Thương binh biến rác thành vật dụng hữu ích, tạo thu nhập ổn định
Thương binh Nguyễn Bá Tụng (80 tuổi), thôn Văn Xá, xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Ông Tụng từng chiến đâu tại thành cỏ Quảng Trị. Sau khi xuất ngũ, ông trở về quê hương sinh ống.
Được biết, khi còn trẻ được bố mẹ truyền nghề đan lát mây tre, nhưng ông không theo nghề để mưu sinh. Chỉ thi thoảng mua mâyy trẻ về tự đan các vật dụng cần thiết cho gia đình.
Những sợi dây nhựa bị vứt bỏ được ông Tụng tận dụng (Ảnh: Dân trí)
Năm 2019, khi đi qua công trường xây dựng, ông Tụng thấy những dây nhựa bị vứt bỏ. Đây là loại dây dùng để đóng, buộc các loại vật liệu như gạch, ngói…
Thấy loại dây dẻo dai, bỏ đi vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, ông Tụng đã nhặt về, tìm cách tái sử dụng. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng tạo ra vật dụng bằng thứ nguyên liệu này.
Ông Tụng và các sản phẩm do mình sáng tạo (Ảnh: Dân trí)
Sau khi tạo ra được sản phẩm đầu tay từ dây nhựa bỏ đi đó, ông Tụng tiếp tục đến các công trường xây dựng xin thêm nhiều dây nhựa về để đan lát thành các vật dụng hữu ích trong gia đình. Cứ vậy, hàng loạt đồ đạc như rổ, rá, thúng, rồi cả chổi nhựa, tấm che nắng, dụng cụ đựng bát đũa bằng dây nhựa lần lượt ra đời.
"Dây nhựa này đan lát khó hơn so với mây tre vì nó trơn, cứ tuột ra, muốn "uốn nắn" cần phải có thời gian, sự tỉ mỉ. Khi hoàn thành rồi thì tôi thấy những sản phẩm từ dây nhựa này vừa đẹp, bền, lại tái sử dụng được rác thải nhựa, không gây ô nhiễm môi trường", ông Tụng trình bày.
Chiếc rá nhựa bền, đẹp được tạo ra dưới bàn tay của ông Tụng (Ảnh: Dân trí)
Không chỉ sử dụng trong nhà, ông Tụng còn tạo ra những sản phẩm từ dây nhựa tặng bạn bè, người thân. Nhiều người nhận thấy các vật dụng của ông Tụng vừa bền lại đẹp mắt nên đã đến đặt hàng. Dần dần, từ trong làng ra đến ngoài xã, rất nhiều gia đình đã chọn và sử dụng rổ, rá do ông lão thương binh 80 tuổi đan lát, tạo hình.
Nhờ được nhiều người ưa chuộng, các vật dụng đan từ dây nhựa đã mang lại cho thương binh Nguyễn Bá Tụng công việc có thu nhập ổn định ở tuổi xế chiều. Với giá bán từ 100.000-150.000 đồng cho một sản phẩm tùy loại, thu nhập mỗi tháng từ những rổ, rá..., cộng với khoản lương thương binh cũng đủ cho vợ chồng ông Tụng trang trải, chi tiêu.
Những vật dụng hữu ích được chế tạo từ dây nhựa (Ảnh: Dân trí)
Trên chiến trường là chiến sĩ dũng cảm, yêu nước. Sau khi trở về quê hương, những cựu chiến binh, thương binh đã học hỏi theo lời dạy của Bác, vươn lên làm kinh tế, có ích cho gia đình và cộng đồng.
Như thương binh Hoàng Văn Thàm (62 tuổi), ở khu phố 5, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài (Bình Phước). Tham gia chiến trường năm 1978, năm 1979, với thương tật mất 36% sức lao động, là thương binh hạng 4/4, ông được xuất ngũ trở về quê nhà.
Quê gốc vốn ở Cao Bằng, nhưng năm 1984, ông thàm đã đưa vợ con vào Nam lập nghiệp theo diện đi kinh tế mới. Sau nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, năm 1992, ông dành dụm được một số tiền mua 1,3ha đất làm chỗ ở và gây dựng kinh tế.
Tại mảnh đất Bình Phước, ông trồng đậu, rau các loại, nuôi heo, đào ao thả cá… Không chỉ làm nông, thấy người dân ăn chay nhiều nên nhu cầu tiêu thụ đậu hũ rất lớn, vợ chồng ông Thàm đã đi nhiều nơi học hỏi rồi về mở xưởng sản xuất đậu hũ, cung cấp cho các tiểu thương ở chợ Đồng Xoài. Với tính tình siêng năng, chí thú làm ăn, từ làm nông nghiệp, sản xuất đậu hũ đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu ổn định, mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Khi cuộc sống đã ổn định, có của để dành, năm 2008, ông quyết định chuyển gần hết diện tích đất sang trồng cao su, vì thấy loại cây trồng này tốn ít công chăm sóc, thu nhập ổn định. Ông chỉ giữ lại vài trăm mét để trồng rau phục vụ bữa ăn gia đình và người thân. Dù đã ở tuổi 62 nhưng ông Thàm vẫn còn rất khỏe mạnh, hằng ngày ông dậy sớm ra lô cạo mủ cao su rồi mang đi bán.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.