Tòa án Trung Quốc ra lệnh cấm bán xe Range Rover “nhái”
2019-04-06 20:51:03
0 Bình luận
Một tòa án Trung Quốc vừa ra phán quyết yêu cầu một hãng xe của nước này dừng việc bán phiên bản "nhái" mẫu xe Range Rover Evoque. Đây được xem là chiến thắng pháp lý hiếm hoi của một công ty nước ngoài có tranh chấp tài sản trí tuệ với một công ty Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, không chỉ yêu cầu dừng bán, tòa án quận Triều Dương ở Bắc Kinh còn yêu cầu hãng xe Jiangling Motors Corp. dừng sản xuất mẫu xe "nhái".
Đối tượng của phán quyết mà tòa án đưa ra là chiếc xe Landwind X7, chiếc xe được xác định sao chép 5 đặc trưng của mẫu Evoque do hãng Jaguar Land Rover Automotive Plc sản xuất.
Ngoài ra, tòa án yêu cầu Jiangling bồi thường cho Jaguar Land Rover, nhưng không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu.
Cách đối xử của Trung Quốc đối với tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài vốn là một vấn đề then chốt trong cuộc đàm phán thương mại giữa nước này với Mỹ. Tuần này, các quan chức cấp cao của Mỹ sẽ đến Bắc Kinh tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo nhằm đi đến một thỏa thuận giải quyết cuộc chiến thương mại song phương.
Jaguar Land Rover - hãng xe Anh thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Tata Group - đã cáo buộc Jiangling sao chép mẫu xe Evoque của hãng sau khi chiếc Landwind ra mắt vào năm 2014.
Trong một tuyên bố ra hôm thứ Sáu vừa rồi, Jaguar Land Rover nói phán quyết của tòa án Trung Quốc "đánh dấu lần đầu tiên (Trung Quốc) ủng hộ một công ty nước ngoài trong ngành công nghiệp ôtô" và điều này sẽ củng có niềm tin của hãng trong việc đầu tư vào Trung Quốc.
Nhiều hãng xe nước ngoài khác như Honda Motor Co. và Porsche Automobil Holding SE đều đã từng có đơn kiện về việc thiết kế của họ bị làm "nhái" bởi đối thủ Trung Quốc. Hồi năm 2014, Honda thua trong một vụ kiện nhằm vào việc hãng xe Shuanghuan Auto sao chép mẫu CR-V.
Cùng năm đó, Honda giành được một phán quyết của tòa án cấm một công ty Trung Quốc cấm bán thương hiệu xe máy có tên Hongda.
Landwind, chiếc xe bị cho là nhái chiếc Land Rover Evoque - Ảnh: Bloomberg. |
Đối tượng của phán quyết mà tòa án đưa ra là chiếc xe Landwind X7, chiếc xe được xác định sao chép 5 đặc trưng của mẫu Evoque do hãng Jaguar Land Rover Automotive Plc sản xuất.
Ngoài ra, tòa án yêu cầu Jiangling bồi thường cho Jaguar Land Rover, nhưng không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu.
Cách đối xử của Trung Quốc đối với tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài vốn là một vấn đề then chốt trong cuộc đàm phán thương mại giữa nước này với Mỹ. Tuần này, các quan chức cấp cao của Mỹ sẽ đến Bắc Kinh tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo nhằm đi đến một thỏa thuận giải quyết cuộc chiến thương mại song phương.
Jaguar Land Rover - hãng xe Anh thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Tata Group - đã cáo buộc Jiangling sao chép mẫu xe Evoque của hãng sau khi chiếc Landwind ra mắt vào năm 2014.
Trong một tuyên bố ra hôm thứ Sáu vừa rồi, Jaguar Land Rover nói phán quyết của tòa án Trung Quốc "đánh dấu lần đầu tiên (Trung Quốc) ủng hộ một công ty nước ngoài trong ngành công nghiệp ôtô" và điều này sẽ củng có niềm tin của hãng trong việc đầu tư vào Trung Quốc.
Nhiều hãng xe nước ngoài khác như Honda Motor Co. và Porsche Automobil Holding SE đều đã từng có đơn kiện về việc thiết kế của họ bị làm "nhái" bởi đối thủ Trung Quốc. Hồi năm 2014, Honda thua trong một vụ kiện nhằm vào việc hãng xe Shuanghuan Auto sao chép mẫu CR-V.
Cùng năm đó, Honda giành được một phán quyết của tòa án cấm một công ty Trung Quốc cấm bán thương hiệu xe máy có tên Hongda.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vneconomy