Xưởng hương của người khuyết tật: Vừa tạo việc làm, vừa se duyên cho các cặp đôi

2022-01-11 15:29:47 0 Bình luận

Chủ nhân của xưởng hương này là ông Trần Ngọc Tiếp (57 tuổi, ở xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Trước đó, ông từng công tác trong ngành thông tin truyền thông ở Hà Nội. Năm 2013, ông về quê điều hành xưởng hương cho đến nay.

Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng hiện tại công ty vẫn duy trì được hơn 40 công nhân làm việc tại xưởng. Doanh thu năm 2020, 2021 vào khoảng 5-6 tỷ đồng/năm - chỉ bằng 1/4-1/5 so với các năm trước đó.

Ở giai đoạn cao điểm, công ty có tới 80-100 công nhân, hầu hết là người khuyết tật, người cao tuổi, người lao động thuần nông địa phương. Có người làm toàn thời gian, có người tranh thủ lúc nông nhàn. Ông Tiếp chia sẻ về mục đích mở xưởng hương ở tuổi không còn trẻ rằng, vì nhận thấy ở quê còn rất khổ. Những người khuyết tật, người dân vùng sâu vùng xa không có công ăn việc làm. Chính vì thế,  mục đích chính của ông là giúp nông nghiệp, nông thôn, nông dân và những người yếu thế có cái "cần câu", chứ không phải là làm giàu cho bản thân mình. Nghề làm hương không quá khó, ai cũng có thể làm được, từ người khuyết tật tương đối nặng cho tới người già 70 tuổi vẫn có thể làm tốt.

Xưởng tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật (Ảnh:Vietnamnet)

Cuối cùng, những nỗ lực của ông cũng được đền đáp. Nhiều đối tác từ Mexico, Ai Cập, Argentina, Nga… tìm đến tận cơ sở của ông để quan sát, đánh giá, tìm hiểu, thương thảo. Có những thương gia nước ngoài còn ăn ở tại nhà ông nhiều ngày liền để hiểu rõ về cách làm việc của xưởng trước khi ký hợp đồng. Suốt nhiều năm nay, những đối tác này vẫn tin tưởng đặt hàng của gia đình ông. Có những thương gia là người nước ngoài còn xin làm “con nuôi” của vợ chồng ông.

Bí quyết theo ông Tiếp chia sẻ là tinh thần và trách nhiệm,  bảo đúng tiến độ, đúng mức giá đã thoả thuận và đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải uy tín trong mọi hoàn cảnh. Một đặc điểm khác biệt trong sản phẩm hương của ông đó là ông chỉ sản xuất hương chất lượng cao: nguyên liệu an toàn, mùi hương truyền thống, không hoá chất và không làm hương cuộn tàn như trên thị trường.

“Điều khiến tôi vui nhất là có 9 cặp người khuyết tật, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, đã đến với nhau thành vợ chồng hạnh phúc sau thời gian làm việc tại xưởng. Có những cháu bây giờ không làm nữa nhưng vẫn thường xuyên gọi điện thăm hỏi, tâm sự với tôi. Toàn bộ các cháu nhỏ được sinh ra đều khoẻ mạnh bình thường, không bị khuyết tật như bố mẹ các cháu là điều khiến tôi rất mừng. Hiện tại còn 11 công nhân khuyết tật đang làm việc tại xưởng, có nơi ăn chốn ở - không phải quá chu đáo nhưng cũng tương đối đầy đủ”, ông Tiếp chia sẻ.

Xưởng hương của ông Tiếp vẫn hoạt động ổn định trong mùa dịch (Ảnh: Vietnamnet)

Hiện tại, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến đứt gãy nguồn cung ứng, cước tàu biển lại tăng gấp 10-12 lần, tất cả nguyên vật liệu đều tăng so với trước khi dịch bệnh; sức mua - kể cả nước ngoài đều giảm vì không phải mặt hàng thiết yếu. Nhưng ông vẫn cố gắng duy trì sản xuất, mong dịch bệnh được khống chế sẽ phục hồi sản xuất như trước.

Ông cho biết, doanh nghiệp của ông trả lương theo sản phẩm. Những người làm việc toàn thời gian, năng suất cao thì thu nhập 8 - 8,5 triệu đồng, ai làm ít thì 2-3 triệu đồng/ tháng.

Tương tự, doanh nhân Hirotsugu Natsume, 44 tuổi, lãnh đạo Hiệp hội La Barca group, đơn vị vận hành Quon chocolate ở Nhật Bản cũng đã có những hành động giúp đỡ người yếu thế. Nhận thấy người khuyết tật đang nhận được thù lao chưa tương xứng với những giá trị họ tạo ra và quyết tìm cách giúp đỡ họ.

Ông từng thực hiện nhiều dự án dành cho người khuyết tật, sau đó, vị doanh nhân đã thành công với công ty sản xuất chocolate cao cấp. Những nhân viên của công ty chủ yếu là người khuyết tật, từ một cửa hàng nhỏ hiện nay đã có 4 chi nhánh trên cả nước. Chưa dừng lại ở đó, tháng 6/2021, Quon chocolate còn khởi động một dự án có tên là "powder lab" với các nhân viên đều là những người khiếm khuyết trí tuệ thể nặng.

Những nhân viên này đảm nhận các phần việc nhẹ nhàng nhưng không thể thiếu trong toàn bộ quy trình làm chocolate, ví dụ như làm bột trà xanh từ lá và cuống trà, đảm bảo đủ liều lượng cần thiết để phù hợp với công thức làm chocolate trà xanh của công ty.

Hiện Quon chocolate đang có 550 nhân viên, tính cả những người làm việc ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trong đó hơn một nửa (350 người) là những người có khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, rối loạn phát triển hoặc các vấn đề về tâm lý.

Công ty dự báo đạt doanh thu ròng 1,5 tỷ yen trong tài khóa 2021 (tính đến hết tháng 3/2022), tăng 25% so với năm ngoái. Hiện công ty đã mở chi nhánh ở 52 địa điểm trên cả nước, trong đó có 18 cơ sở sản xuất trải dài từ Hokkaido ở miền Bắc, tới đảo Kyushu ở miền Nam Nhật Bản.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56
Đang tải...