Thực hiện chính sách, pháp luật về TGXH đối với NKT: Kết quả và giải pháp

2019-12-02 16:58:00 0 Bình luận
Ở Việt Nam, công tác chăm sóc, trợ giúp xã hội (TGXH) đối với Người khuyết tật (NKT) được coi là trách nhiệm pháp lý và đạo đức của nhà nước và toàn xã hội. Chăm sóc, trợ giúp NKT không những tạo điều kiện tốt nhất để NKT hòa nhập bình đẳng vào xã hội góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

Toàn cảnh phiên giải trình

Những kết quả đã đạt được

Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh tại phiên Giải trình “Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về TGXH đối với người cao tuổi và NKT” ngày 6/8/2019, thì: Vừa qua Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, Bộ LĐ-TBXH với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác NKT và các Bộ, ngành hữu quan đã có nhiều nỗ lực ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa chính sách TGXH, tích cực thực hiện các giải pháp, đổi mới quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp liên ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án TGXH, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, giao thông, xây dựng, văn hóa, công nghệ, bảo trợ xã hội. Ưu tiên bố trí kinh phí bảo đảm; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân, đoàn thể tạo điều kiện thúc đẩy xã hội trợ giúp người cao tuổi, NKT dựa vào cộng đồng. Tích cực chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho NKT đặc biệt là những người thuộc diện bảo trợ xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Cụ thể, Bộ LĐ-TBXH đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành soạn thảo, trình Quốc hội bổ sung nội dung liên quan trong các Bộ luật và 16 Luật liên quan; Chính phủ ban hành 40 Nghị định, Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 26 Quyết định; Bộ LĐ-TBXH, các bộ, ngành đã ban hành 61 Thông tư, Thông tư liên tịch có liên quan về trợ giúp xã hội cho Người cao tuổi (NCT), NKT. Các văn bản trên đã quy định chi tiết về chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc sức khỏe; chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần đối với NCT, NKT.

Đến nay, cả nước đã cấp giấy xác nhận khuyết tật cho trên 1,5 triệu người, làm căn cứ giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho 1,1 triệu NKT (với mức chuẩn trợ cấp xã hội tối thiểu là 270.000 đồng/người/tháng). Các đối tượng thuộc diện được TGXH đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi qua đời được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội.

Hàng năm, có khoảng 18.000 NKT được hỗ trợ đào tạo nghề tại các tổ chức Hội của NKT. Ngoài ra, Nhà nước và các tổ chức xã hội còn hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NKT.

Đến nay đã hình thành hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục ở trên 20 tỉnh thành phố; đã có 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 12 trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật và triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học phổ thông. Theo số liệu của ngành giáo dục, trên 45,8% trẻ khuyết tật được xếp loại học lực trung bình trở lên, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ở trẻ em khuyết tật đã giảm đáng kể.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo giải trình trước Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội 

Những mặt tồn tại

Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh: “Một số chính sách, pháp luật chưa được thực hiện có hiệu quả, có chính sách chưa đi vào cuộc sống, một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn và có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Công tác thông tin tuyên truyền chưa được thực hiện tốt, còn tình trạng kì thị, phân biệt đối xử đối với NKT. Một số nơi nhận thức của chính quyền địa phương còn hạn chế, coi công tác trợ giúp NKT là hoạt động nhân đạo, từ thiện, là nhiệm vụ riêng của ngành lao động, thương binh và xã hội và các tổ chức hội; thiếu sâu sát trong việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các kế hoạch, chương trình, mục tiêu trợ giúp NKT”. Sau đây là một số tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền là lợi ích của NKT:

Thứ nhất, về việc xác định mức độ khuyết tật.

Theo Luật và các văn bản hướng dẫn liên quan tới NKT, thì “Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định gồm các thành viên sau: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng; b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã; c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội; d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã; đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật(theo khoản 1, Điều 2, Chương II, Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 2/1/2019 của Bộ LĐ-TBXH). Nhiệm vụ thì nhiều, song kinh phí hoạt động cho lĩnh vực này lại ít, nên ở xã chỉ làm những việc người ta được làm còn đưa đi giám định, xác định khuyết tật là làm chưa tốt. Chính vì thế mới xảy ra thực trạng việc cấp giấy chứng nhận khuyết tật mới chỉ đạt 25% tính chung cho cả nước. Cụ thể, hiện nay cả nước có 6,2 triệu NKT từ 2 tuổi trở lên, song mới có 1,5 triệu người được cấp giấy chứng nhận. Đây là sự thiệt thòi rất lớn cho NKT. Và cũng chính vì hiện trạng này mà phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo và làm cho quyền, lợi ích hợp pháp của NKT bị ảnh hưởng.   

Thứ hai, về xác định người Tự kỷ có được coi là NKT?

Hiện nay, việc xác định này vẫn còn tồn tại 2 luồng quan điểm: 1/Coi tự kỷ là một loại bệnh; 2/Xếp tự kỷ là một loại tật. Nếu như theo quan điểm (2) thì người tự kỷ được xếp vào dạng NKT, còn theo quan điểm (1) là không. Còn dưới góc độ pháp lý, thì Luật NKT không đề cập đến người tự kỷ. Còn văn bản hướng dẫn thì coi tự kỷ như loại khuyết tật khác, nhưng lại ko cụ thể hóa loại khuyết tật khác là những loại gì? Cho nên, hướng tiếp cận và xử lý về mặt chính sách đối với đối tượng này vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, đối tượng người tự kỷ gần như là người bị bỏ lại phía sau…?

Thứ ba, chuẩn trợ cấp XH của NKT thấp hơn mức chuẩn của hộ nghèo.

Theo chính sách hiện hành chuẩn trợ cấp XH của NKT là 270.000đ. Đối với NKT nặng được hưởng 2,5 lần có giá trị là 675.000 đ/tháng, tức là chỉ bằng 96% chuẩn nghèo nông thôn và bằng 75% chuẩn nghèo đô thị. Nguyên nhân là năm 2016 Nhà nước xác định tăng mức chuẩn nghèo, song mức chuẩn trợ cấp XH lại không tăng.

Thứ tư, NKT vẫn còn gặp nhiều rào cản khi hòa nhập cộng đồng. Cụ thể:

- Việc thực hiện giảm giá vé, giá dịch vụ chưa được thực hiện nhất quán đồng bộ trong khu vực tư nhân;

- NKT còn khả năng học tập, làm việc gặp quá nhiều rào cản khi tiếp cận với giáo dục, y tế, dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi. Việc thực hiện chính sách bảo đảm tiếp cận việc nhà chung cư, công trình công cộng đối với NKT chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao.

Thứ năm, Công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về NKT chưa thường xuyên, nghiêm túc.

 Ủy ban Về các vấn đề xã hội chỉ rõ, các hạn chế bất cập chủ yếu là do một số Bộ, ngành và chính quyền địa phương chưa quyết liệt, chưa thực hiện đầy đủ công tác quản lý nhà nước nhất là công tác tham mưu đề xuất chính sách, thanh tra, kiểm tra, chậm giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bất cập, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về NKT.

Giải pháp khắc phục

Thứ nhất, cần làm tốt công tác tuyên truyên, phổ biến kiến thức liên quan tới NKT đến mọi tầng lớp nhân dân. Để mọi người, mọi cơ quan, ban ngành hiểu được trách nhiệm của mình trong việc quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho NKT.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về NKT. Quan tâm trong việc quyết định phân bổ ngân sách hàng năm dành cho việc thực hiện công tác NKT. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NKT.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc rà soát văn bản, bổ sung các quy định còn thiếu, sửa đổi các quy định bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Sớm chỉ đạo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Người khuyết tật để kịp thời kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh chính sách cần thiết nhằm khắc phục hạn chế, bất cập.

Thứ ba, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân gây khó khăn đối với NKT, thân nhân gia đình NKT, những tổ chức nuôi dưỡng, dạy nghề cho NKT.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...