Vì sao bão có tên?
Không như ở Việt Nam nơi các cơn bão được đặt tên theo số thứ tự của nó trong năm, trên thế giới bão thường mang tên phụ nữ, và sau này cả tên nam giới. Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão còn mang tên hoa lá, động vật...
Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.
Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.
Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.
Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.
Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.
Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.
Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.
Dưới đây là các tên được dùng để đặt cho bão ở tây bắc Thái bình dương:
(Nguồn: Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory)
Nước/ |
Tên bão | ||||
Campuchia | Damrey | Kong-rey | Nakri | Krovanh | Sarika |
Trung Quốc | Longwang | Yutu | Fengshen | Dujuan | Haima |
Bắc Triều Tiên | Kirogi | Toraji | Kalmaegi | Maemi | Meari |
HK, Trung Quốc | Kai-Tak | Man-yi | Fung-wong | Choi-wan | Ma-on |
Nhật Bản | Tenbin | Usagi | Kanmuri | Koppu | Tokage |
Lào | Bolaven | Pabuk | Phanfone | Ketsana | Nock-ten |
Macau | Chanchu | Wutip | Vongfong | Parma | Muifa |
Malaysia | Jelawat | Sepat | Rusa | Melor | Merbok |
Micronesia | Ewinlar | Fitow | Sinlaku | Nepartak | Nanmadol |
Philippines | Bilis | Danas | Hagupit | Lupit | Talas |
Hàn Quốc | Gaemi | Nari | Changmi | Sudal | Noru |
Thailand | Prapiroon | Wipha | Mekkhala | Nida | Kulap |
Mỹ | Maria | Francisco | Higos | Omais | Roke |
Việt Nam | Saomai | Lekima | Bavi | Conson | Sonca |
Campuchia | Bopha | Krosa | Maysak | Chanthu | Nesat |
Trung Quốc | Wukong | Haiyan | Haishen | Dianmu | Haitang |
Bắc Triều Tiên | Sonamu | Podul | Pongsona | Mindule | Nalgae |
HK, Trung Quốc | Shanshan | Lingling | Yanyan | Tingting | Banyan |
Nhật Bản | Yagi | Kaziki | Kujira | Kompasu | Washi |
L:ào | Xangsane | Faxai | Chan-hom | Namtheun | Matsa |
Macau | Bebinca | Vamei | Linfa | Malou | Sanvu |
Malaysia | Rumbia | Tapah | Nangka | Meranti | Mawar |
Micronesia | Soulik | Mitag | Soudelor | Rananin | Guchol |
Philippines | Cimaron | Hagibis | Imbudo | Malakas | Talim |
Hàn Quốc | Chebi | Noguri | Koni | Megi | Nabi |
Thailand | Durian | Rammasun | Morakot | Chaba | Khanun |
Mỹ | Utor | Chataan | Etau | Aere | Vicete |
Việt Nam | Trami | Halong | Vamco | Songda | Saola |
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.