Trung Quốc: Cưới vợ khuyết tật hay mua bán phụ nữ thiểu năng trá hình

2021-05-06 08:15:55 0 Bình luận
IDD là từ viết tắt của Intellectual and Developmental Disability, thuật ngữ y tế chỉ tình trạng chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ. Người mắc chứng này có IQ chỉ dưới 75, không có hoặc rất ít khả năng giao tiếp, tư duy logic...

Những cuộc hôn nhân như thế này chỉ trên danh nghĩa và thường xảy ra tại vùng quê nghèo ở một số địa phương.

Ước tính, Trung Quốc có khoảng 83 triệu người bị IDD. Trong đó, có 42,77 triệu người là nam (51,55%) và 40,19 triệu người là nữ (48,45%). Phần lớn các IDD sống ở nông thôn, với khoảng 62,25 triệu người, chiếm 75,04%.

Đám cưới IDD: Kẻ cười người khóc

Đầu tháng 3/2021, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một video đám cưới IDD. Cô dâu có họ Yao, là người bị thiểu năng trí tuệ, 20 tuổi; còn chú rể là một người đàn ông trung niên đã ngoài 50. Trong video, Yao ngồi trên giường, khóc nức nở. Ngược lại, mẹ hai của cô cười tươi như "nông dân được mùa".

Cô dâu Yao (20 tuổi) khóc nức nở trong ngày cưới.

Yao sinh trưởng ở làng Zhuwa, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Gia đình cô thuộc diện nghèo, cha mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối. Yao mắc IDD bẩm sinh, ngây ngô như đứa trẻ và rất sợ người lạ.

Từ năm 2019, cha Yao (68 tuổi) đã "đặt vấn đề" với người đàn ông sẽ trở thành chồng cô. Ông thuyết phục nam giới này đồng ý cưới Yao, vì "Tôi đã già mất rồi. Nếu không sớm gả con bé đi, thì mai này lấy ai chăm sóc cho nó?".

Video đám cưới của Yao lan truyền chóng mặt, dấy lên lo ngại nhân quyền của người IDD. Nó buộc các quan chức ở Hà Nam phải vào cuộc, giải thích rõ ràng. Họ tuyên bố, đám cưới của Yao không vi phạm pháp luật. Mặc dù là người thiểu năng trí tuệ, Yao đã đủ tuổi kết hôn. Tuy rằng, Yao và chồng không thể đăng ký kết hôn chính thức (vì tình trạng IDD của Yao rất nghiêm trọng, không thể đưa ra lời xác nhận mang tính chất chịu trách nhiệm pháp luật), họ vẫn được pháp luật cho phép sống cùng nhau. Sau này, nếu Yao sinh con, chồng cô cũng có nghĩa vụ đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu bắt buộc cho đứa trẻ.

Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy

Các cuộc hôn nhân IDD đều do phụ huynh sắp đặt.

Tại Trung Quốc, báo cáo thống kê về IDD gần đây nhất cũng đã cách 15 năm. Vào năm 2006, Liên đoàn Người Khuyết tật Trung Quốc (China Disabled Persons' Federation) cho biết: Ước tính cả nước có khoảng 83 triệu IDD. Trong số này, nam giới chiếm 51,55%, cao hơn nữ giới 3,1%.

Cũng trong năm 2006, thống kê 216 IDD tuổi trưởng thành ở Nam Kinh chỉ ra, tỷ lệ kết hôn chỉ chiếm 12,68%. Nếu xét trên giới tính, tỷ lệ nữ IDD đã kết hôn là 20%, còn nam IDD đã kết hôn chỉ 3,2%.

Theo học giả Pan Lu (Trung Quốc), người đã tiến hành nghiên cứu thực địa về IDD ở 2 ngôi làng thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam để làm luận án tiến sĩ, thì hầu hết các đám cưới IDD đều do cha mẹ xếp đặt. Giống như ở trường hợp của Yao, các phụ huynh có con em bị IDD đến tuổi trưởng thành sẽ tự tìm người thích hợp, thuyết phục gả hoặc cưới.

Ở trường hợp của Yao, mẹ cô cũng là một IDD. Cha Yao kết hôn với bà do sắp đặt. Sau khi sinh Yao được vài năm, người mẹ bị IDD này bỏ nhà đi biệt tích.

Góc khuất nhân quyền và lo ngại gả bán

"Những cuộc hôn nhân như thế này thường dẫn đến tình trạng vợ chồng chỉ trên danh nghĩa" - Pan cho biết. "Người vợ IDD không nhận được cả tình cảm lẫn sự hỗ trợ về vật chất từ người chồng".

Trong 6 tháng "nằm vùng", Pan phát hiện một phụ nữ IDD đã kết hôn nhưng vẫn ăn ở tại nhà cha mẹ ruột. Một phụ nữ IDD khác thì tuy sống cùng nhà với chồng, nhưng ngủ riêng và không ăn cơm chung. "Tôi không quan tâm cô ta đang làm gì hay cảm thấy thế nào" - người chồng cáu bẳn khi bị hỏi. "Chỉ nhìn thấy cô ta thôi cũng đủ để tôi phát bực rồi".

 

Ngoài ra, Pan còn thấy rõ một hiện thực đáng sợ: Người vợ như vậy rất hay bị ngược đãi. Trang trực tuyến China Judgement Online đã kiểm tra 90 bộ hồ sơ li hôn do phụ nữ IDD đứng ra nộp. Toàn bộ đều cùng 1 trong 2 lý do, "bị đánh đập" hoặc "bỏ bê". Có nhiều trường hợp, người chồng chỉ chờ người vợ IDD sinh con, giữ lại đứa con và đuổi vợ ra khỏi nhà.

Cô dâu IDD không có quyền quyết định hôn sự.

Trở lại với câu chuyện của Yao, người làng Zhuwa vô cùng khó chịu khi các phóng viên tới tìm hiểu sự tình. "Có gì sai khi gả chồng cho một cô gái như cô ấy?" - họ hỏi vặn. "Hãy đứng ở vị trí của cha Yao mà suy nghĩ. Ông ấy đã 68 tuổi rồi, còn có thể chu cấp hay bầu bạn với con gái thêm được bao nhiêu lâu?".

"Con bé có muốn lấy chồng hay không ấy à?" - một phụ nữ lớn tuổi gắt gỏng. "Nó thì biết cái gì chứ? Đến cả ăn uống, nó cũng phải chờ người khác đút vào tận miệng."

Xét trên hoàn cảnh của Yao, chuyện cha cô lo lắng gả chồng cho con gái là "không thể tránh". Yao chỉ có 2 khoản trợ cấp từ chính quyền: 120 NDT/tháng dành cho người IDD và 335 NDT/tháng dành cho người nghèo, tổng cộng 455 NDT/tháng (khoảng 1,6 triệu VNĐ). Nếu cha Yao qua đời hoặc không còn khả năng chăm sóc, cô sẽ rất khó sống. "Lấy chồng là cách duy nhất để những phụ nữ như Yao có được chỗ nương tựa suốt đời" - người làng Zhuwa tuyên bố.

Có điều, phần lớn nam giới đồng ý lấy vợ IDD là người lớn tuổi, khuyết tật về thể chất hoặc hoàn cảnh khó khăn. Chú rể của Yao cũng là một nam giới nghèo, 55 tuổi, chưa học hết tiểu học. Văn hóa kết hôn ở Trung Quốc đòi hỏi sính lễ. Ngày nay, quà hứa hôn "bèo bèo" cũng phải cỡ 100.000 NDT (khoảng 356 triệu VNĐ). Nhiều người lo ngại, cô dâu IDD là một kiểu "gả bán giá rẻ".

Về sính lễ của Yao, 6 anh chị em của chú rể đã định tặng 20.000 NDT (khoảng 71 triệu VNĐ). Vì cha Yao từ chối, nên họ giữ lại khoản tiền này.

​​​​​​​

Một luật sư ở tỉnh Tứ Xuyên phân tích rằng Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định hôn nhân phải là thỏa thuận tự do và tự nguyện giữa một người nam và một người nữ. Trong trường hợp này, người khuyết tật nặng về tâm thần như "cô dâu" không thể kết hôn một cách hợp pháp vì không có "năng lực tâm thần" để đưa ra quyết định của riêng mình.

Luật sư này lo ngại "nếu xuất hiện mối quan hệ tình dục liên quan tới một người thiểu năng trí tuệ thì khả năng cao là mối quan hệ này sẽ cấu thành tội hiếp dâm".

Cư dân mạng Trung Quốc giận dữ trước quyết định của huyện Bí Dương về việc cho phép cô gái khuyết tật ở cùng với người đàn ông 55 tuổi này. Nhiều người cho rằng rõ ràng, người đàn ông đang lợi dụng cô gái yếu thế và đặt ra giả thuyết người đàn ông 55 tuổi này chỉ "cưới" cô gái khuyết tật vì mong muốn có con để nối dõi tông đường.

Một người dùng mạng xã hội Weibo lo ngại rằng nếu việc sống chung như vợ chồng này không bị ngăn cản, "cô gái sẽ bị cưỡng bức và buộc phải sinh con, những đứa trẻ có khả năng cũng bị chậm phát triển về trí tuệ".

Vụ việc càng khắc sâu thêm những chỉ trích liên quan tới "chính sách một con" của Bắc Kinh. Hiện nay, một tỉ lệ lớn đàn ông ở các vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc không có khả năng tìm được vợ, phải nghĩ tới chuyện "nhập khẩu cô dâu" hoặc lấy những phụ nữ thiểu năng về làm vợ chỉ để có con nối dõi tông đường.

Hồi tháng 1-2020, một vụ việc tương tự được chia sẻ trên mạng xã hội. Một người dùng internet cảnh báo rằng một cô gái thiểu năng trí tuệ ở tỉnh Hà Bắc như bị "nhốt làm tù nhân" trong gia đình một người đàn ông và cô này đã hạ sinh một em bé. Lời giải thích của chính quyền địa phương rằng người đàn ông "nhận nuôi" cô gái không thể làm nguôi sự bức xúc của cộng đồng mạng. ​​​​​​​

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...