Tin tức kinh tế, tài chính ngày 7/8/2021: Dấu hiệu đi xuống của giá vàng?

2021-08-07 09:01:12 0 Bình luận
Bắc Giang quy hoạch 29 khu công nghiệp, 65 cụm công nghiệp từ nay đến 2030. Vốn nước ngoài đổ vào bất động sản tăng 35%

Giá vàng hôm nay 7/8: Giảm trở lại vào cuối tuần?

Giá vàng trong nước hôm qua ngày 7/8 giữ ổn định tại phần lớn hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h25. 

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận và Bảo Tín Minh Châu, vàng SJC đều không có sự tăng giảm ở cả hai chiều mua - bán so với giá đầu phiên sáng nay.

Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji giá vàng SJC đồng loạt giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra. Còn tại Tập đoàn Phú Quý, vàng SJC lại điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch. 

Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 56,35 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 57,80 triệu đồng/lượng.

 

Chốt phiên ngày 6/8

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

56,55

57,27

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

56,55

57,25

-

-

Tập đoàn Doji

56,35

57,80

-50

-50

Tập đoàn Phú Quý

56,70

57,50

+50

+50

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

56,55

57,25

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,55

57,25

-

-

Bảo Tín Minh Châu

56,90

57,52

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h25.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 6/8, giá vàng giao ngay giảm 0,38% xuống 1.797,1 USD/ounce vào lúc 17h45 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng giảm 0,45% xuống 1.800,85 USD/ounce. 

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Sáu (6/8) khi đồng USD phục hồi và giới đầu tư chờ đợi kết quả việc làm tháng 7 của Mỹ. 

Stephen Innes, một đối tác quản lý tại SPI Asset Management, nhận định nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cho kết quả tốt, cùng với những phát biểu cứng rắn về chính sách của Fed, thị trường vàng sẽ xáo trộn.  

Lo ngại xung quanh việc ngân hàng trung ương giảm thu mua tài sản bắt đầu sau khi Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Richard Clarida cho biết các điều kiện để tăng lãi suất có thể được đáp ứng vào cuối năm 2022 và Fed có thể bắt đầu mở rộng quy mô chương trình mua tài sản trong năm nay.

Thống đốc Fed Christopher Waller cũng nhận thấy khả năng thu hồi dần giảm chính sách thích ứng sớm hơn một số dự kiến, do tiến bộ trong quá trình phục hồi kinh tế và sự cải thiện của thị trường lao động.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. 

Vàng cũng chịu áp lực khi đồng USD và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,17% lên 92,41.

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng của giá vàng thế giới, vì vậy giá vàng SJC có thể sẽ giảm trở lại trong phiên giao dịch sáng nay (7/8).

Chứng khoán đứt mạch tăng

Áp lực bán mạnh trước phiên ATC khiến VN-Index đảo chiều từ tăng thành giảm, xuống 1.341 điểm và không thể kéo dài mạch đi lên 10 phiên liên tiếp.

Đa số công ty chứng khoán đều cho rằng VN-Index sẽ kéo dài đà thăng hoa trong phiên cuối tuần bởi những nhóm cổ phiếu dẫn sóng hôm qua như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản... đều có độ rộng tích cực.

Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM sáng nay chinh phục mốc 1.350 điểm nhanh chóng nhưng từ đó áp lực bán cũng xuất hiện mạnh và thường xuyên hơn. VN-Index bị nhấn xuống dưới tham chiếu vào giữa phiên sáng và bật lại trong ít phút.

Trước phiên ATC, bên bán chiếm ưu thế khiến VN-Index một lần nữa đảo chiều. Lực bán lần này tập trung chủ yếu ở rổ VN30 và diễn ra đột ngột nên chỉ số không đủ thời gian hồi phục. Chỉ số đóng cửa tại 1.341,45 điểm, mất hơn 4 điểm so với tham chiếu và không thể kéo dài mạch tăng phiên thứ 10.

Số lượng cổ phiếu giảm hôm nay là 200 mã, trong khi chỉ có 177 mã tăng. Rổ VN30 có 20 mã giảm và hơn phân nửa trong số này mất trên 1%. STB đứng đầu về biên độ giảm khi mất 2,4%, tiếp đến GVR, SSI và VPB cùng mất 1,9%. Ngược lại, VHM là trụ đỡ quan trọng khi tăng 2% lên 113.900 đồng, đóng góp 2 điểm cho VN-Index. Các cổ phiếu còn lại có biên độ tăng không lớn, chủ yếu dưới 1%.

Nhóm tài chính hôm nay tác động tiêu cực đến thị trường khi giảm 1,41%. Nguyên vật liệu, tiêu dùng và dịch vụ tiện ích cũng là những nhóm cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ. Bất động sản và công nghiệp lại duy trì trạng thái hưng phấn khi lần lượt tăng 0,26% và 0,16%.

Thanh khoản thị trường lên cao nhất trong vòng ba tuần với hơn 22.510 tỷ đồng. VHM đứng đầu khi đóng góp 1.271 tỷ đồng. Ba cổ phiếu tiếp theo là HPG, STB và SSI đều trên 940 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hạ nhiệt trong phiên cuối tuần. Nhóm này mua vào 1.119 tỷ đồng, tập trung giải ngân nhiều ở SSI, STB và FPT trong khi bán ra 1.083 tỷ đồng.

BIDV nhận giải ‘Ngân hàng lưu ký - giám sát tốt nhất Việt Nam 2021’

Trong khuôn khổ ‘Chương trình trao giải trực tuyến về lĩnh vực giao dịch tài chính 2021’, hôm 3-8, BIDV đã nhận giải thưởng quan trọng này.

Giải thưởng "Best Custodian Bank" được đánh giá độc lập, bởi các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đối với hơn 250 tổ chức tài chính ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Tiêu chí đánh giá bao gồm hiệu quả hoạt động, nền tảng công nghệ, dịch vụ cung cấp và phương pháp quản lý rủi ro trong việc quản lý, lưu ký và giám sát tài sản khách hàng và các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19.

Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực và thành tích của BIDV trong việc bắt kịp xu hướng thị trường, cung cấp dịch vụ toàn diện và khả năng tự chủ của hệ thống công nghệ. 

Là ngân hàng đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động lưu ký vào năm 2003, đến nay, BIDV đã có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong mảng dịch vụ Ngân hàng lưu ký - giám sát và luôn duy trì vị thế số 1 trong số các ngân hàng lưu ký nội địa với quy mô tài sản lưu ký lớn nhất trên 300 nghìn tỉ đồng và tăng trưởng bình quân 50%/năm trong mấy năm gần đây.

BIDV là ngân hàng cung cấp dịch vụ toàn diện, trọn gói cho các nhà đầu tư, danh mục ủy thác đầu tư cũng như cho tất cả các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, như quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quỹ đầu tư bất động sản và sắp tới là quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

BIDV luôn đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để số hóa quy trình dịch vụ, qua đó mang trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điều này được chứng minh bằng thu nhập từ dịch vụ Ngân hàng lưu ký - giám sát của BIDV trong 6 tháng đầu năm tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020.

Vào tháng 4 vừa qua, chương trình Ngân hàng lưu ký và giám sát chứng khoán của BIDV (BIDV eTrust) đã được vinh danh trong Top 10 giải thưởng Sao Khuê và được công nhận là sản phẩm/giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021.

BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam xét theo quy mô tổng tài sản. Tính đến hết quý 2, tổng tài sản hợp nhất của ngân hàng đạt trên 1,64 triệu tỉ đồng, mạng lưới rộng khắp với gần 1.100 chi nhánh và phòng giao dịch trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ đối tác với 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu. 

Bên cạnh giải thưởng "Best Custodian Bank in Vietnam", The Asian Banker cũng vinh danh BIDV tại nhiều hạng mục khác như "Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam" lần thứ 6, "Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam", "Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt Nam", Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam, và nhiều giải thưởng khác.

6 tháng đầu năm: Vốn nước ngoài đổ vào bất động sản tăng 35%

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021 của Bộ Xây dựng, từ cuối tháng 4/2021, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến biến phức tạp hơn những lần trước. Các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần bùng phát dịch trước, do đó chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án như: Công ty Cổ phần dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Hải Phát, Cen Group… mới tiếp tục duy trì hoạt động.

Tuy nhiên hầu hết các sàn giao dịch đều hoạt động theo phương thức kinh doanh như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo. Còn lại khoảng 80 % các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải tạm dừng hoạt động.

Thế nhưng, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh, với mức tăng 44,8%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 831 doanh nghiệp, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn tiếp tục duy trì thực hiện kế hoạch, mục tiêu lợi nhuận cao hơn năm 2020.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần) vào vào ngành kinh doanh bất động sản 6 tháng đầu năm nay tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 300 triệu USD.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt.

Các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, đẩy thanh khoản ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến. Các sàn giao dịch cũng ghi nhận về nhu cầu mua nhà ở của người dân khá tích cực, nhất là tại thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như TP. HCM, Hà Nội...

Theo đó, các nhà đầu tư sẽ phát triển nhiều loại hình bất động sản mới nhằm cạnh tranh hơn như: secondhome, farmhome, homestay... đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao hơn, phong phú hơn.

Bắc Giang quy hoạch 29 khu công nghiệp, 65 cụm công nghiệp từ nay đến 2030

Trong Đề án được UBND tỉnh phê duyệt đã nêu lên những định hướng nhằm phát triển toàn diện các ngành kinh tế. Đáng chú ý có định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Theo đó, Bắc Giang xác định đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp. Trước mắt sẽ quy hoạch và bố trí quỹ đất khoảng hơn 10.000 ha cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp.

Để thực hiện định hướng này, Bắc Giang ưu tiên phát triển các khu công nghiệp theo hướng hình thành mới hoặc trên cơ sở mở rộng những cụm công nghiệp ở những nơi có đủ quỹ đất, không gian. Chỉ xây dựng mới các cụm công nghiệp ở những nơi không thể mở khu công nghiệp hoặc những nơi cần có cụm công nghiệp để giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương đó.

Đối với những nơi chưa thể đầu tư khu công nghiệp ngay thì đầu tư cụm công nghiệp nhưng phải đầu tư các hạng mục về giao thông, xử lý môi trường, cung cấp điện, nước... theo tiêu chuẩn của khu công nghiệp để phát triển thành khu công nghiệp trong tương lai.

Trong Đề án UBND tỉnh phê duyệt cũng nêu rõ, đến 2030, Bắc Giang sẽ quy hoạch 29 khu công nghiệp với diện tích 7.840 ha. Trong đó, có 6 khu công nghiệp đã thành lập và được mở rộng thêm diện tích. Điển hình là khu công nghiệp Quang Châu mở rộng 90 ha; khu công nghiệp Hòa Phú mở rộng 307 ha; khu công nghiệp Việt Hàn mở rộng 148 ha.

Ngoài ra tiến hành sáp nhập cụm công nghiệp Tăng Tiến vào khu công nghiệp Vân Trung; cụm công nghiệp Tân Mỹ - Hồng Thái vào khu công nghiệp Việt Hàn; cụm công nghiệp Nội Hoàng vào Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng.

Tổng diện tích sau mở rộng, sáp nhập của các khu công nghiệp đã thành lập là 2.006 ha.

Bên cạnh đó, có 3 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch theo công văn số 216/TTg-CN ngày 23/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng, khu công nghiệp Yên Lư, khu công nghiệp Tân Hưng. Các khu này được tiếp tục mở rộng thêm 536ha. Tổng diện tích sau mở rộng là 1.268 ha.

Bắc Giang cũng tiến hành quy hoạch mới 20 khu công nghiệp với diện tích 4.566ha. Gồm: Tiên Sơn – Ninh Sơn (sáp nhập cụm công nghiệp Trung Sơn – Ninh Sơn vào khu công nghiệp này); Quang Châu 2; Song Mai – Nghĩa Trung; Mỹ Thái – Xuân Hương – Tân Dĩnh; Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm; Minh Đức – Thượng Lan – Ngọc Thiện; Đức Giang; Huyền Sơn; Thái Đào – Tân An; Xuân Cẩm – Hương Lâm; Hòa Yên; Yên Sơn; Đồng Phúc; Tự Lạn – Bích Sơn – Trung Sơn; Thượng Lan; Nghĩa Hưng; Ngọc Thiện; Phúc Sơn; Ngọc Lý; Mỹ Thái.

Đến giai đoạn sau năm 2030, tỉnh Bắc Giang sẽ  giữ nguyên các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch. Đồng thời, mở rộng thêm một số khu công nghiệp đã có trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030 với tổng diện tích mở rộng là 270ha, gồm: khu công nghiệp Huyền Sơn mở rộng 50ha; khu công nghiệp Minh Đức – Thượng Lan – Ngọc Thiện mở rộng 170ha; khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng mở rộng 50ha.

Bên cạnh đó, tiến hành quy hoạch mới 3 khu công nghiệp: Quế Nham, huyện Tân Yên diện tích 200ha; An Hà, huyện Lạng Giang 300ha; Cẩm Lý – Vũ Xá, huyện Lục Nam 404 ha.

Ngoài phát triển các khu công nghiệp, đến năm 2030, Bắc Giang cũng sẽ bố trí quy hoạch 65 cụm công nghiệp với diện tích 3.164ha. Trong đó, giữ nguyên diện tích 34 cụm công nghiệp đã thành lập với diện tích 1.263ha; mở rộng diện tích 3 cụm công nghiệp hiện có với diện tích sau mở rộng là 225ha. Đồng thời tiến hành quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp với diện tích 1.676ha và đưa ra khỏi quy hoạch 8 cụm công nghiệp.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...