Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu đạt 10 tỉ USD

2018-01-14 12:53:42 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Hiện nay rau quả của Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới. Tính đến 15/11/2017, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,01 tỉ USD, vượt mục tiêu 3 tỉ USD. Kỳ vọng đến năm 2022 xuất khẩu rau quả có thể đạt 10 tỉ USD.
Trên thực tế, trong nhóm 12 thị trường chủ yếu tiêu thụ rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, với 2,17 tỉ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm 2016, Nhật Bản đạt 104,33 triệu USD, tăng 67,7%, Hoa Kỳ 83,52 triệu USD, tăng 23,2%, Hàn Quốc 74,16 triệu USD, tăng 4,3%...



Trái cây xuất khẩu


Để có được kết quả này trong hàng chục năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, đàm phán xuất khẩu rau quả với các nước, đồng thời tổ chức nhiều hội chợ, chào hàng ở nước ngoài. Có những thị trường mất từ 5-7 năm mới đàm phán thành công việc cấp phép nhập khẩu. Đến nay, rau quả Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia… Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan đàm phán, tiếp tục mở rộng thị trường cho các loại rau quả. Ví như chanh leo xuất khẩu sang châu Âu; thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản; chanh leo, nhãn sang Australia… Đồng thời, phối hợp với Bộ NN&PTNT quy hoạch các vùng trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường.

Nhập khẩu rau quả thế giới bình quân đạt trên 200 tỉ USD/năm, trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt trên 3 tỉ USD/năm, chiếm 1,5% mức tiêu thụ toàn cầu, quá thấp so với nhu cầu thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là nước có nhiều chủng loại rau quả nhiệt đới ngon được nhiều nước ưa chuộng.

Trong 5 năm gần đây, xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng ở mức cao, từ 900 triệu USD năm 2012 lên 2,45 tỉ USD năm 2016 và đạt kỷ lục trên 3 tỉ USD năm 2017. Bộ Công Thương kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2022. Mục tiêu này có nhiều khả năng đạt được vì có được 2 thuận lợi. Một là trong kế hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rau quả đứng trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Hai là Chính phủ định hướng sẽ chuyển mạnh đất lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn. Phát triển sản xuất rau theo công nghệ cao…



Các đại biểu, khách mời tới tham quan Hội chợ cam Hưng Yên


Theo các chuyên gia, bên cạnh những thuận lợi trên, vấn đề xây dựng thương hiệu cho rau quả xuất khẩu là rất cần thiết. Vì muốn khách hàng thế giới biết đến và thu được lợi ích lớn nhất trong xuất khẩu rau quả, Việt Nam cần xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông sản không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu…

Đặc biệt, phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Xây dựng những chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM đề xuất: “Để biến tiềm năng rau hoa quả trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong 10 năm tới, chúng tôi đề xuất hai giải pháp chủ yếu. Một là, đưa nhóm sản phẩm rau hoa quả vào chương trình phát triển sản phẩm quốc gia 2017-2020. Tiếp đó, cần các giải pháp đồng bộ, khoa học, hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất tối ưu hóa quy trình sản xuất, cung cấp giống có chất lượng cao, tiếp thị quốc tế, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối. Hai là, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ các loại rau hoa quả chủ yếu đã xuất khẩu thành công, cần phổ biến rộng rãi các mô hình HTX kiểu mới trồng các loại rau hoa quả để trở thành mô hình chủ đạo hỗ trợ, liên kết nông dân trồng các loại rau hoa quả xuất khẩu, liên kết DN trong việc cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất”.

Thực tiễn cho thấy, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Muốn đảm bảo mối liên kết này, theo các chuyên gia, cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và sản xuất những cái thị trường cần.

Theo đó có thể thấy, nếu xác định hướng đi đúng, có quy hoạch phù hợp, hỗ trợ bộ giống và tổ chức tốt, sản xuất rau hoa quả có thể đem về 10 tỉ USD trong tương lai không xa. Điều nhiều người tâm đắc là, phát triển rau hoa quả ở các tỉnh trung du, miền núi còn là giải pháp khai thác lợi thế tự nhiên, nhất là khí hậu đặc thù của các tỉnh miền núi phía Bắc (có một mùa đông lạnh) và là giải pháp khả thi nhất để tăng thu nhập, xóa nghèo cho bà con ở vùng này, nhất là nếu kết hợp tốt với xây dựng các tour du lịch văn hóa, sinh thái,…
Chú thích ảnh:
- Ảnh 4: Trái cây xuất khẩu
- Ảnh 5: 
 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...