Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn
2015-10-29 22:09:03
0 Bình luận
Bệnh nứt hậu môn (NHM) là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, với tình trạng xuất hiện vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, gây ra cơn đau nhói khi đi đại tiện.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người già.
Nguyên nhân:
Táo bón: nguyên nhân thường gặp, do quá trình rặn để đẩy phân cứng và to ra ngoài.
Tiêu chảy kéo dài: kích thích nhu động ruột làm rách hậu môn.
Sinh đẻ: thai phụ sau khi sinh thường bị nứt hậu môn do chấn thương vùng chậu trong quá trình sinh.
Bệnh lý: các bệnh lý ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh Crohn, loét đại tràng, viêm ruột… cũng gây ra nứt hậu môn.
Chấn thương ở vùng hậu môn do thăm khám trực tràng, sử dụng nhiệt kế, giao hợp bằng đường hậu môn…
Triệu chứng:
- Có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.
- Đau nhói khi đi đại tiện và có thể kéo dài sau vài giờ.
- Ngứa và bỏng rát quanh vùng hậu môn.
- Xuất hiện một ít máu tươi lẫn trong phân hay giấy vệ sinh…
Biến chứng:
Các triệu chũng trong bệnh NHM thường tự khỏi trong vòng 1 - 4 tuần ở dạng cấp tính. Trong một số trường hợp sẽ chuyển sang dạng mãn tình khi các triệu chứng này kéo dài > 6 tuần.
- Thường hay tái phát.
- Vết rách lan rộng đến cơ vòng hậu môn. Sự co thắt của cơ vòng hậu môn khiến vết rách lâu lành.
Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn
Các thuốc được sử dụng trong điều trị NHM chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh.
Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của NHM.
Nhóm thuốc nhuận tràng: nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị NHM do nguyên nhân táo bón, vì có tác dụng làm mềm phân và giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng. Nhóm thuốc này có 2 loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc nhuận tràng tạo khối (polycarbophil, psyllium, methylcellulose…) là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho người lớn.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (lactulose): thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột. nhóm thuốc này thường được sử dụng cho trẻ em.
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason….): có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng thuốc kem, thuốc mỡ.
Nhóm thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain...): có tác dụng giảm đau, ngứa, bỏng rát… ở vùng hậu môn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…).
Cần lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…): thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…
Nitroglycerin: thường được sử dụng ở dạng thuốc mỡ, là thuốc có tính giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp vết nứt mau lành. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp…
Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…): thường được sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc mỡ, có tác dụng tang cường lưu thông máu và thư giãn cơ vòng hậu môn. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi nitroglycerin không mang lại hiệu quả điều trị.
Botulinum typ A (botox): thường được sử dụng ở dạng thuốc chích, có tác dụng làm liệt cơ vòng hậu môn, chống co thắt.
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc còn có các phương pháp khác như: điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị không dùng thuốc…
Phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp ngăn ngừa táo bón, là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh NHM. Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tăng cường luyện tập thể dục thể thao… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng tránh được bệnh này.
Nguyên nhân:
Táo bón: nguyên nhân thường gặp, do quá trình rặn để đẩy phân cứng và to ra ngoài.
Tiêu chảy kéo dài: kích thích nhu động ruột làm rách hậu môn.
Sinh đẻ: thai phụ sau khi sinh thường bị nứt hậu môn do chấn thương vùng chậu trong quá trình sinh.
Bệnh lý: các bệnh lý ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh Crohn, loét đại tràng, viêm ruột… cũng gây ra nứt hậu môn.
Chấn thương ở vùng hậu môn do thăm khám trực tràng, sử dụng nhiệt kế, giao hợp bằng đường hậu môn…
Triệu chứng:
- Có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.
- Đau nhói khi đi đại tiện và có thể kéo dài sau vài giờ.
- Ngứa và bỏng rát quanh vùng hậu môn.
- Xuất hiện một ít máu tươi lẫn trong phân hay giấy vệ sinh…
Biến chứng:
Các triệu chũng trong bệnh NHM thường tự khỏi trong vòng 1 - 4 tuần ở dạng cấp tính. Trong một số trường hợp sẽ chuyển sang dạng mãn tình khi các triệu chứng này kéo dài > 6 tuần.
- Thường hay tái phát.
- Vết rách lan rộng đến cơ vòng hậu môn. Sự co thắt của cơ vòng hậu môn khiến vết rách lâu lành.
Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn
Các thuốc được sử dụng trong điều trị NHM chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh.
Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của NHM.
Nhóm thuốc nhuận tràng: nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị NHM do nguyên nhân táo bón, vì có tác dụng làm mềm phân và giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng. Nhóm thuốc này có 2 loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc nhuận tràng tạo khối (polycarbophil, psyllium, methylcellulose…) là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho người lớn.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (lactulose): thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột. nhóm thuốc này thường được sử dụng cho trẻ em.
Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason….): có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng thuốc kem, thuốc mỡ.
Nhóm thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain...): có tác dụng giảm đau, ngứa, bỏng rát… ở vùng hậu môn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…).
Cần lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…): thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…
Nitroglycerin: thường được sử dụng ở dạng thuốc mỡ, là thuốc có tính giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp vết nứt mau lành. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp…
Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…): thường được sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc mỡ, có tác dụng tang cường lưu thông máu và thư giãn cơ vòng hậu môn. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi nitroglycerin không mang lại hiệu quả điều trị.
Botulinum typ A (botox): thường được sử dụng ở dạng thuốc chích, có tác dụng làm liệt cơ vòng hậu môn, chống co thắt.
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc còn có các phương pháp khác như: điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị không dùng thuốc…
Phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp ngăn ngừa táo bón, là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh NHM. Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tăng cường luyện tập thể dục thể thao… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng tránh được bệnh này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo sức khỏe đời sống