Thương binh Nguyễn Văn Bình: Ký ức vẹn nguyên và hạnh phúc đong đầy

2020-08-10 13:32:32 0 Bình luận
Hòa bình đã về với đất nước bao nhiêu năm là bấy nhiêu thời gian thương binh Nguyễn Văn Bình sống với ký ức của một thời oanh liệt. Cuộc sống không cho ai tất cả mà cũng không lấy đi của ai tất cả… mà, ông trời vẫn “có mắt” bởi đã cho ông hạnh phúc đong đầy khi hai đứa con nuôi của ông lại thành một cặp…

Mỗi dịp 27/7 hàng năm, chúng tôi lại vinh dự được cùng các bác, các đồng chí Thương bệnh binh trở về thăm chiến trường xưa. Năm nay, điểm dừng chân của chúng tôi là vùng đất Quảng Trị đầy khói lửa, nơi ghi dấu chiến công anh dung một thời của quân và dân ta. Suốt cuộc hành trình dài, tôi được nghe những câu chuyện chiến đấu rồi những câu chuyện thường nhật của người lính những năm tháng kháng chiến, trong đầu tôi chợt nhớ tới hình ảnh một người thương binh  cũng từng chiến đấu tại chảo lửa Quảng Trị mà tôi có dịp gặp gỡ trong một dịp tình cờ.

Trong một buổi đi thăm đồng đội cũ với Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương tôi được gặp thương binh Nguyễn Văn Bình. Được nghe về hoàn cảnh gia đình ông mà tôi cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ biết bao…

Chân dung thương binh Nguyễn Văn Bình.

Ký ức ùa về

Vừa nhâm nhi tách trà, giọng kể trầm ấm, ký ức lại ùa về với thương binh Nguyễn Văn Bình. Ông sinh ngày 10/10/1953 tại xóm Cậy, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, là thương binh 1/4. Trong đôi mắt nhìn xa xăm như ánh lên những mảnh ghép ký ức, ông Bình tâm sự: Thoát ly gia đình năm 16 tuổi, đi học chuyên nghiệp (học sư phạm); tháng 12/1969 gọi nhập ngũ 1 lần nhưng vì răng sâu nên bị từ chối (đơn vị tuyển quân không nhận). Tháng 4/1970, thêm lần nữa lên cũng chỉ vì lý do trên mà tôi lại bị từ chối. Tháng 8/1970, gọi lần nữa nếu không đi là không được nhận (mình xác định là ở làng bấy giờ có ông thọt chân còn đi nên xin đi bằng được). Vào chiến trường là ta mở Chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971.

Những lời kể của người thương binh ấy như phác họa một người lính trẻ mang lòng nhiệt huyết, sự quyết tâm làm hành trang lên đường nhập ngũ ngày 28/8/1970, ai ngờ được một thanh niên nhỏ bé với cân nặng chưa đến 40kg lại là lính thông tin tham gia chiến đấu tại tiểu đoàn 4, trung đoàn 24, sư đoàn 304 - một trong những con người theo đoàn binh của ta trên khắp nẻo đường mặt trận. Khi chiến tranh kết thúc, ông trở về với đôi tay không còn lành lặn và một con mắt bỏ lại nơi chiến trường. Nhưng nhiệt huyết tuổi trẻ của chàng lính trẻ chưa bao giờ hết sôi sục , những năm qua, ông vẫn sống với hơi thở của bộ đội cụ Hồ, vượt lên trên khó khăn để ổn định cuộc sống.

Nghịch cảnh trớ trêu

Sau khi giải ngũ năm 1973, ông trở về địa phương và xây dựng gia đình với bà Dương Thị Thái (sinh năm 1955) cùng quê. Ông Bình và bà Thái đến với nhau bằng lòng chân thành, hy vọng một cuộc sống hạnh phúc nhưng trớ trêu thay ông bà lại mãi không có con.

Nói đến đây, mắt ông hoen lệ, ông Bình chia sẻ: “Hai cô chú đi chữa bệnh 19 năm mà vẫn không có con. Chạy chữa khắp nơi thì có người bạn giới thiệu về bệnh viện C, ngồi với ông giám đốc bệnh viện, ông ý bảo không con cũng may rồi - là vì cơ thể tôi chết trên 80%, số còn lại dị dạng nên không thụ thai được, chẳng may mà có con lại khổ”. Từ đó hai vợ chồng động viên nhau dù không có con cái thì vẫn phải vui vẻ.

Thiếu tướng Lê mã Lương tới thăm và động viên người đồng đội cũ.

 Hạnh phúc nở hoa

Rồi ông trời rủ lòng thương để ông bà có những đứa con nuôi. Bà Thái kể: Năm đó bà mới ngoài 20, trong xóm có đứa bé bị bỏ rơi, tưởng không sống được nhưng với lòng thương cảm của người khao khát được làm mẹ bà vẫn mang đứa bé về nuôi với suy nghĩ: “Thì thôi cứ nhặt nó về, nó sống thì mình nuôi, nó chết thì mình chôn chứ không nghĩ tới chuyện tàn tật. Mang nó về thì đúng một năm điều trị ở viện, nuôi nó quá khổ đến mức trong xóm, thanh niên thì không ai dám đến còn người già đến thì ai cũng khóc. Sau này nó bị nhiều thứ bệnh lắm rồi đến 10 tuổi thì 2 mắt thị lực ngày cảng giảm rồi chẳng thấy gì nữa. Xuống viện mắt Trung ương người ta trả lời là cả thế giới bó tay, tưởng cứ như vậy mà sống thế mà nó khỏi. Nhưng sau khi mắt khỏi thì tâm trí nó lại không bình thường, nó cứ lang thang bỏ nhà đi suốt”.

Thế rồi, ông trời thương lại cho bà đứa con trai nữa: Đó là anh Minh, theo lời bà Thái thì bố mẹ anh mất từ khi anh lên 6 lên 7, từ đó anh cứ lang thang đi ở để nuôi bản thân. Một lần tình cờ bà đi qua một quán ăn thấy anh bị đánh đập, thấy tội nghiệp bà lại mang về nhà và chữa bệnh cho. Sau đó, bà hỏi địa chỉ đưa anh về quê thì hóa ra bố mẹ anh chết rồi, mà họ hàng không ai nhận nuôi. Công an dưới đấy họ bảo thôi có thương thì thương cho chót, họ làm thủ tục cho nhận con nuôi thế là anh Minh về ở với vợ chồng ông bà.

Chắc duyên phận đưa đẩy hai đứa con nuôi của ông bà lại đến và lập gia đình với nhau. “Giờ chúng cũng có 2 đứa con, trai giá đủ cả, hai đứa ngoan ngoãn chịu khó, vậy là gia đình vui vẻ” - Đôi mắt bà Thái ánh lên nét hạnh phúc, đôi môi khẽ nở nụ cười khi kể về gia đình mình.

Vậy là sau bao năm, gia đình của người thương binh ấy là bến đỗ cho những mảnh đời tưởng như khiếm khuyết nhưng họ lại ghép thành một hạnh phúc hoàn hảo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...