Tin tức kinh tế, tài chính ngày 4/8/2021: Nhà đất sẽ buộc phải hạ giá cuối quý III?

2021-08-04 09:40:54 0 Bình luận

Giá vàng hôm nay 4/8: Nhà đầu tư chớp thời cơ lướt sóng

Đầu ngày 4/8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.810 USD/ounce, ghi nhận một phiên giảm 4 USD/ounce

Trước đó trong ngày 3/8, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phê duyệt 650 tỉ USD hỗ trợ một số quốc gia bị ảnh hưởng Covid-19, đồng USD đã suy yếu so với nhiều đồng tiền khác nhưng giá vàng thế giới vẫn đi xuống. Nguyên nhân chủ yếu là thị trường đang chờ đợi trong vài ngày tới Mỹ sẽ công bố số liệu việc làm tạo ra trong tháng 7-2021.

Một số nhà phân tích nhận định thông tin này có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có hay không giảm dần động thái tung ra thị trường mỗi tháng 120 tỉ USD để thu mua các loại tài sản hỗ trợ nền kinh tế vượt qua dịch bệnh. Khi đó, thị trường tiền tệ sẽ có phản ứng nhất định, tác động mạnh mẽ đến xu hướng của giá vàng.

Thế nên, tại thời điểm này giới đầu tư tài chính tập trung vốn vào chứng khoán giúp giá cổ phiếu trên thị trường quốc tế tăng mạnh. Tại Phố Wall, các chỉ số Dowjones tăng 278 điểm, S&P 500 tăng 35 điểm và Nasdaq tăng 80 điểm. Điều này cho thấy dòng vào thị trường vàng hết sức khiêm tốn. Giá vàng hôm nay thiếu động lực để bật tăng.

Trước tình hình này, nhiều nhà đầu tư vàng đã chớp thời cơ để lướt sóng. Cụ thể, khi giá vàng giao dịch tại vùng 1.810 USD/ounce, họ đã tranh thủ bán khống chờ giá vàng đi xuống sẽ mua vào hưởng chênh lệnh. Giá vàng thế giới xuống còn 1.806 USD/ounce.

Ở mức giá này, những người đã bán khống bắt đầu mua vào. Giá vàng thế giới vọt lên 1.814 USD/ounce. Sau đó, giá vàng hôm nay biến động không nhiều và đến 6 giờ cùng ngày 4-8 giao dịch tại 1.810 USD/ounce.

Tại Việt Nam, giá vàng SJC trong ngày 3/8 tăng 100.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 57,3 triệu đồng lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 7 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán ngày 4/8 - Cân nhắc chốt lời?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/8, VN-Index tăng 18,22 điểm (1,39%) lên 1.332,44 điểm, HNX tăng 4,2 điểm (1,33%) lên 319,13 điểm, UPCoM tăng 0,27% lên 87,59 điểm.

Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 617 triệu đơn vị, tăng 5.32% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 10.19%, đạt hơn 113 triệu đơn vị.

Khối ngoại phiên nay mua ròng 160 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua/bán nhiều nhất trên sàn HOSE (Nguồn: ndh.vn)

Hiện tại nhà đầu tư có thể thấy những dòng hút tiền nhất sẽ là: Cảng biển, Bất động sản, Chứng khoán, Phân đạm.

Những dòng này đã tạo đáy trước và hiện tại hút tiền thì nhịp hồi phục sắp tới "nếu có" sẽ lên mạnh mẽ hơn cả. Vì vậy sắp tới đến vùng 1.330-1.340 điểm sẽ là cơ hội cơ cấu lại danh mục bằng cách bán hết các cổ phiếu liu riu xung quanh.

Nếu kẹp hàng thì nhà đầu tư nên cơ cấu lại các cổ phiếu hồi yếu và bán vào nhịp hưng phấn chung của thị trường để chờ đợi nhịp điều chỉnh để cơ cấu sang dòng mạnh dẫn sóng.

Ngân hàng, vì sao chưa có gói hỗ trợ tương xứng?

Sau cam kết hạ lãi vay của 16 tổ chức tín dụng, đến nay ngành chưa thực sự có gói nào được đánh giá tương xứng quy mô, vai trò huyết mạch và “chia sẻ cao” với doanh nghiệp, người dân.

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 3 lần hạ lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 0,6-0,8%/năm so với cuối năm 2019 trong đó có một số ngân hàng đã giảm từ 1-2,5%/năm; lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm so với đầu năm, hiện ở mức 4,5%/năm.

Để giảm phí giao dịch ATM, chuyển tiền cho người dân trong mùa dịch, NHNN phải chỉ đạo và có giải pháp "bù trừ", giảm trước từ tổ chức NAPAS

Vẫn theo NHNN, năm 2020, ngành thực hiện hiệu quả các chương trình theo Thông tư 01/2020 về cơ cấu nợ, khoanh nợ, giãn nợ… Qua đó, đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp và người dân.

6 tháng đầu 2021, COVID-19 với làn sóng thứ tư kéo dài đã đánh úp nốt sức khỏe tài chính và tâm lý của cả doanh nghiệp, người dân, sau đà phục hồi ngắn của giai đoạn Việt kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn “im hơi lặng tiếng” về kế hoạch hỗ trợ mới, so với 2020, bao gồm kéo dài việc sửa đổi

Thông tư 01/2020; cho đến đầu tháng 4/2021 mới có thể ban hành Thông tư mới. Nội dung của Thông tư 03/2021 với các quy định đáng chú ý về cơ cấu nợ, giãn lộ trình trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng trong 3 năm tới 2023, được cho là giúp các ngân hàng “dễ thở” trong xử lý nợ xấu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân giảm áp lực về các khoản nợ được cơ cấu lại theo quy định có thời gian đến hết năm.

Đến tháng 7/2021, 16 tổ chức tín dụng (TCTD) trong đó gồm hầu hết các ngân hàng thuộc danh sách 17 TCTD tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống theo NHNN xác định, đã họp bàn đưa ra một cam kết là: Hy sinh lợi nhuận để giảm lãi vay cho doanh nghiệp.

Theo đó, các ngân hàng sẽ giảm lợi nhuận cụ thể lượng hóa theo số lượng cụ thể đối tượng được giảm lãi vay. Mức giảm tùy thuộc năng lực cân đối của các ngân hàng, không cào bằng cho mọi đối tượng. Các TCTD cũng không có hỗ trợ nào về mặt chính sách điều hành, hoặc có, sẽ chỉ trên một số điều như các kiến nghị “thưởng quà” về tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, đâu đó có thể là các hỗ trợ thanh khoản, tái cấp vốn, như trường hợp đặc biệt tái cấp vốn lãi suất 0% cho 3 ngân hàng triển khai cho vay với Vietnam Airlines.

Việc các ngân hàng chỉ cam kết hy sinh lợi nhuận nhưng không có gói hỗ trợ nào cụ thể của toàn ngành, được giới chuyên môn đánh giá là một sự “chia sẻ” chưa tới với người dân và doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, năm 2020, dưới sức ép của việc hạ lãi suất điều hành, các ngân hàng đã giảm thấp tối đa lãi suất huy động, song lãi suất cho vay thì lại chưa giảm được bao nhiêu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi còn ở cương vị Thủ tướng Chính phủ vào cuối 2020, đánh giá: “Mặc dù Ngân hàng Nhà nước và các TCTD đã rất nỗ lực trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với lãi suất các khoản cho vay cũ, lãi suất trung dài hạn. Nhiều ngân hàng thương mại có lợi nhuận khá lớn, coi lợi nhuận là tối đa”. Câu hỏi được nhà lãnh đạo quốc gia đặt ra cho các lãnh đạo ngân hàng rằng là "năm nay ông chia sẻ với người dân thế nào, ông giảm lãi suất làm sao, cho vay các đối tượng thế nào chứ không phải lợi nhuận kếch xù bao nhiêu".

Có áp lực, có sự điều chỉnh từ chính sách nhưng lãi vay vẫn chưa giảm như kỳ vọng; vậy việc giảm lãi vay nếu chỉ dựa trên cam kết và tinh thần “hy sinh lợi nhuận” công bố rầm rộ theo các chương trình của từng ngân hàng, trong thực tế thì sẽ khả thi bao nhiêu?

Những bất động sản nào có nguy cơ giảm giá?

Theo các chuyên gia, mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng hiện tại trên thị trường hiếm thấy có bất động sản nào giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu dịch tiếp tục kéo dài đến hết quý 3/2021, có thể một số phân khúc sẽ ghi nhận giảm giá.

Theo dự báo trong quý 1/2021 của Hội môi giới BĐS Việt Nam, đất nền vẫn là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất tại các địa phương ngoài Hà Nội và Tp.HCM. Tuy nhiên, sau thời gian nóng sốt, các nhà đầu cơ sẽ rời khỏi thị trường khiến lực cầu đầu tư sẽ giảm mạnh trong quý 2/2021. Dự báo này gần như đúng với tình hình thực tế khi mà ngoài cơn sốt đất hạ nhiệt, dịch Covid-19 kéo dài khiến nhà đầu tư nắm giữ phân khúc này trở nên lao đao hơn.

Ghi nhận cho thấy, thời điểm này đã xuất hiện tình trạng các NĐT áp lực dòng tiền bán dưới giá vốn, hoặc bán cắt lỗ để thu dòng tiền nhanh. Theo các chuyên gia, dù chưa xuất hiện đại trà nhưng một số nhà đầu tư phân khúc đất nền bắt đầu có dấu hiệu lo lắng khi dịch kéo dài.

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nếu dịch bệnh kéo dài hơn thời hạn 1-2 tháng nữa thì nhà đầu tư bất động sản sẽ gặp khó khăn. Do đó, cuối tháng 8 đến tháng 9, sẽ có những nhà đầu tư bất động sản gặp khó mà bán dưới giá vốn.

"Nếu bất động sản giảm giá 10-15% đó là mức giá hợp lý, có thể mua ngay trong tháng 8, tháng 9. Còn nếu dịch bệnh vẫn kéo dài hơn thì có thể đợi đến tháng 9, tháng 10, giá bất động sản có thể giảm nữa. Nhưng con số giảm bao nhiêu thì chưa biết, tôi nghĩ mức giảm giá cao nhất chỉ có thể giảm từ 10-20%", ông Quang nhận định.

Đó là những NĐT mới, nhà đầu tư áp lực tài chính, còn theo vị chuyên gia này, hiện nay, các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp hầu như đều nắm trong tay 4-5 sản phẩm nên chỉ bán ra 1 sản phẩm để có tiền mặt phòng ngừa rủi ro.

Một phân khúc BĐS có nguy cơ giảm giá lan rộng là BĐS nghỉ dưỡng. Sau 4 làn sóng Covid-19, phân khúc này gần như lao đao. Ghi nhận cho thấy, tình trạng chuyển nhượng condotel để cắt lỗ đang ngày càng lan rộng. Tại Nha Trang, nhiều condotel trên đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng… đang được rao bán cắt lỗ phổ biến từ 100 đến 300 triệu đồng/căn. Cá biệt có những căn condotel trên đường Lê Thánh Tôn chấp nhận cắt lỗ 400-500 triệu đồng cũng chưa có người mua. Tại Đà Nẵng, trên các đường Lý Thường Kiệt, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền… nhiều chủ sở hữu của loại hình sản phẩm bất động sản này đang rao bán cắt lỗ phổ biến từ 200 đến 300 triệu đồng/ căn.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 4/2020 chỉ có 79 căn biệt thự nghỉ dưỡng được chấp thuận nghiệm thu. Phải đến quý 1/2021, thị trường này mới bật tăng trở lại với 884 condotel được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nguồn cung tăng nhưng thị trường lại gặp khó về đầu ra bởi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2021 và kéo dài cho đến nay.

Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, tình trạng thị trường condotel gặp khó xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng, khiến hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa. Chính sách của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng nói chung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch chưa có thay đổi gì đáng kể. Đặc biệt là vấn đề về pháp lý khiến nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải vướng mắc nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng. Theo đó, phân khúc này chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào bất động sản du lịch.

Đó là loại hình Condotel, còn theo các chuyên gia, phân khúc biệt thự biển, shophouse biển…ở những dự án quy mô lớn, đa dạng dịch vụ thì vẫn có sức bật trong thời gian tới. Dự báo của Hội môi giới BĐS Việt Nam, loại hình này sẽ tạo động lực thúc đẩy hiệu quả ngành kinh tế du lịch cho Việt Nam, tạo một lực hút mạnh các nhà đầu tư quay trở lại với thị trường bất động sản du lịch.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia, những dòng nhà phố chốt lời thấp trên thị trường khoảng 5% - 10% so với thời điểm trước dịch thì một số nhà đầu tư họ sẵn sàng ôm vào. Nếu muốn mua bất động sản tốt với giá thấp thì thời điểm này có thể lựa những sản phẩm bất động sản có giá trên 20 tỷ đồng bởi loại sản phẩm này người bán thường sẵn sàng giảm giá mạnh, rất dễ thương lượng, có thể giảm 10-15% rất nhanh.

"Hiện những sản phẩm bất động sản có giá trên 20 tỷ đồng trên thị trường hiện đang rao bán với mức giá giảm khoảng 5-7%", ông Trần Khánh Quang cho hay.

Theo vị chuyên gia này, dù dòng sản phẩm nhà liền thổ chưa có hiện tượng "cắt lỗ" mà chỉ có hiện tượng giảm giá/giảm kì vọng lợi nhuận để ra hàng. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài thêm 4-5 tháng nữa, lúc đó mới có chuyện ‘cắt lỗ’ trên thị trường.

"Chúng ta đã biết, hiện nay khối lượng giao dịch được rất thấp, vì không ai đi tới đi lui được nhiều như trước đây nữa. Muốn giao dịch được bất động sản là cực kỳ khó, nên một số nhà đầu tư buộc phải bán giảm giá nếu cần tiền mặt. BĐS vẫn có những người đang canh giá tốt, chính sách tốt, hàng thơm để mua vào", ông Quang khẳng định.

Đó là dự báo nếu dịch Covid-19 kéo dài, còn lại đa số chuyên gia cùng nhận định, nếu dịch được kiểm soát thì thị trường BĐS vẫn có sức bật hậu Covid-19. Thậm chí, một số phân khúc ngay trong bối cảnh dịch vẫn tăng giá, một phần do hiện tượng khan hiếm hàng hóa trên thị trường, nhất là việc phê duyệt các dự án mới ở các địa phương bị chậm từ năm 2019 đến nay chưa có dấu hiệu được cải thiện.

Theo đó, việc chờ giá bất động sản xuống để "bắt đáy" là khó ở giai đoạn này, trừ một số trường hợp nhà đầu tư lỡ rót tiền vào dòng sản phẩm cao cấp quá lâu mà thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì bị áp lực tín dụng, áp dụng trả nợ buộc họ phải bán rẻ, phải "cắt lỗ". Nhưng theo các chuyên gia, một số trường hợp này thì không phản ánh bản chất thật của toàn thị trường bất động sản.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành công vượt xa kỳ vọng, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 kéo dài thời gian tham quan

Để tạo điều kiện tối đa cho người dân vào tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Ban tổ chức triển lãm quyết định kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng đến 12 giờ, ngày 23/12 (dự kiến ban đầu là ngày 22/12).
2024-12-23 02:06:14

Thêm 521 nhà phố, biệt thự tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD-QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP.Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
2024-12-22 15:24:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
2024-12-22 12:00:00

Hải Phòng ‘Hát mãi khúc quân hành, thanh niên với tình yêu biển đảo’

Đó là nội dung chuyên đề do Thành đoàn Hải Phòng tổ chức và trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân” vào chiều ngày 21/12, tại trường THPT Thái Phiên.
2024-12-22 09:26:46

Bộ đội Cụ Hồ chí nghĩa chí tình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh: “Trong kháng chiến hay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, Bộ đội Cụ Hồ được bạn bè quốc tế tôn trọng, khâm phục. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ lan tỏa ra ngoài biên giới Việt Nam, để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế”.
2024-12-22 03:24:00

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00
Đang tải...