Trang phục đẹp từ cô thợ may với đôi tay không ngón

2023-01-14 08:00:00 0 Bình luận
Khuôn mặt biến dạng cùng đôi tay mất ngón từ năm lên 2 tuổi, thế nhưng bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, chị Đỗ Thị Thu Thủy vẫn trở thành thợ may. Không chỉ vậy, chị còn mở lớp dạy may, trong đó có những người có hoàn cảnh đặc biệt và những người muốn học nghề.

Chị Thủy cắt may với đôi tay không ngón trong chương trình Trạm yêu thương có chủ đề “Giấc mơ từ vải vụn”.

Năm lên 2 tuổi, do tai nạn pháo bay lạc và bị sơ cứu sai cách nên cô bé Thủy (sinh năm 1977 ở Hải Phòng, hiện cư trú tại Thạch Hà, Hà Tĩnh) vĩnh viễn mất đi những ngón tay cùng khuôn mặt biến dạng. "Nỗi tự ti về một thân hình không có ngón tay, ngón chân, khuôn mặt dị dạng xấu xí khiến tôi phải thôi học dù trong lòng tiếc nuối vô cùng. Khi tôi lớn lên, bố đã khuyên nên đi học một nghề để nuôi sống được bản thân. Tôi đã bắt đầu quyết tâm theo đuổi nghề may", chị Thủy chia sẻ về hoàn cảnh của mình.

Điều buồn nhất là khi đã lựa chọn một nghề để theo đuổi, chị Thủy lại bị từ chối. Thợ may không nhận, họ còn nói những lời vô cùng đau lòng: "Người bình thường còn không học may được, còn đôi tay em thế này không học được đâu".

"Những lúc như vậy, bố luôn ở bênh cạnh an ủi và động viên tôi. Bố tôi xin vải vụn ở các hiệu may về cho con tập khâu. Đầu tiên là xỏ kim rồi sau đó khâu từng mảnh vải một. Tay rất mỏi và đau, nhưng mình không bỏ cuộc", chị Thủy tâm sự.

Chỉ sau một tháng mày mò sách vở, chị Thủy đã có sản phẩm đầu tay và sau 3 tháng kiên trì học hỏi, chị đã có thể tự nhận may cho quần áo cho khách. Tiệm may cô Thủy đặc biệt luôn tấp nập người ra vào bởi sự khéo léo trên từng đường cắt may, trang phục dành cho người lớn hay trẻ con đều được làm tỉ mỉ và cẩn thận. Giờ đây, với hơn 17 năm theo nghề, chị đã có một lượng khách cho riêng ở Hà Tĩnh, thậm chí có cả những khách phương xa như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh.

Công việc may vá đã tạo nên cuộc sống hạnh phúc, nghề nghiệp ổn định và một tương lai cho chị Thủy. Thế nhưng, với chị không có hành trình nào suôn sẻ cả, phải vấp ngã nhiều mới cho mình kinh nghiệm.

"Mình phải học tập không ngừng và liên tục cập nhật mẫu mới. Có những người tả theo mẫu của họ để mình may theo. Đôi khi phải tự may cho bản thân xem lên dáng như thế nào rồi mới quyết định may cho khách. Có những đêm không ngủ vì chưa tìm được mẫu như khách yêu cầu", chị Thủy tâm sự.

Công việc bận rộn là thế, chị Thủy còn mở lớp dạy cắt may cho những người muốn học nghề và những người có hoàn cảnh đặc biệt như mình. Vì trước đây, để theo đuổi nghề may chị đã phải tự tìm tòi vô cùng vất vả và từng bị nghi ngờ về khả năng may vá.

Trên bước đường của chị Thủy, luôn có sự đồng hành của chồng, cũng là một người khuyết tật. Anh là Nguyễn Văn Bá, sinh năm 1973, quê ở Hà Tĩnh. Anh Bá từng là quân nhân chuyên nghiệp. Thế nhưng, năm 1999, anh gặp phải một tai nạn khủng khiếp, mạng sống giữ được nhưng đôi chân thì vĩnh viễn không thể đi lại. Anh bị mất đến 95% sức lao động sau tai nạn, phải ngồi xe lăn.

Dù cả hai không lành lặn, nhưng anh Bá luôn dành những lời thân thương nhất, tự hào nhất khi kể về vợ mình. Và anh cho rằng sự khuyết thiếu của cả hai sẽ được lấp đầy bằng sự quan tâm và tình yêu thương mà anh chị luôn dành cho nhau suốt thời gian qua.

Chia sẻ về dự định của mình trong tương lai, chị Đỗ Thị Thu Thủy cho biết, chị sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ làm thợ may và tiếp tục dạy nghề cho những người có đam mê may vá giống như mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...