Từ 1/1/2024: TP.HCM thu phí kinh doanh vỉa hè, mức cao nhất 350 nghìn/m2/tháng

2023-09-21 19:50:00 0 Bình luận
Chiều 21/9, tại cuộc họp báo định kỳ của TP Hồ Chí Minh, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ - Sở Giao thông vận tải thông tin về Nghị quyết thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn.

Ngày 19/9, tại kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. Mức phí được dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, các tuyến đường ở trung tâm cao hơn ngoại thành. Trong đó, mức thu cho hoạt động giữ xe giao động từ 50.000 – 350.000 tháng/m2/tháng. Các hoạt động khác áp dụng mức thu từ 20.000 – 100.000 đồng/m2/tháng. (Thời gian thu phí bắt đầu từ ngày 1/1/2024). 

Theo ông Ngô Hải Đường thông tin, quan điểm xây dựng Nghị quyết thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là tuân theo quy định Luật Giao thông đường bộ; Luật phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 6/2/2023 của Thành ủy về tiếp tục tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn. Đồng thời, vấn đề thu phí sử dụng lòng đường, hè phố phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Thành phố, có sự đồng thuận của người dân; đảm bảo công khai minh bạch, đúng quy định trong tổ chức thu và sử dụng nguồn thu phí.

Ông Ngô Hải Đường thông tin việc thu phí lòng đường, hè phố sẽ thực hiện công khai, minh bạch để người dân Thành phố cùng giám sát, theo dõi và phản ánh nếu có sai phạm, bất cập. 

Việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phải đảm bảo nguyên tắc chung: lòng đường, hè phố phải được ưu tiên cho mục đích giao thông. Trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho các trường hợp nêu trên phải bảo đảm các nguyên tắc: không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông; phải được phân định cụ thể với phần dành cho giao thông; phù hợp công năng và kết cấu chịu lực của lòng đường, hè phố; phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận.

“Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì xây dựng công cụ, phần mềm quản lý và công khai việc cấp phép về việc sử dụng tạm thời lòng lề đường trên toàn thành phố để người dân có thể giám sát, theo dõi, phản ánh đến cơ quan chức năng. Theo đó, người dân, hoặc cơ quan có chức năng có thể vào phần mềm để kiểm tra thông tin các vị trí lòng đường, hè phố được phép sử dụng, phương án sử dụng, mức phí và phản ánh đến cơ quan quản lý (cấp phép, thu phí) các nội dung liên quan đến hoạt động sử dụng lòng đường, hè phố... Thông qua công cụ này sẽ giúp cho người dân tiếp cận, giám sát một cách minh bạch về quản lý trật tự đô thị...” – Ông Ngô Hải Đường thông tin.

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, việc thu phí phải đảm bảo thuận tiện và minh bạch, không phát sinh tăng biên chế, nhân sự thực hiện công tác này. Việc thu phí thực hiện đồng thời với việc cơ quan chức năng xem xét chấp thuận phương án hoặc cấp phép sử dụng với phương thức thanh toán thông qua nền tảng công nghệ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt.

Mức thu phí đề xuất khi sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh. 

Khu vực 1, gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, quận Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu vực 2, gồm: Quận 2 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức) (trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), Quận 6, Quận 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố), Quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.

Khu vực 3, gồm: Quận 8, Quận 9 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), Quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), quận Tân Phú, quận Gò Vấp.

Khu vực 4, gồm các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi.

Khu vực 5 có huyện Cần Giờ.

Các tuyến đường trung tâm là các tuyến đường có giá đất bằng hoặc cao hơn giá đất bình quân khu vực. Các tuyến đường còn lại là các tuyến đường có giá đất thấp hơn giá đất bình quân khu vực.

Trước đó, ngày 15/9/2023, Sở Giao thông vận tải đã có Tờ trình số 11108/TTr-SGTVT về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố. UBND TP Hồ Chí Minh đã có Tờ trình số 4537/TTr-UBND ngày 15/9/2023 trình HĐND về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải nộp phí khi được phép sử dụng tạm thời lòng đường để: (1) Tổ chức các hoạt động văn hóa; điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của thành phố) và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước); (2) làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; (3) bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.

b) Các tổ chức, cá nhân phải nộp phí khi được phép sử dụng tạm thời hè phố để: (1) tổ chức các hoạt động văn hóa, điểm trông giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của thành phố) và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước); (2) làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; (3) làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền người sử dụng; (4) lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông; (5) điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình; (6) bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...