TP.HCM: Nhiều giải pháp hỗ trợ DN nhỏ và vừa và công nghiệp hỗ trợ

2016-01-09 18:09:48 0 Bình luận
UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020.
Một số sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ TP.HCM được triển lãm trong dịp tổ chức Đại hội Đảng bộ TP vừa qua.

Mục đích của chương trình này là nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và từng bước hình thành nhóm ngành sản xuất sản phẩm CNHT để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trên địa bàn Thành phố, bước đầu tham gia vào chuỗi cung ứng.

Để làm điều này TP đã thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP và Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ TP – là những đầu mối để hỗ trợ cho DNNVV.

Ngân hàng cho vay lãi suất thấp, TP hỗ trợ nơi đào tạo

Với những công việc cụ thể, TP cho biết sẽ điều chỉnh, bổ sung, thay thế các cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập, kèm đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

 
 

 

Cũng theo UBND TP thì trước mắt cần tập trung đến các nhóm ngành, sản phẩm cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng phát triển của TP.

Riêng đối với các sản phẩm doanh nghiệp TP có khả năng sản xuất phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển để thay thế hàng nhập khẩu, tham gia cung ứng nội địa và xuất khẩu (kính ô tô, ghế xe buýt,…).

Về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, TP cho biết sẽ tổ chức kết nối ngân hàng với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ đang gặp khó khăn, vướng mắc bằng các cam kết, các hợp đồng tín dụng ưu đãi để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn.

TP cũng cho rằng cần thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các trường hợp dự án khả thi mà doanh nghiệp không đủ điều kiện đảm bảo khi vay.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, cần chọn các viện/trường có năng lực, quy mô, phù hợp quy hoạch để UBND TP xem xét hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, đồng thời phối hợp với các đơn vị đào tạo chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Từ đó phấn đấu trong giai đoạn (2015-2020) đào tạo trong và ngoài nước 500 kỹ sư, chuyên gia, cán bộ quản lý và 2.500 công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.

Nhiều giải pháp khác cũng được đưa ra như thực hiện thí điểm, mời gọi các chuyên gia có năng lực để làm tư vấn xây dựng cơ chế, chính sách, nâng mức đãi ngộ để thu hút lực lượng lao động là các du học sinh, các đối tượng hợp tác lao động ở nước ngoài trở về, hay cử các cán bộ quản lý của các sở ngành, viện, trường đi học tập kinh nghiệm, đào tạo tại các nước có phát triển về CNHT.

Ông Tất Thành Cang - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM đang giới thiệu với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu các sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp hỗ trợ TP.

1000 tỷ đồng hỗ trợ lãi vay, mở rộng sản xuất

TP cũng khẳng định sẽ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp theo hướng ưu tiên, dành quỹ đất để phát triển CNHT và thành lập các cụm công nghiệp chuyên ngành về CNHT.

Theo đó trong giai đoạn 2015-2020 sẽ thí điểm xây dựng khoảng 100.000 m2 diện tích sàn xây dựng “nhà xưởng cao tầng” để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển CNHT, cụ thể:

Tại khu Công nghệ cao bố trí 50 ha; Tại Khu chế xuất - Khu công nghiệp bố trí 369 ha; Khu công nghiệp Hiệp Phước dành 200 ha/597 ha, Khu công nghiệp Cơ khí Ô tô TP.HCM dành 65 ha/99 ha và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 dành 104 ha/231 ha.

Xây dựng “nhà xưởng cao tầng” tại Khu công nghiệp Hiệp Phước là 35.000 m2, tại Khu chế xuất Tân Thuận là 12.500 m2, tại Khu chế xuất Linh Trung 1 là 33.400 m2, tại Khu công nghiệp Đông Nam dành 3,5 ha đất, tại Khu Công nghệ cao là 15.900 m2.

Về triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực CNHT. TP cho biết sẽ xây dựng một chương trình riêng để  hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ. Thông qua chương trình này, ngân sách thành phố dành khoảng 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ, bù lãi vay cho các dự án, mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng cao tầng.. Nguồn vốn này sẽ được rà soát để xem xét, điều chỉnh bổ sung nếu cần thiết.

Riêng phương thức đặt hàng nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ chuyển từ việc đặt hàng cho các nhà nghiên cứu sang giao doanh nghiệp tự đăng ký đề tài, tổ chức đấu thầu, mời gọi các nhà nghiên cứu khoa học tham gia và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần chi phí cho các đề tài.

TP cũng cho rằng trong quá trình đàm phán, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cần có quy định thời gian chuyển giao công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa giúp doanh nghiệp thành phố có điều kiện nắm bắt công nghệ.

Để thực hiện các giải pháp trên, UBND TP giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, tham mưu, quản lý và thực thi toàn bộ các chính sách phát triển CNHT trên địa bàn. Cùng đó là sự giúp sức của các sở: Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56

Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 16:41:33
Đang tải...