Mở rộng BHXH tự nguyện: Cần thêm giải pháp “kích cầu”

2019-09-09 11:11:54 0 Bình luận
Do tuyên truyền trúng, đúng và đi vào chiều sâu, tính đến tháng 7 năm 2019, cả nước đã phát triển được hơn 420.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra, bên cạnh các quyết sách của Trung ương thì Chính phủ cũng cần nâng mức hỗ trợ nhằm “kích cầu” người dân tham gia.

Chia sẻ với PV, ông Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá cao kết quả phát triển BHXH tự nguyện mà ngành BHXH đạt được. Đồng thời, cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc thực hiện chính sách này. Đặt ra câu hỏi “hệ thống pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách đã đáp ứng được yêu cầu của người dân chưa?”, ông Lợi đề nghị BHXH Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH cần tổng kết, đánh giá lại để có câu trả lời cho vấn đề này.


Ông Bùi Sỹ Lợi


* PV: BHXH tự nguyện là chính sách mới, ưu việt của Đảng và Nhà nước dành cho lao động khu vực phi chính thức. Theo ông, tại sao đã hơn 10 năm thực hiện nhưng số người tham gia vẫn chưa tương xứng với tiềm năng?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Tôi đi giám sát ở nhiều địa phương thấy đúng là BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn đối với người dân. Người dân vẫn so sánh BHXH bắt buộc có 5 chế độ (3 chế độ ngắn hạn và 2 chế độ dài hạn), nhưng BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ (hưu trí và tử tuất). Người dân cũng không hiểu hết bởi để được hưởng 5 chế độ là do NLĐ đã đóng cả 5 chế độ; còn việc BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ là do người dân chỉ đóng 2 chế độ (đóng 22%). Sự so sánh này khập khiễng nhưng lại có cái lý của nó.

Thứ nhất, khi thiết kế Luật BHXH, tôi không nghĩ Chính phủ chỉ hỗ trợ 30% cho hộ nghèo, 25% cho cận nghèo và 10% cho các hộ khác. Tôi đã đề nghị mở rộng BHXH tự nguyện phải đẩy nhanh thông qua “kích cầu” của Nhà nước; đầu tiên hỗ trợ cao để mở rộng diện tham gia, sau đó mới thu hẹp dần mức hỗ trợ. Chúng ta chi trước hỗ trợ cho người dân thì sau này khi người dân đến tuổi 80, Nhà nước sẽ không phải hỗ trợ mức 270.000 đồng/tháng như hiện nay- đây là bài toán rất đầy đủ nhưng chúng ta không tính toán hết.

Bên cạnh đó, người dân hoàn toàn chưa hiểu về chính sách BHXH tự nguyện, đóng 22% ở mức chuẩn hộ nghèo là 700.000 đồng và đóng trong vòng 20 năm đến khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì về hưu mỗi tháng được 400.000 đồng/tháng- với mức hưởng này lớn hơn rất nhiều mức trợ cấp xã hội (270.000 đồng/tháng). Không những vậy, người tham gia được hưởng lương ngay từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam chứ không phải chờ đến 80 tuổi. Người dân quá lợi và chính sách tiếp tục thay đổi khi công chức nhà nước được tăng lương, người về hưu cũng được điều chỉnh lương hưu (năm nay mức lương tăng 7%, người về hưu được điều chỉnh tăng 19%)- chính sách lớn nhưng người dân chưa hiểu hết nên chúng ta phải suy nghĩ điều đó.

Thứ hai, trước đây chúng ta chưa “đến tận ngõ, gõ tận nhà”, chưa tuyên truyền để tạo chuyển biến nhận thức và chưa để người dân thấy được điều này. Mặt khác, cải cách TTHC thuận lợi trong việc đóng- hưởng là quan trọng và tôi đã nhiều lần đề xuất với BHXH Việt Nam thực hiện. Tôi đến đăng ký có thẻ, hôm nay đóng ở nơi này, tháng sau đóng ở nơi khác, cơ quan BHXH ghi thu… phải thật thông thoáng mới mở rộng được BHXH tự nguyện.

* Một trong những nguyên nhân khiến người tham gia BHXH tự nguyện chưa mặn mà là sự “so bì” với BHXH bắt buộc. Vậy theo ông, cơ chế đóng- hưởng BHXH tự nguyện như hiện nay đã hấp dẫn người nghèo và cận nghèo?

- Cá nhân tôi cho rằng, trong lúc chúng ta ở giai đoạn đầu thực hiện chính sách BHXH tự nguyện thì rất cần phải nâng mức hỗ trợ “kích cầu” lên. Tôi cho rằng cần hỗ trợ 50-50, song với hộ cận nghèo và hộ nghèo thì cần hỗ trợ tăng thêm nữa để thời gian đầu phát triển diện rộng, sau đó từ từ điều chỉnh tỉ lệ này thì mới đạt mục tiêu. Nếu không làm như vậy thì mục tiêu của Nghị quyết 28 khó đạt được. Chúng ta lấy bài học từ chính sách BHYT, ban đầu hỗ trợ như vậy rất ít người tham gia, sau đó “nới lỏng” nên với chính sách BHXH tự nguyện cũng nên thực hiện theo phương án của BHYT.


Cán bộ ngành BHXH đóng góp tặng sổ BHXH cho người dân


Tôi đồng tình phải điều chỉnh chính sách hưởng BHXH tự nguyện như “nhập” BHYT với BHXH tự nguyện để người dân chỉ cần mua BHXH tự nguyện đương nhiên sẽ có BHYT. Hiện nay, đồng bào dân tộc, vùng núi nếu không có chế độ khi nghỉ sinh thì Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/người. Ốm đau, thai sản chúng ta đưa tiếp vào BHXH tự nguyện nhằm kích thích người dân tham gia và để khi về hưu không chỉ được lương hưu của BHXH tự nguyện mà còn có thẻ BHYT- mấu chốt cơ bản quyết định sức hấp dẫn của BHXH tự nguyện.

Nhà nước đã hỗ trợ mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhưng thực ra mới bỏ ra được 40 tỉ đồng hỗ trợ. Tôi nghĩ, mỗi năm Nhà nước bỏ ra 2.000-3.000 tỉ đồng và giải quyết được 400.000-500.000 lao động tham gia BHXH- đây chính là nhằm mục tiêu an sinh xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần phát triển kinh tế- xã hội gắn liền với an sinh xã hội, kéo giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền với nhau. Điều 34 của Hiến pháp quy định công dân Việt Nam có quyền được đảm bảo an sinh xã hội- làm được điều này phải thể hiện bằng hành động, bằng chiến lược và quyết tâm chính trị; song đạt được hay không cũng còn phụ thuộc hành động của Chính phủ.

* Theo ông, Quốc hội và Chính phủ cần tập trung vào vấn đề gì để BHXH tự nguyện thực sự khiến người dân tham gia một cách tự nguyện đúng với bản chất của chính sách?

- Tôi đánh giá cao BHXH Việt Nam đang đi đúng hướng, đúng trọng tâm, đang có cách làm rất xứng đáng. Song về phía cơ quan giám sát, tôi cho rằng, muốn giám sát và đánh giá tác động thì chính quyền địa phương phải giao chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT cho các đơn vị, các xã, phường nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trên cơ sở đó, phải tổ chức triển khai thực hiện; các cơ quan dân cử phải giám sát đánh giá tác động, tổng kết và rút ra bài học xử lý vấn đề mở rộng đối tượng.

Vấn đề hết sức quan trọng chúng ta phải linh hoạt thực hiện đó làm sao để người dân hiểu đúng, hiểu đủ và hấp dẫn. Đơn cử giờ tôi gần hết điều kiện về tuổi đóng BHXH, không đủ điều kiện đóng 20 năm để nghỉ hưu thì phải cho đóng trước hoặc sau 5 năm. Ví dụ, tôi 50 tuổi, cho tôi đóng trước 5 năm và sau 5 năm để khi tôi đạt 60 tuổi đủ 20 năm đóng thì được hưởng lương hưu.

Tôi vẫn nói rằng, TTHC cực kỳ quan trọng, người dân đến đăng ký tham gia BHXH tự nguyện thì phải biết đăng ký ở đâu, thủ tục và quyền lợi hưởng như thế nào? Mặt khác, phải cởi mở, trách nhiệm, tinh thần thái độ nhiệt tình. BHXH Việt Nam đã thay đổi, chuyển biến nhận thức rất rõ; các đồng chí lãnh đạo Ngành đều chỉ đạo quyết liệt; đi giám sát thấy người dân bắt đầu hiểu rõ chính sách và khen thái độ làm việc của cán bộ BHXH...

Tôi luôn nghĩ đây là mục tiêu an sinh xã hội, thể hiện bản chất nhân văn của chế độ ta. Trung ương có Nghị quyết, Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt nên các địa phương phải vào cuộc. MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội phải tuyên truyền cho chính thành viên của mình tham gia BHXH trước để từ đó vận động người khác cùng tham gia. Làm như vậy mới thể hiện trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống nhân dân.

Cá nhân tôi cho rằng làm nhân đạo không chỉ tặng các khoản tiền, giỏ quà… mà nên tặng 5 năm mua BHXH tự nguyện và 1 năm mua BHYT để góp phần “kích cầu” phát triển BHXH, BHYT. Vì vậy, tôi cũng mong muốn các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm nên thực hiện tặng sổ BHXH; sau đó người dân tự đóng- làm như vậy sẽ tạo ra phong trào để người dân tham gia BHXH tích cực hơn.

* Trân trọng cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...