Trẻ em khuyết tật: Chương trình giáo dục toàn diện

2020-09-21 23:42:09 0 Bình luận
Trước kia khi hình thức giáo dục hòa nhập bắt đầu phổ biến, hầu hết nó chỉ tồn tại ở dạng các lớp học chuyên biệt, trong môi trường mà trẻ em đều có tình trạng khiếm khuyết tương đồng nhau. Tuy nhiên ngày nay càng nhiều những lớp học giáo dục hòa nhập đã được tổ chức ngay tại các nhà trường, tạo ra môi trường thúc đẩy khả năng giao lưu cũng như học hỏi của trẻ em khuyết tật với bạn bè đồng trang lứa.

Ảnh minh hoạ

Khi chính sách giáo dục cho trẻ em khuyết tật được quan tâm và tạo điều kiện phát triển đã tạo ra sự tiến triển không hề nhỏ trong quá trình hòa nhập của trẻ em khuyết tật. Các em có thể giao tiếp với mọi người xung quanh, tự phục vụ được bản thân, nhiều em còn tiếp tục đi học nghề tìm được công việc. Điều đó đã chứng tỏ vai trò quan trọng của giáo dục đối với việc phát triển và hòa nhập của trẻ em khuyết tật.

Vậy một chương trình giáo dục như thế nào là phù hợp với trẻ em khuyết tật?

Chương trình giảng dạy cần được cá nhân hóa hơn để phù hợp với đặc điểm của trẻ em khuyết tật cũng như đáp ứng được yêu cầu tiếp cận giáo dục của các em. Chương trình này cần vạch ra một kế hoạch giảng dạy dài hạn trong một năm học, cụ thể từng tuần để không những bổ sung về kiến thức mà còn nâng cao kĩ năng xã hội như giao tiếp, ứng xử....

 Kiến thức

Mặc dù được thiết kế chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật nhưng chương trình giáo dục vẫn phải đảm bảo nội dung căn cứ theo đúng chương trình học chung mà Bộ giáo dục đã công bố. Tùy vào tình trạng của trẻ mà các chương trình có thể giảm nhẹ hoặc bổ sung các kiến thức khác hỗ trợ các bé.

Nội dung chương trình giảng dạy vẫn cần bao gồm các môn học chính. Tiếng việt và Toán là hai môn học khá quan trọng. Tiếng việt sẽ vừa dạy chữ cho các em, vừa giúp các em học nói, luyện đọc. Ngoài ra, học tiếng Việt còn giúp các em nhận thức được các vật thể xung quanh, cây cối, con vật, hiện tượng tự nhiên....

Đối với môn toán, các em sẽ học được các kĩ năng tính toán cơ bản, biết nhận thức được các hình, khối hình, phân biệt được các loại hình khối. Kiến thức của môn Toán đòi hỏi sự logic nên các chương trình giáo dục cũng không cần quá sa đà vào việc truyền bá những kiến thức phức tạp cho các em khuyết tật. Việc đảm bảo nhận diện con số cũng như tính toán cơ bản là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.

 Kĩ năng xã hội

Có thể nói các kĩ năng xã hội phải luôn được song song dạy kèm với các kiến thức giáo dục. Trong đó kĩ năng giao tiếp là kĩ năng rất cần thiết, nhất là đối với trẻ em khuyết tật. Các em cần có khả năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong trường lớp, từ việc chào hỏi hay nói chuyện về những vấn đề khác như học tập, văn nghệ, giải trí. Kĩ năng giao tiếp cũng sẽ giúp bé biết kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè đồng thời cũng giữ được những mối quan hệ gần gũi, thân thuộc, tăng thêm sự tự tin của trẻ khi giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Cần thực hiện biện pháp nào để nâng cao các kĩ năng xã hội cho trẻ em khuyết tật? Hiện giờ có thể thấy, phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện này là kết hợp làm mẫu và giải thích bằng lời nói và tranh minh họa. Giáo viên làm mẫu trước cho học sinh về các quy tắc ứng xử như việc chào hỏi, trả lời câu hỏi, làm quen... sau đó kết hợp cho các em hình ảnh trong tranh và video thực tế để giúp học sinh hình dung dễ dàng và tiếp thu hiệu quả hơn.

Một điều quan trọng nữa, việc đánh giá, theo dõi kết quả học tập, tiếp thu của các em là rất cần thiết. Việc đánh giá này sẽ theo sát được quá trình học tập và tiến triển trong việc tiếp thu của trẻ khuyết tật, đồng thời là căn cứ để điều chỉnh giáo án kịp thời nếu có chương trình nào chưa phù hợp với các em. Đây thực sự sẽ là động lực khích lệ học sinh khuyết tật và người nhà các em.

Công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật để bắt đầu, cần nhiều nhất là tình thương đến trẻ khuyết tật. Trong quá trình triển khai giảng dạy, sự kiên trì luôn cần được duy trì kết hợp với những lời động viên, khuyến khích các bé để các bé có thểm tự tin phấn khởi. Đặc biệt, không được quát mắng trẻ khuyết tật vì tâm lý các em thường không ổn định, dễ bị hụt hẫng và hoảng sợ.

Trẻ khuyết tật ban đầu sẽ khó làm chủ được hành vi của mình nhưng dần dần khi có được sự giáo dục của giáo viên, trẻ sẽ phát huy và tiến bộ hơn rất nhiều, từ đó cũng thêm tự tin giao tiếp và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, giúp ích cho cuộc sống sau này của trẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40

Về Thành cổ thăm đồng đội: "Máu xương các anh đã hóa đất lành"

Tháng Bảy, dòng người trên khắp cả nước lại tìm về Quảng Trị, về với Thành cổ - mảnh đất thiêng liêng thấm đẫm máu đào của biết bao thế hệ cha anh. Trong dòng người ấy, có những người lính già, tóc đã điểm sương, trở về thăm lại chiến trường xưa, thăm những người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Với họ, mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ ở Thành cổ đều là máu thịt, là ký ức không thể nào quên về một "mùa hè đỏ lửa".
2025-07-13 19:34:43

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Trải nghiệm chất sống thượng lưu Sun Elite City trên

“Sun Elite Night – Tinh hoa giữa miền di sản”, sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức ngày 9/7 vừa qua đã đánh dấu màn ra mắt ấn tượng của đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City trong không gian đậm tính nghệ thuật và tinh thần thượng lưu, quy tụ giới tinh hoa.
2025-07-12 12:00:00
Đang tải...