Những tình huống giúp người khuyết tật không đúng cách

2023-10-01 08:05:00 0 Bình luận
Lâu nay, việc người khuyết tật ở nước ta được nhận rất nhiều sự trợ giúp từ cộng đồng. Vì vậy, họ đã có thêm niềm tin vào cuộc sống, tin vào bản thân mình nhiều hơn, họ cũng không cảm thấy mình bị xã hội bỏ rơi.

Những người khuyết tật chúng tôi rất biết ơn điều đó. Sự hỗ trợ này đã giúp chúng tôi cảm thấy mình được quan tâm và giúp chúng tôi thêm yêu cuộc sống này hơn. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người giúp đỡ người khuyết tật không đúng cách hoặc chưa biết cách giúp đỡ họ như thế nào vì họ chưa tiếp xúc với người khuyết tật nên rất bối rối trong vấn đề này. Biết rằng, trên internet hay các phương tiện thông tin đại chúng có chia sẻ và tuyên truyền rất rõ ràng về việc này nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về những kỹ năng này.

Chính vì vậy, đôi khi giúp đỡ người khuyết tật sai cách sẽ khiến họ bị tổn thương. Thậm chí còn gây ra phiền phức không đáng có cho người giúp đỡ và người cần được giúp đỡ. Vì vậy, tôi nghĩ sau khi các bạn đọc bài viết này thì bạn có thể hình dung ra để từ đó giúp đỡ chúng tôi đúng cách hơn. Nhằm giúp chúng tôi được hỗ trợ một cách hợp lý. Tránh trường hợp làm mất thời gian của cả hai bên và chưa kể, nó còn gây khó chịu hay phiền phức cho người cần được giúp đỡ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Có thể nói, việc giúp đỡ người khuyết tật không hề sai vì nó vừa mang tính nhân văn, vừa giúp người khuyết tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Chính vì sự giúp đỡ to lớn ấy mà người khuyết tật dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều đó. Đôi khi nó còn tác dụng ngược dẫn đến người khuyết tật sẽ càng bị cô lập trong thế giới của họ ảnh hưởng tới tiến trình hòa nhập với cộng đồng.

Những hiểu lầm tuy ngớ ngẩn nhưng lại hài hước

Cách đây hơn mười năm về trước, hồi đó tôi còn đi học và bà nội tôi vẫn còn sống. Bà thường rủ bạn bè của bà tới chơi. Tình cờ, hôm đó tôi được nghỉ học nên tôi về thăm nhà, bà ấy có hỏi bà nội về tôi nhưng không trực tiếp nói chuyện với tôi. Khi đó, một đứa trẻ như tôi không nghĩ nhiều vì đơn giản có thể bà ấy ngại nên không muốn nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, sau này khi tôi lớn hơn một chút học hỏi trải nghiệm sâu sắc thì tôi mới hiểu ra là bà ấy khó xử khi giao tiếp với một người khiếm thị do chưa từng tiếp xúc với họ.

Điều này tôi hiểu khá rõ. Cho nên tôi cũng không trách bà được. Sau khi hỏi kỹ thì bà mới biết là tôi đi học ở trên thành phố tới cuối tháng mới về. Sau khi biết rõ lai lịch của tôi một điều mà tôi cảm thấy khi nghĩ tới nó tôi lại thấy buồn cười. (Biết là như thế là không tôn trọng người khác nên tôi chỉ dám cười thầm trong bụng chứ không dám cười lớn vì sợ làm cho bà không vui). Bà có hỏi tôi về tình hình học tập của tôi. Khi bà biết là tôi viết chữ nổi (chữ braille) thì bà lại hỏi: “cháu viết chữ nổi bằng tăm à?” Lúc đó, tôi cảm thấy buồn cười nhưng vì không muốn bà phật lòng nên tôi cố gắng giải thích cho bà hiểu về loại chữ này.

Thậm chí, tôi còn viết mẫu vài chữ để bà dễ hình dung hơn. Thế mới nói, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng tôi. Hay có những người chỉ vì tò mò về loại chữ này cũng yêu cầu tôi hướng dẫn cho họ nhưng khi học một thời gian thì họ bỏ. Một lần khác, trong lớp tôi có một người bạn cũng muốn học loại chữ này và rất vui khi người bạn đó lại học rất nhanh. Cho tới bây giờ thì bạn ấy vẫn viết thạo loại chữ mà bao nhiêu người tò mò, đối với người không khiếm thị thì nó là một thử thách. Tôi cảm thấy bạn ấy rất tuyệt vời. Về sự giúp đỡ thì không phải ai cũng có thể giúp đỡ một cách phù hợp. VÍ dụ, khi người khiếm thị cần tìm một món đồ hay cần chỉ đường đi.

Thường thì chúng ta chỉ đường cho ai đó bằng cách nói những câu như ở đây, ở kia, chỗ này,… Những thứ đó làm cho người khiếm thị rất khó định hướng và phân biệt. Điều cần làm là bạn nên chỉ đúng vị trí cụ thể như bên trái, bên phải hay đi bao nhiêu mét là tới nơi. Chỉ rõ vị trí của món đồ để họ tự lấy hoặc đưa tận tay cho họ thay vì chìa tay ra để họ tự lấy món đồ đó. Nhiều người thường để đồ đạc rất lộn xộn nên làm cho người khiếm thị rất khó có thể phân biệt được vị trí của nó.

Thay vì vậy, bạn nên để đồ đạc một cách ngăn nắp, gọn gàng và thông báo cho họ biết để họ có thể dễ dàng tìm lại khi cần. Việc giao tiếp với người khuyết tật rất quan trọng, mỗi một dạng tật thì sẽ có cách giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Khi giao tiếp với người khiếm thính thì cần phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, giao tiếp với người khiếm thị thì cần phải nói chi tiết tránh sử dụng những thứ liên quan tới thị giác. Cụ thể, nhiều người khi gặp người khiếm thị, câu hỏi đầu tiên họ hỏi là “có biết chú là ai không? Có nhận ra anh là ai không?”.

Điều này sẽ khiến người khiếm thị rất bối rối. Thay vì hỏi câu đó thì chúng ta nên giới thiệu trước để họ biết để họ dễ dàng giao tiếp. Có những bạn hay đánh đố người khiếm thị bằng cách đưa một món đồ bất kì rồi hỏi “cái gì đây? Số mấy đây?”, Làm như vậy, sẽ khiến họ cảm thấy bị tổn thương, bản thân họ đã không nhìn thấy lại phải đi đoán mò một thứ mà mình không biết. Thay vì vậy, bạn nên đưa họ món đồ để họ xem. Có trường hợp, khi giao tiếp với người khuyết tật chúng ta luôn sử dụng những từ ngữ không phù hợp để nói về họ như “mù, què, điếc, câm” Có rất nhiều người khuyết tật không thích những từ đó.

Vì những lời nói tưởng là đơn giản nhưng gây cảm giác khó chịu cho họ. Đồng thời, khiến họ cảm thấy mình không được tôn trọng. Thay vì vậy, chúng ta cần tìm những từ thay thế để thuận tiện trong cách giao tiếp hơn. Tránh làm ảnh hưởng tới tâm lý người khuyết tật rất nhiều. Ngoài ra, việc giao tiếp sai sẽ khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương. Vì vậy, bạn cần lựa chọn từ ngữ, hoàn cảnh và thời điểm để giao tiếp với người khuyết tật một cách khéo léo để cho họ cảm thấy mình được đối xử như một người bạn.

Có một số người khi gặp người khuyết tật thì tỏ ý giúp đỡ nhưng khi họ không cần thì lại tỏ vẻ bực bội, cáu gắt. Thay vì vậy, nếu họ không cần sự trợ giúp từ bạn thì bạn có thể vui vẻ cho qua chứ không nên phàn nàn về họ. Một vài điều nhỏ mà rất nhiều người quan tâm là việc giúp người khuyết tật đi lại. Có những người họ không hề biết điều đó nhưng hễ thấy người khuyết tật gặp khó thì họ lại giúp ngay. Trong khi bản thân chúng ta đều thiếu kỹ năng này.

Ví dụ: Khi đưa người khiếm thị qua đường thì chúng ta hay cầm tay dắt đi nhưng làm như vậy sẽ khiến họ cảm thấy không an toàn nên họ sẽ càng sợ hơn. Thay vào đó, bạn có thể nói với họ cầm vào khuỷu tay hay nếu là người quen thì có thể khoác tay cũng là một cách hữu hiệu. Khi đi ăn ở nhà hàng, Nhân viên nhà hàng khi biết có người khiếm thị thì thường sẽ hỏi người đi cùng hoặc người hỗ trợ. Thậm chí, họ còn không đọc menu cho người khiếm thị nữa. Làm như vậy, họ sẽ không biết mình thích ăn món gì hay uống thứ gì. Điều đó, khiến họ phụ thuộc vào người hỗ trợ hơn.

Khi bày món hay một thức uống nào lên bàn thì bạn cần thông báo cho người khiếm thị biết ở trước mặt họ đang có những gì. Điều này sẽ giúp họ có thể lựa chọn những món mà mình thích hoặc những đồ uống mà họ cần. Nhìn chung, việc giúp đỡ hay giao tiếp với người khuyết tật rất quan trọng vì nó thể hiện là bạn đã từng làm việc với họ, có thiện chí với họ. Từ đó, họ sẽ cảm thấy an toàn, tự tin, dễ mở lòng với bạn hơn. Mặc dù, đây chỉ là những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng nó đã giúp người khuyết tật có thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ rào cản, định kiến ngầm bủa vây họ trong thời gian qua.

Nhằm mục tiêu  thay đổi nhận thức của xã hội về người khuyết tật góp phần đem lại một xã hội bình đẳng hơn. Từ đó, giúp họ giảm bớt những khó khăn mà khiếm khuyết mang lại. Tạo điều kiện cho họ có thêm cơ hội khẳng định bản thân, tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt lên số phận, sớm tìm ra con đường bước tới tương lai, mở ra cánh cửa giúp người khuyết tật vươn lên làm chủ cuộc đời. Giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, đánh thức nội lực bên trong họ làm tăng khả năng tham gia vào các hoạt động trong xã hội của người khuyết tật. Giúp xã hội có cái nhìn tích cực về họ, giảm bớt sự phân biệt đối xử kì thị với người khuyết tật, đem lại một môi trường hòa nhập, công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi người không phân biệt người khuyết tật hay không khuyết tật.

Từ đó, người khuyết tật sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Một điều mà bất kì ai cũng thích đó là tặng quà cho người khuyết tật (tôi không biết có phải là do bản thân họ thật tâm hay không nhưng họ tặng quà cũng là đáng quý nên tôi không bàn ở đây). Những món quà mà các bạn tặng chúng tôi là một lời động viên, khích lệ to lớn giúp cho chúng tôi vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống. Tôi rất biết ơn những món quà ý nghĩa đó.

Tuy nhiên, có một số người họ chỉ tặng cho có mà không biết rằng, những thứ chúng tôi cần là gì? Cứ tặng xong rồi tính. VÍ dụ: CÓ một vài bạn trẻ gặp người khiếm thị chúng tôi lại tặng bút chì. Trong khi đó, chúng tôi làm gì có sử dụng bút chì đâu. Tặng quà là tốt nhưng tặng thế nào cho đúng thì chưa ai rõ. Thế nên, điều cần làm lúc này là bạn hãy tìm hiểu xem người khuyết tật thích tặng cái gì. Lúc đó, bạn mới nên tặng đúng món đồ mà họ thích chứ không nên tặng theo cảm tính vì nó gây lãng phí tiền bạc mà cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho người khuyết tật cả. Chưa kể, hiện nay có rất nhiều người khuyết tật đang làm những công việc truyền thống như thủ công, bán vé số, hát rong,… một số ít thì do không kiếm được việc làm nên phải đi ăn xin.

Chính vì những việc trên, đã tạo ra kẽ hở để những kẻ chăn dắt lợi dụng người khuyết tật để chuộc lợi. Ngoài ra, có những người còn làm giả giấy tờ để giả làm người khuyết tật nữa. Nếu nhìn ở góc độ người đi đường thì họ sẽ cảm thấy rất thương. Từ đó, họ sẽ muốn đem lòng giúp đỡ. Thế nhưng, không giúp đỡ thì cảm thấy áy náy, cảm thấy lương tâm cắn dứt, trong lòng không vui nhưng giúp rồi thì không biết tiền đi về đâu hay lại vào túi mấy kẻ chăn dắt.

Từ đó, nhiều người khi thấy người khuyết tật họ sẽ cảm thấy do dự, lo sợ nên không dám giúp nữa. Mặt khác, một vài người đi đường lợi dụng việc giúp đỡ người khuyết tật để thực hiện những hành vi xấu như đánh tráo vé số, cướp giật vé số, quấy rối, xâm hại người khuyết tật. Đây là hành động không thể chấp nhận được cần phải lên án. Đó là việc hỗ trợ người khuyết tật khi di chuyển, còn khi hỗ trợ họ trong công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày thì sao? Có rất nhiều gia đình hiện nay đang chăm sóc người khuyết tật. Tuy nhiên, mỗi một dạng tật cần có cách chăm sóc khác nhau, nuôi dạy khác nhau nên họ rất bối rối khi con của họ gặp khó thì họ không biết hướng dẫn sao cho hợp lý. Thấy con của họ không làm được nên họ nhảy vào làm cho nhanh chứ để họ làm thì mất thời gian. Điều quan trọng là sự kiên nhẫn của những người đang chăm sóc người khuyết tật bị giới hạn nên họ mới có hành động đó.

Còn nữa, khi người khuyết tật gặp khó cần sự giúp đỡ từ gia đình thì hầu như không ai hiểu vì từ trước tới nay họ chưa tiếp xúc hoặc chưa được đào tạo một cách bài bản để kịp thời hỗ trợ người khuyết tật đúng cách. Vì vậy, dẫn tới việc người khuyết tật thiếu đi rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống để hòa nhập với cộng đồng. Trong học tập và làm việc cũng vậy, nếu ai đã từng tiếp xúc với người khuyết tật và làm việc với họ rồi thì mới hiểu được những khó khăn mà họ gặp phải. Từ đó, sẽ dễ giúp đỡ hơn nhưng nếu không ai tiếp xúc với họ thì sẽ cảm thấy bỡ ngỡ không biết giúp đỡ ra sao?

Thậm chí, thay vì tìm mọi cách để hướng dẫn người khuyết tật cách giải quyết vấn đề của họ thì họ cũng làm hộ người khuyết tật cho nhanh chứ để hướng dẫn cho họ từng tí một thì rất mất thời gian ảnh hưởng tới công việc của người khác. Chính vì tư duy làm hộ như thế này sẽ khiến người khuyết tật đã không hiểu việc mình làm lại còn càng không biết mình cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó khiến cho họ ngày càng bị động hơn. Từ đó, khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt đối với những dạng tật như khiếm thị hay khiếm thính. Nếu không giúp đỡ đúng cách thì họ rất khó có thể cải thiện được cuộc sống, phát huy năng lực tối đa của bản thân.

Điều này cũng dễ hiểu khi mà số người tiếp xúc với người khuyết tật rất ít và việc tuyên truyền vẫn còn hạn chế chưa đủ sức lan tỏa đến với đại đa số người dân nên việc họ thiếu đi những kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật nên chúng ta có thể thông cảm cho họ. Nói về vấn đề giao tiếp với người khuyết tật, phần lớn chúng ta hay hỏi người đi cùng người khuyết tật chứ không hỏi trực tiếp người khuyết tật. Thế nên, mới có góc nhìn chưa đúng về bản thân họ. Từ đó, gây ra những quan điểm tiêu cực và khiến họ hiểu sai về người khuyết tật dẫn tới việc khoảng cách của xã hội với người khuyết tật càng khó thu hẹp.

Vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về người khuyết tật ra, chúng ta cần trau dồi thêm những kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày để khi tiếp xúc với người khuyết tật, chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó xử khi không biết làm thế nào để giúp đỡ họ nữa. Khi chúng ta hoàn toàn có đầy đủ những kỹ năng trên thì việc giúp đỡ người khuyết tật sẽ không còn khó khăn mà lúc đó, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ mình cần làm gì khi giúp đỡ người khuyết tật và nên làm thế nào để giúp đỡ họ một cách tốt nhất.

 Đây là một điều rất quan trọng vì khi nắm được những kỹ năng này, chúng ta sẽ chủ động trong việc giúp đỡ người khuyết tật hơn. Khi chúng ta biết cách làm việc với người khuyết tật, họ sẽ cảm thấy mình được đối xử công bằng như bao nhiêu người khác. Họ sẽ tự tin hơn trong việc hòa nhập và phát triển bản thân, tạo cho họ sự tự tin trong cuộc sống, giúp họ biết trân quý bản thân, giúp họ nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình. Họ sẽ hiểu rằng, bản thân họ vẫn còn có giá trị, họ sẽ không cảm thấy bị xã hội bỏ rơi, giảm bớt sự mặc cảm giúp họ trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ. Đồng thời, giúp họ sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, thêm tin, thêm yêu cuộc sống này hơn, góp phần lan tỏa những điều tích cực tới cộng đồng, xây dựng một cuộc sống đong đầy tình yêu thương và lòng biết ơn,đánh thức bản lĩnh bên trong họ.

Có thể thấy, việc giúp đỡ người khuyết tật là rất quan trọng. Để làm được điều này cần có sự chung tay của toàn xã hội chứ không riêng gì một cá nhân hay tổ chức nào cả. Bản thân người khuyết tật cũng cần chủ động trong việc tìm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Nhờ đó, người khuyết tật giảm bớt khó khăn hơn. Ngoài ra, cần tổ chức một buổi hội thảo, tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ người khuyết tật để chúng ta cùng nhau học hỏi và tìm ra giải pháp hữu hiệu. Từ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khuyết tật trong việc hòa nhập cộng đồng. HI vọng, trong thời gian tới việc giúp đỡ người khuyết tật sẽ ngày càng được chú trọng hơn.

Rõ ràng, việc hỗ trợ người khuyết tật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội. Điều này không chỉ đòi hỏi sự cống hiến của một cá nhân hay tổ chức nào đó, mà còn cần sự hợp tác và đồng lòng của toàn xã hội. Người khuyết tật cũng cần phải chủ động trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để giảm bớt những khó khăn mà họ phải đối mặt.

Để thúc đẩy quá trình này, việc tổ chức các buổi hội thảo và tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khuyết tật trong việc hòa nhập vào cộng đồng, mà còn giúp chúng ta cùng nhau học hỏi và tìm ra những giải pháp hiệu quả.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, việc giúp đỡ người khuyết tật sẽ được chú trọng hơn nữa, từ đó góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bao dung hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...