Tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp của người khuyết tật
- Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho thương binh và cựu chiến binh tại Việt Nam hiện nay
- Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Ý nghĩa và tác động đối với xã hội Việt Nam hiện đại
- Lãnh đạo Hiệp hội VAIDE đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Thương binh Trường Sơn Tây Nguyên
Trung bay sản phẩm của người khuyết tật
Theo thống kê, hiện cả nước có 8 triệu NKT, nhưng số người được đào tạo nghề quá ít và tỷ lệ NKT tìm được công việc sau học nghề còn thấp, chủ yếu là tự tạo việc làm. Vì NKT chủ yếu làm việc tạm thời, nên thu nhập thấp và không ổn định.
Thiếu tướng Lê Mã Lương – Chủ tịch Hiệp hội DN của thương binh và NKT Việt Nam đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực tế này, trong đó chủ yếu là do nhận thức của các cấp chính quyền về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT chưa đầy đủ; hệ thống dạy nghề thiếu và yếu. Thêm nữa, kết cấu chương trình đào tạo nghề quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có giáo trình dành riêng cho NKT.
Trong khi đó, mặt bằng trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của NKT thấp. Xã hội vẫn có sự phân biệt, e ngại về chất lượng lao động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị không phù hợp… ; hầu hết các DN chưa nhiệt tình khi nhận lao động là NKT vào làm việc với các lý do khác nhau, đã vô hình chung làm giảm cơ hội việc làm của NKT.
Tại buổi tọa đàm, đại diện nhiều chủ DN là NKT nêu những khó khăn để phát triển cơ sở, công ty như thiếu vốn, thiếu diện tích mặt bằng, đầu ra khó khăn bởi sản phẩm còn kém sự tinh xảo, hoạt động bán hàng chưa chuyên nghiệp...
Trước thực tế này, Thiếu tướng Lê Mã Lương mong muốn Bộ LĐTB&XH cùng các cơ quan chức năng nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch để hỗ trợ cho DN của NKT theo yêu cầu trong thời kỳ mới. Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm lại nhấn mạnh có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất của NKT hoặc là vệ tinh cho các hãng lớn (giống như Nhật Bản, mỗi cơ sở làm một công đoạn để có sản phẩm hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất).
Còn nếu các cơ sở cứ sản xuất đơn lẻ như hiện nay thì trong tương lai rất khó khăn. Nhất là khi Việt Nam đã hội nhập giao lưu kinh tế toàn cầu, khách hàng không thể mua giúp sản phẩm cho NKT mà sự tồn tại của DN NKT là do thị trường quyết định.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.