81% phụ nữ Việt Nam nặng việc chăm sóc không lương vì không có ai làm

2022-03-12 10:53:13 0 Bình luận
Trong khảo sát, có 81 % công nhân nữ cho thấy họ phải làm công việc chăm sóc không lương, vì không có ai làm. Trong khi, tỷ lệ người yêu thích công việc này chỉ chiếm  30,5% nữ và 16,3% nam lựa chọn.

Sáng 11/3, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM (thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới TP.HCM), Trường đại học Văn Lang, Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu khảo sát về công việc chăm sóc không lương của phụ nữ trong dịch Covid-19 tại TP.HCM. 

Theo đó, những công việc chăm sóc không  lương gồm công việc nội trợ như nấu ăn, dọn vệ sinh; công việc chăm sóc như chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật; công việc họ hàng và tình nguyện cộng đồng như thăm nom, hiếu hỷ họ hàng không được trả lương...

Cuộc khảo sát trên được  thực hiện tại TP.HCM từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 với hơn 2.000 người tham gia phỏng vấn đến từ các nhóm ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhằm thu thập cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ thực hiện Mục tiêu 3, Chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2030.

Theo PGS-TS Lê Thị Minh Hà, đại diện nhóm nghiên cứu,  nhận thức của người được khảo sát về công việc chăm sóc không lương chưa đầy đủ. Đồng thời, công việc này được xem như việc của nữ giới là chính với lý do làm vì trách nhiệm với gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam và nữ (65,1% và 59,0%), hoặc vì không có ai làm.

Đáng lưu ý, với nữ công nhân thì lý do không có ai làm chiếm cao nhất - 81%, trong khi lý do yêu thích chỉ có 30,5% nữ và 16,3% nam lựa chọn.

Đôi khi họ làm việc nhà cũng do người khác yêu cầu và tỷ lệ vợ yêu cầu ở chồng cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 - 4 lần ở nhóm giáo viên/giảng viên hay nhóm lao động tự do.

Những nhận thức về công việc chăm sóc không lương là do tác động của văn hóa, định kiến giới, hạn chế của thông tin, truyền thông và chính sách, nhất là vì quan niệm xa xưa về phụ nữ với góc bếp và việc nội trợ đã quá ăn sâu vào mỗi gia đình và con người Việt Nam.

Đại diện nhóm nghiên cứu cũng cho hay, công việc chăm sóc không lương gia tăng khá nhiều trong thời gian dịch Covid-19 và ở hầu hết các đầu mục công việc nội trợ, chăm sóc hay cộng đồng. Phụ nữ vẫn là người chính làm công việc nội trợ, mặc dù có sự tham gia chia sẻ của nam giới.

Bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ (UN Women Việt Nam), trong bối cảnh dịch Covid-19, công việc chăm sóc không lương tăng cao, nhất là vì trẻ con phải ở nhà. Trong khi đó, phụ nữ (đặc biệt là lao động ở lĩnh vực dễ bị tổn thương, phi chính thức) bị mất việc, mất thu nhập. Chưa kể, phụ nữ cũng đối mặt tình trạng bạo lực giới bởi chồng hoặc bạn tình.

Đặc biệt, các cuộc gọi đến Tổng đài của Ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tăng hơn gấp đôi, tăng 140% so với năm 2020, và chủ yếu là phản ánh bị bạo lực.

Cũng theo kết quả khảo sát, công việc chăm sóc không lương trong thời gian dịch bệnh đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, đời sống tâm lý, xã hội của cả nam lẫn nữ, ví dụ như mệt mỏi thể chất, căng thẳng tâm lý, giao lưu xã hội giảm, gia đình bất hòa.

Ở góc độ chính sách, phụ nữ và nam giới cũng bày tỏ kỳ vọng về các chính sách về công việc chăm sóc không lương, các dịch vụ xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình như dịch vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, dịch vụ nhằm giảm tải công việc.

Bà Lê Thị Lan Phương (UN Women) cho biết, qua nghiên cứu khảo sát sẽ đưa ra các đầu ra khuyến nghị như tăng cường truyền thông để hiểu đúng rõ hơn về khái niệm công việc chăm sóc không lương, giá trị của công việc này để công nhận nó cũng như sự đóng góp vô hình của phụ nữ (theo Action Aid và Bộ LĐ-TB-XH nghiên cứu năm 2015, nếu phụ nữ trung bình dành 5 giờ mỗi ngày cho các công việc này và được trả lương thì sự đóng góp tương ứng 1.100 tỉ đồng mỗi năm cho nền kinh tế).

Bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho hay, gánh nặng của công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở việc nâng cao vị thế và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Việc khẳng định và nâng cao vai trò của công việc này sẽ thúc đẩy sự phân chia công việc bình đẳng hơn, trao quyền cho phụ nữ và làm cơ sở vững chắc cho bình đẳng giới. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để tham mưu, đề xuất chính sách xã hội tại TP.HCM.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Từ 7h00' hôm nay (24/5), Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
2025-05-24 09:56:11

Quảng Ninh: Hoàn tất các điều kiện Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Sáng 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
2025-05-23 15:51:09

Ngân hàng Khu vực 15: Tiếp sức doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu là một trong những “trụ cột” cùng với vốn tín dụng đầu tư cho vay các lĩnh vực khác góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ mà trên địa bàn các tỉnh Ngân hàng chi nhánh khu vực 15 có thế mạnh.
2025-05-23 13:49:38

Lời chia buồn

Nhận được tin cụ Vũ Đức Vượng là thân phụ của ông Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã tạ thế vào hồi 18 giờ 15 phút ngày 22/05/2025 (tức ngày 25 tháng 04 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 77 tuổi. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Hoài Nam và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-05-23 13:16:56

Giải pháp giúp người khuyết tật sử dụng dịch vụ ngân hàng

Vừa rồi, tôi đã chia sẻ những trải nghiệm của mình và những người khiếm thị khác khi gặp khó khăn trong việc mở tài khoản và sử dụng thẻ ngân hàng. Tôi cho rằng, đây là một hành vi phân biệt đối xử với người khiếm thị.
2025-05-23 11:35:26

Bộ ba chính sách tài chính thông minh tại Vinhomes Wonder City

Giữa giai đoạn thị trường đang phục hồi và nhà đầu tư thận trọng với dòng tiền, Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) ghi điểm với bộ 3 chính sách tài chính vượt trội: quà tặng giá trị, hỗ trợ lãi suất dài hạn và giãn tiến độ xây dựng. Đây được xem là đòn bẩy hấp dẫn giúp giới đầu tư tối ưu vốn và đón đầu chu kỳ tăng giá mới tại khu vực phía Tây Thủ đô.
2025-05-23 08:34:29
Đang tải...