Trả lời sao khi con trẻ hỏi về khủng bố?
2016-03-31 23:42:07
0 Bình luận
Chiến tranh và hòa bình là những điều tất yếu trong cuộc sống và thảo luận với chúng về nạn khủng bố mới là cách để các bậc phụ huynh trang bị cho con những hiểu biết và cách nhìn nhận về Thế giới.
Hãy tìm hiểu xem trẻ con biết những gì về khủng bố
Chúng ta thường không muốn con trẻ phải nghe về khủng bố và cố tình che chắn chúng khỏi những thông tin về tội ác. Nhưng “trẻ em rất trực quan và mẫn cảm”, ông Denise Daniels – Chuyên gia về Nuôi dạy và Phát triển trẻ em, nói.
Ông cũng chia sẻ rằng: “Nếu con bạn không nghe về nạn khủng bố qua tivi, thì những đứa trẻ khác cũng sẽ nói về điều đó. Chúng có thể thấy được rằng bố mẹ đang có vẻ quan tâm đến vấn đề này hơn bình thường, rằng bạn chú ý nhiều hơn đến truyền hình.
Chúng cũng có thể nghe lỏm được từ những câu chuyện giữa người lớn về khủng bố. Thậm chí, dù không biết đó là cái gì, chúng cũng có thể lờ mờ cảm nhận đang có điều gì đó diễn ra. Việc cho con trẻ biết thông tin sẽ làm xóa tan sự bối rối và giúp chúng cảm thấy tốt hơn”
Khi trẻ có ý định nói về chủ đề này, hãy lái chúng vào một cuộc thảo luận để lắng nghe những câu hỏi và mối quan tâm của chúng.
Bạn có thể nói: “Con yêu. Hình như con vừa nghe được một điều gì đó tội tệ đã xảy ra với nước Pháp và bố/mẹ muốn biết con đã nghe được những gì nào”, bà Susan Stiffelman- Chuyên gia trị liệu về hôn nhân và gia đình, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về nuôi dạy con cái, chia sẻ.
Nếu bạn không chắc chúng đã nghe được những gì và không muốn làm cho mọi việc trở nên rối tung hơn nữa, thì bạn chỉ nên chia sẻ về một ngày của chúng hoặc làm tăng bầu không khí sôi nổi bằng việc nói về bất kỳ điều gì làm chúng cảm thấy thú vị trong ngày.
Hãy nói về điều đó nhiều hơn một lần
Hãy cho con biết rằng chúng có thể hỏi bạn ngay cả những chủ đề “khó nhằn”, bởi chỉ khi được trao đổi, những vấn đề đó mới bớt làm chúng thấy sợ hãi, hoang mang. Những cuộc thảo luận cũng sẽ giúp sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trở nên cởi mở hơn, bà Stiffelman nói. “ Thậm chí, dù đã nói về điều đó rồi, thì bạn vẫn nên nói về điều đó nữa với chúng. Bởi vì con trẻ có thể tiếp nhận rất nhiều thông tin sai lệch khác từ bạn bè chúng”.
Hãy nói một cách đơn giản
Hạn chế cho con xem TV để con bạn không bị tiếp nhận những thông tin không phù hợp với lứa tuổi. Trong bài báo cáo gần đây của mình, Tiến sĩ Karen Remley – Chủ tịch Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (APP) nói: “ Là những bác sĩ Nhi khoa, chúng tôi hiểu rằng bạo lực có thể mang lại những tác động lâu dài đến trẻ nhỏ, thậm chí dù chúng chỉ học được điều đó qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy, APP kêu gọi tất cả mọi người hãy thận trọng với những hình ảnh và trẻ con có thể nhìn hay nghe thấy về bạo lực”.
Thay vào đó, hãy trả lời những câu hỏi của trẻ con một cách đơn giản nhất để chúng có thể hiểu được vấn đề. “ Một đứa trẻ 4 tuổi cũng có thể nói những câu như “Có điều gì tồi tệ đã xảy ra” và có những “kẻ xấu”. Bởi phát triển bình thường, trẻ ở tuổi ấy đã có thể nghĩ được về người tốt, kẻ xấu, chứ không có người vừa tốt vừa xấu”, ông Daniels nói.
Trong trường hợp đó, bạn có thể nói “ Đúng rồi, có một số người xấu làm tổn thương người khác bởi vì họ rất giận dữ”. Đây cũng là “giờ vàng” để nói cho con trẻ hiểu rằng “Sẽ không bao giờ tốt đẹp nếu tự làm tổn thương bản thân và làm đau người khác chỉ bởi chúng ta đang cảm thấy giận dữ”. Hãy nói thật đơn giản thôi!”
Hãy đưa những thông tin ngang tầm trẻ
Để trẻ hiểu hơn về vấn đề, hãy cho chúng liên tưởng đến những sự việc đã trải qua. Ví dụ “Con nhớ cái lần con đánh nhau với bạn vì hai đứa muốn dành lấy cùng một đồ chơi không? Và chỉ một trong hai đứa có thể có đồ chơi đó? Mọi người đánh nhau và rồi thất vọng vì họ không có được thứ mình muốn, hoặc một người mà chúng ta yêu quý bị tổn thương. Mọi người đánh nhau vì nhiều nguyên nhân khác nữa”, tiến sĩ Daniels gợi ý.
Bạn nên tránh đề cập đến tôn giáo, chính trị hãy những chủ đề khác không liên quan trừ khi bạn đang nói với một cô/cậu bé tuổi teen. “Trẻ luôn thích được làm trung tâm. Chúng muốn biết rằng mình vẫn ổn và những người xung quanh cũng sẽ ổn”. “ Về cơ bản, hãy làm giảm tư tưởng đó đi. Điều gì xấu đã xảy ra. Có người bị thương và bị giết, nhưng những người khác đang chăm sóc họ và tất cả đang được an toàn. Đó là vấn đề mà bạn nên truyền tải”, chuyên gia Stiffelman nói.
Bạn cũng nên chú ý tới những dạng câu hỏi mà trẻ có thể thắc mắc. Nếu trẻ hỏi : Tại sao họ lại muốn làm chúng ta đau đớn?” hoặc “Tại sao quân khủng bố lại ghét chúng ta”. Theo bà Stiffelman: “Bạn nên trả lời rằng, Họ không ghét chúng ta đâu con, họ thậm chí còn không biết chúng ta nữa”. “Bằng không, trẻ sẽ bị hấp thụ ý nghĩ rằng người ta bị tư thù bởi những kẻ bạo lực và đáng sợ”.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
Hãy lắng nghe nỗi lo lắng và giúp chúng gọi tên cảm giác của mình. “Điều chúng ta đang cố gắng là giúp trẻ đương đầu và hiểu chuyện gì đang diễn ra, chúng ta cũng đang dạy chúng xây dựng những chiến lược mà có thể kéo dài suốt đời”. “Trẻ em cần phải có một vốn từ vựng để diễn đạt cảm nghĩ của mình. Con cảm thấy thế nào? Con làm gì khi đang tức giận? Con làm gì nếu cảm thấy buồn chán?”, tiến sĩ Daniels cho biết.
Trấn an trẻ
Hãy trấn an trẻ bằng lời nói và cử chỉ của bạn như: “Tivi nói nhiều về khủng bố là vì nó là một điều bất thường xảy ra trong cuộc sống”. Sau đó, nhấn mạnh rằng bên cạnh những kẻ xấu, cũng có rất nhiều người tốt.
Sẽ có lúc trẻ hỏi bạn “Liệu con sẽ ổn chứ?” hay “Tại sao những kẻ xấu đó lại làm những điều tồi tệ đến vậy?” Liệu thế giới còn như thế nữa không mẹ? Tại sao điều đó lại xảy ra tại nơi này?”. Chúng ta không thường có câu trả lời cho những câu hỏi như thế này, nhưng bạn cũng có thể trấn an chúng bằng những khẳng định như: tất cả mọi người đang nỗ lực để đất nước được an toàn, từ lực lượng vũ trang, Tổng thống, cảnh sát, lính cứu hỏa và cả giáo viên nữa.
Hãy cùng con bạn lập danh sách tất cả những người tốt để chỉ cho chúng thấy rằng, chúng có một lực lượng hỗ trợ hùng hậu thế nào. Khi giải thích, đừng quên nói với con trẻ bằng một giọng điệu mạnh mẽ để chúng cảm thấy an tâm và hiểu rằng, nỗi sợ hãi là một phần trong cuộc sống và điều quan trọng là chúng ta phải học cách “chế ngự” và đối phó với nó.
Bên cạnh đó, hãy trao quyền tự chủ bằng cách trang bị cho chúng thêm những kiến thức để chúng có thể tự bảo vệ mình như cách thắt dây an toàn trong xe ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và diễn tập trong tình huống hỏa hoạn. “ Những điều tưởng như đơn giản nhưng lại có thể giúp trẻ nghĩ rằng chúng có thể tự bảo vệ bản thân bằng nhiều cách khác nhau”, tiến sĩ Daniels nói.
Nói tóm lại, khủng bố chỉ là một trong rất nhiều những vấn đề của người lớn mà con trẻ thắc mắc trong cuộc sống mà dù là trẻ thơ hay người trưởng thành, nếu không phải “đối mặt” thì cũng phải “đối mắt”, “đối tai”. Tuy nhiên, “chiến tranh và hòa bình” là những điều tất yếu trong cuộc sống và thảo luận với chúng về nạn khủng bố mới là cách để các bậc phụ huynh trang bị cho con những hiểu biết và cách nhìn nhận về Thế giới.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Tri thức trẻ