Về thăm vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu Giao Thịnh

2023-10-18 18:52:10 0 Bình luận
Giao Thịnh là một trong 8 xã của huyện Giao Thủy (Nam Định) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2022. Đây là nơi có Bảo tàng Đồng Quê nổi tiếng lưu giữ hồn quê nền văn minh lúa nước, là mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị.

  Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Ảnh: Hồ Thanh

Ông Lê Ngọc Đóa, Huyện ủy viên, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho biết: Giao Thịnh là xã gần biển, thuộc lưu vực sông Sò nên có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 11 xóm gồm 3.211 hộ dân với 9.643 nhân khẩu, chuyên nghề trồng lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Những năm gần đây xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ gắn với mục tiêu chương trình xây dựng NTM. Năm 2021 Giao Thịnh đã được công nhận là xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Để tiếp tục duy trì NTM bền vững, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng NTM kiểu mẫu, Ban chấp hành đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. UBND xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quyết liệt triển khai thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Trường THCS xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Ảnh: Hồ Thanh

Được biết, tổng kinh phí huy động xây dựng NTM của xã Giao Thịnh từ năm 2010 đến hết năm 2022 là 326 tỷ 235 triệu đồng. Trong đó cộng đồng dân cư đóng góp, ủng hộ 31 tỷ 630 triệu đồng, con em Giao Thịnh xa quê, các nguồn ủng hộ, từ thiện 20 tỷ 862 triệu đồng, nhân dân đóng góp ngày công lao động trị giá 1 tỷ 300 triệu đồng (tương đương 5.450 ngày công lao động). Nhân dân trong xã đã hiến đất, góp đất để xây dựng NTM ở xã Giao Thịnh với tổng diện tích 3.250 m2, trị giá gần 20 tỷ đồng. Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao với 19/19 tiêu chí, bằng sự đồng thuận và nỗ lực vượt bậc, xã Giao Thịnh tiếp tục đạt 4/4 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Trong đó riêng kinh phí đầu tư cho giáo dục của xã Giao Thịnh từ năm 2010 đến năm 2022 là 41 tỷ 557 triệu đồng. Thành tựu nổi trội về lĩnh vực giáo dục ở đây là Trường Mầm non xã Giao Thịnh đạt chuẩn quốc gia mức độ II, chuẩn “xanh - sạch - đẹp - an toàn” và chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3. Hai trường tiểu học và trung học cơ sở của xã đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ II, chuẩn “xanh - sạch - đẹp - an toàn”. Nhiều năm qua xã Giao Thịnh luôn là đơn vị  lá cờ đầu của huyện, của tỉnh về giáo dục, được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương khen thưởng.

 Nhà Văn hóa xóm Thức Hóa Tây, xã NTM kiểu mẫu Giao Thịnh - Ảnh: Hồ Thanh

Bên cạnh đó, xã Giao Thịnh còn có một mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị là Bảo tàng Đồng Quê ở thôn Bỉnh Di. Nơi đây đang lưu trữ, trưng bày, bảo quản, giới thiệu hơn 10 ngàn hiện vật quý giá về nông cụ, ngư cụ, nghề thủ công, nghề làm muối, đồ dùng sinh hoạt, nếp nhà cổ xưa, hàng ngàn đầu sách đủ các chủng loại. Tại đây còn trưng bầy nhiều hiện vật, mô hình gắn với đời binh nghiệp của Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Hoàng Kiền về đường Trường Sơn, biển đảo Tổ quốc, Binh chủng Công binh, đường tuần tra biên giới. Đã nhiều năm nay Bảo tàng Đồng Quê đều đặn mở cửa đón khách đến tham quan, trải nghiệm từ thứ Ba đến Chủ nhật hàng tuần. Có thể nói đây là mô hình hay, tâm huyết, sáng tạo, mang đậm bản sắc truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước. Đặc biệt, hai sản phẩm OCOP Rượu Nếp, rượu Nếp Cái Hoa Vàng của Bảo tàng Đồng Quê cùng với sản phẩm giò lụa Lưỡng Gấm và hai sản phẩm nước mắm Phúc Hải xã Giao Thịnh đã được UBND tỉnh Nam Định xếp hạng 3 sao cấp tỉnh.

Cổng làng Du Hiếu, xã NTM kiểu mẫu Giao Thịnh - Ảnh: Hồ Thanh

Ngoài ra, Giao Thịnh còn tạo dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, thực hiện truy xuất nguồn gốc, cấp mã vùng cho sản phẩm chủ lực của xã là lúa Đài Thơm 8 trên diện tích 65 ha của HTX Thịnh Thắng. Đây là mô hình HTX thực hiện liên kết sản xuất với các hộ xã viên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm 2022 đạt gần 2 tỷ đồng.

Theo ông Lê Ngọc Đóa, để tiếp tục nâng cao mức thu nhập cho người dân cần phải có giải pháp cụ thể, quy hoạch trên thế mạnh về hệ thống giao thông và diện tích mặt bằng sẵn có. Vừa kêu gọi vừa tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm tại chỗ với mức thu nhập ổn định cho người dân. Đồng thời xây dựng liên kết vùng giữa Giao Thịnh với các xã lân cận của các huyện bạn, tạo nên cửa ngõ tam giác kinh tế ba huyện. Trên cơ sở đó mở rộng giao thương, liên kết, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, phấn đấu đến năm 2025 mức thu nhập bình quân đầu người của xã Giao Thịnh đạt hơn 100 triệu đồng/năm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...