệnh viện…

Đến nay đã triển khai hơn 200 đơn vị chấp nhận thẻ Agribank An Giang nhằm tạo chuyển biến tích cực về TTKDTM, thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán của người dân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các siêu thị triển khai TTKDTM trong hệ thống siêu thị với giải pháp thanh toán bằng thẻ ATM, chuyển khoản hoặc mã QR, được siêu thị bố trí để khách hàng có thể tự trả tiền…

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh còn thực hiện tốt việc triển khai cho người nộp thuế khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử trên địa bàn; triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong hệ thống bệnh viện, nhằm giúp bệnh nhân thuận lợi trong thanh toán viện phí, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân; triển khai thanh toán học phí cho một số trường học...

Ngoài các giải pháp về đầu tư hạ tầng và công tác quản lí, thời gian tới, tỉnh chú trọng phát triển thương mại điện tử trên cơ sở sàn giao dịch điện tử; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về phát triển thương mại điện tử. Đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, TTKDTM, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng hiện đại. Đồng thời khuyến cáo, cảnh báo các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, gian lận thương mại và hàng giả, đánh cắp thông tin, tài khoản.

Thời gian vừa qua, thông qua chương trình Ngày hội mua sắm, TTKDTM năm 2023 tổ chức tại TP. Long Xuyên, An Giang đã vận động được nhiều doanh nghiệp, người dân tham gia vào hoạt động thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng và các Ví điện tử liên kết. Cụ thể, hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang đã có trên 1,71 triệu người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Thời gian qua, có khoảng 143.600 tài khoản Ví điện tử được các doanh nghiệp viễn thông phát triển trên địa bàn An Giang.

Tính đến đầu tháng 7/2023, có khoảng 3.700 sản phẩm, nông sản hàng hóa được các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại An Giang đưa lên các sàn thương mại điện tử như Posmart, Voso, Tiki và Shopee.

Hoạt động TTKDTM đạt được nhiều kết quả tích cực thể hiện qua những điểm nổi bật chính, gồm: Hành lanh pháp lý phục vụ cho chủ trương TTKDTM và thanh toán điện tử đã từng bước được ban hành một cách đồng bộ và hoàn thiện; Trong giai đoạn 2016-2020, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc; Hoạt động TTKDTM có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là thanh toán qua điện thoại di động và Internet; Thanh toán điện tử trong lĩnh vực công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoàn thành kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp.

Những con số tăng trưởng ấn tượng này cho thấy kết quả của những nỗ lực không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng An Giang và xem chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã xác định ngân hàng là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển TTKDTM trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ TTKDTM trong thương mại điện tử lên mức 70%. Thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 60%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 80%; Phấn đấu 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ chấp nhận TTKDTM khi mua, bán hàng; 100% đơn vị cung cấp điện, nước triển khai TTKDTM và tỷ lệ thanh toán khuyến khích đạt 70%; 100% đơn vị viễn thông chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt; 100% sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh chấp nhận phương thức TTKDTM; 70% cửa hàng xăng dầu chấp nhận TTKDTM.

Tại Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu khuyến khích 100% cán bộ, công chức, viên chức ứng dụng TTKDTM khi giao dịch tại các kênh phân phối hàng hóa và thanh toán đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: chi trả lương, thanh toán tiền điện, nước; thanh toán hàng hóa, dịch vụ ăn uống; đóng phí, lệ phí; đồng thời khuyến khích 100% các đơn vị hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ hiện có chấp nhận thêm phương thức thanh toán điện tử.

Trên cơ sở những kết quả đạt được nhằm thực hiện thành công mục tiêu của TTKDTM giai đoạn 2021-2025, trong thời gian tới, nhiều giải pháp đồng bộ được đưa ra ở cả phía cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, các ngân hàng thì cần chú trọng tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thanh toán nội bộ và các hệ thống thanh toán khác, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) và áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như QR Code, Tokenization, thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless)... đối với các dịch vụ công, dịch vụ tiện ích như điện, nước, học phí, viện phí, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, các thủ tục hành chính công trực tuyến.

Thứ ba, tiếp tục triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...