Thương cảm anh trai tật nguyền nuôi em bại liệt, ước mơ có phép màu

2022-01-11 13:58:24 0 Bình luận

Đó là gia đình anh Cao Ngọc Bình (44 tuổi,  ở thôn Phong Mỹ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Anh Bình cho biêst, bố mẹ anh sinh được 5 người con. Khi em út chưa đầy 1 tuổi, bố mất, 7 năm sau, mẹ cũng đổ bệnh rồi mà qua đời. Thương các em còn nhỏ, anh Bình xin đi nấu ăn cho xưởng đóng gạch tại Hà Nội.

Năm 2001, anh Bình về quê vay mượn mở quán cắt tóc ở gần nhà. Tuy thu nhập từ nghề này hồi ấy không đáng bao nhiêu nhưng phù hợp với đôi chân với một bên bị tật nguyền. Năm 2004, anh Bình xây dựng gia đình với người con gái kém anh 2 tuổi. Một năm sau, vợ chồng anh vỡ òa niềm vui khi chào đón đứa con trai đầu lòng. Sau 6 năm, vợ chồng anh đón thêm thành viên thứ hai là một bé trai bụ bẫm đáng yêu.

Anh trai tàn tật chăm em liệt giường (Ảnh: Giáo dục&Thời đại)

Những tưởng cuộc sống từ đây sẽ ngập tràn niềm vui và vơi dần khó nhọc, nhưng rồi biến cố lại lần nữa xảy đến với gia đình anh. Năm 2017, anh Bình bị bức tường rào của gia đình đổ đè trúng người, khiến một bên chân bị gãy. Kể từ đó, anh không thể tiếp tục nghề cắt tóc sau hơn chục năm gắn bó.

Tai hoạ chưa dừng lại ở đó, năm 2018 người em trai út Cao Ngọc Vui làm việc ở Đồng Nai, trong lúc lao động không may bị ngã từ tầng hai xuống đất. Tai nạn lao động nghiêm trọng đã khiến anh Vui bị tụ máu não, liệt nửa người, hôn mê sâu nhiều tháng. Tuy nhiên, gần 5 tháng điều trị tại đây nhưng cũng không có kết quả khả quan. Gia đình lại tiếp tục chuyển sang Bệnh viện phục hồi chức năng (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) điều trị. Hơn 3 tháng điều trị, bác sĩ cho biết không có khả năng hồi phục nên gia đình đành đưa em trai về nhà chăm sóc.

Mọi sinh hoạt của anh Vui đều trông cậy vào vợ chồng anh Cường (Ảnh: Giáo dục&Thời đại)

Anh Bình cũng cho biết, mặc dù anh Vui có vợ, được cưới hỏi đàng hoàng song từ ngày bị nạn, người vợ không một lần gọi điện về hỏi han.Hiện nay, mọi chi phí sinh hoạt của cả nhà, tiền đóng học cho các con đều phụ thuộc vào đồng lương công nhân ít ỏi của vợ anh. Mặc dù, anh Bình và em trai được nhận chế độ trợ cấp xã hội cho người tàn tật nhưng cũng không đáng kể. Đó là chưa kể những lần mang em đi khám bệnh, thuốc men…

Để giảm bớt gánh nặng “cơm áo” cho vợ, anh Bình quyết định vay mượn tiền từ chính sách hỗ trợ của nhà nước, để mua một chiếc xe ba bánh. Sau khi tập tành thành tạo, anh Bình mua trái cây trên chợ đầu mối (TP Thanh Hóa) rồi đem về chợ gần nhà bán cho người dân.

"Tôi chỉ ước ao có một phép màu nào đó, để giúp em trai có thể đi lại được dù chỉ là một chút thôi, tôi cũng cảm thấy ấm lòng rồi. Bản thân là một người anh, tôi cũng chỉ biết cố gắng vì em và các con", anh Bình nghẹn lòng.

Cũng tương tự, ở Trung Quốc có một câu chuyện về tình anh em vô cùng cảm động, lấy đi nước mắt của bao người. Anh Minh Kim Thành (58 tuổi) sống ở thôn Thạch Khôi Diêu, thành phố Nhật Chiêu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tuy tật nguyền nhưng anh rất hiếu học, tập di chuyển bằng ghế đẩu và được bố mẹ cho đi học hết cấp hai.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, thương bố mẹ vất vả, Minh Kim Thành ra ngoài làm thuê, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Không được công ty nào nhận vào làm, ông học nghề đan mây tre, đan túi, giỏ, rổ rá để kiếm tiền. Sau hai năm, nghề của ông bị đào thải khi thị trường xuất hiện giỏ, rổ nhựa giá rẻ hơn, bền hơn. Ông cũng thử qua nhiều nghề khác như làm bánh ngọt, chăn nuôi, làm đậu phụ nhưng đều không phù hợp.

Hơn 10 năm trước, khi đang giúp bố mẹ thu hoạch lạc, Minh Kim Thành hay tin trường đào tạo kỹ thuật điện ở Lâm Nghi tuyển sinh nên quyết định đăng ký, với ý định học nghề sửa đài cát sét.
Không đủ tiền đóng học phí 150 tệ, ông đi vay được 200 tệ và bắt xe đến Lâm Nghi. Thấy ông đến, các thầy cô cảm động trước tinh thần của học viên tật nguyền hơn 40 tuổi nên làm thủ tục nhận học luôn và chỉ thu 50 tệ học phí.

Ông chủ thấy Minh Kim Thành thật thà, lại có kiến thức cơ bản nên dạy sửa radio, tivi, rồi đến tủ lạnh, máy giặt, quạt, ấm siêu tốc, máy ghi âm. Cứ như vậy, ông dần thành thạo và bắt đầu mưu sinh bằng nghề sửa chữa đồ gia dụng.

Chăm chỉ, chịu khó làm lụng, anh đã tích cóp đủ tiền để giúp ba em trai xây nhà, lấy vợ. Ba người em luôn biết ơn anh trai tàn tật, mỗi khi rảnh rỗi đều qua nhà thăm bố mẹ, giúp anh làm việc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bài 1: Ngày 5/8/1964, trận kinh điển đất đối không của Việt Nam

Năm nay nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu chống quân Mỹ không kích Miền Bắc (5/8/1964-5/8/2024); và là ngày truyền thống của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng không quân Mỹ. Những CCB trực tiếp chiến đấu trận ấy bảo, đây là trận chiến kinh điển đất đối không của Việt Nam.
2024-07-26 21:53:00

Giám đốc Công an TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Công an Thành phố Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2024-07-26 15:05:00

“Cuộc đua kỳ thú – phiên bản Mega 2024”: Sự kiện trải nghiệm lý thú nhất mùa hè dành cho trẻ em tại Nghệ An

“Cuộc đua kỳ thú mùa 5 – phiên bản Mega 2024” là cuộc đua vượt chướng ngại vật dành riêng cho trẻ em từ 6 -12 tuổi được tổ chức tại Tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái Mường Thanh Green Land Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) vào ngày 27/7/2024.
2024-07-26 13:42:05

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LỄ TRUY ĐIỆU VÀ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
2024-07-26 13:21:43

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00 ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h00 cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch.
2024-07-26 12:30:00

Chủ tịch TP Hải Phòng thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ

Dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đến thăm, tặng quà gia đình bà Trần Thị Dính (sinh năm 1953, đang cư trú tại 71 Thiên Lôi, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân), là vợ liệt sĩ Bùi Văn Đường
2024-07-26 08:01:55
Đang tải...