AN Giang: yêu cầu thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các sự kiện dân tộc, tôn giáo diễn ra trên địa bàn

2021-03-23 18:58:26 0 Bình luận
Ngày 22/3, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vừa có văn bản số 223/UBND-KGVX về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các sự kiện dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại một số tỉnh trên nước bạn Campuchia sau “Sự kiện cộng đồng ngày 20/2/2021”; để chủ động đề phòng ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào An Giang; đồng thời bảo vệ an toàn cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5/2021. Trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra các sự kiện, Lễ trọng của các dân tộc, tôn giáo như: Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành (ngày 04/4/2021), Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer (từ ngày 14/4 đến ngày 16/4/2021), tháng Ramadan của Cộng đồng dân tộc Chăm (từ ngày 13/4 đến ngày 12/5/2021), Lễ Phật đản của Phật giáo (ngày 26/5/2021 nhằm Mùng 15/4 âm lịch), Lễ khai sáng đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (ngày 14/6/2021 nhằm Mùng 05/5 Âl), Lễ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (ngày 27/6/2021 nhằm Mùng 18/5 âm lịch).

UBND tỉnh An Giang yêu cầu thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bên Covid-19 tại các sự kiện dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới diễn ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới - Ảnh minh họa. 

UBND tỉnh An Giang yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương và của tỉnh, nhất là nội dung theo Thông báo số 111/TB-VPUBND ngày 28/02/2021, Thông báo số 119/TB-VPUBD ngày 04/3/2021 của Văn phòng UBND tỉnh và thực hiện nghiêm giải pháp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” theo khuyến cáo của Bộ Y tế; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, khi tổ chức phải thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo quy định. Vận động chức sắc, chức việc, người có đạo nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về phòng dịch; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, tuyên truyền vận động tín đồ có thân nhân ở nước ngoài, các tín đồ từ các địa phương khác hạn chế di chuyển về địa phương (tỉnh An Giang), nên ổn định, tham gia các hoạt động lễ hội dân tộc, tín ngưỡng - tôn giáo tại nơi cư trú.

Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương hướng dẫn các tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc Lễ tôn giáo đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến chương các tổ chức tôn giáo; áp dụng triệt để giải pháp 5K, hạn chế tối đa việc tập trung đông người; giảm quy mô, tuyên truyền vận động các tổ chức tôn giáo và chức sắc, chức việc, người có đạo thực hiện tốt chủ trương và giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định.

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương hỗ trợ và hướng dẫn đồng bào dân tộc (Khmer, Chăm…) trong tổ chức Lễ, Tết dân tộc đảm bảo trên tinh thần tinh gọn, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo tốt các biện pháp biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; tiếp tục tăng cường tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và chủ trương của địa phương về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Sở Y tế phối hợp với Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc và các địa phương hướng dẫn các cơ sở tôn giáo khi tổ chức Lễ phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, nhất là việc thực hiện nghiêm giải pháp 5K trong công tác phòng, chống dịch.

Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan và địa phương theo dõi, nắm tình hình những người đi về từ vùng có dịch tham dự Lễ hội các tôn giáo, Tết dân tộc tại các địa phương để thực hiện khai báo y tế và đưa đi cách ly theo quy định.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố biên giới tăng cường kiểm soát chặt chẽ 24/24 các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường mòn, lối mở; không để lọt các trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới, nhằm ngăn chặn các trường hợp về tham dự Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer và tháng Ramadan của dân tộc Chăm.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình tại địa phương để xem xét, thống nhất với các tôn giáo về quy mô tổ chức Lễ hội, sự kiện tôn giáo, Tết của đồng bào dân tộc đảm bảo các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại một số tỉnh trên nước bạn Campuchia sau “Sự kiện cộng đồng ngày 20/2/2021”; để chủ động đề phòng ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào An Giang; đồng thời bảo vệ an toàn cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5/2021. Trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra các sự kiện, Lễ trọng của các dân tộc, tôn giáo như: Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành (ngày 04/4/2021), Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer (từ ngày 14/4 đến ngày 16/4/2021), tháng Ramadan của Cộng đồng dân tộc Chăm (từ ngày 13/4 đến ngày 12/5/2021), Lễ Phật đản của Phật giáo (ngày 26/5/2021 nhằm Mùng 15/4 âm lịch), Lễ khai sáng đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (ngày 14/6/2021 nhằm Mùng 05/5 Âl), Lễ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (ngày 27/6/2021 nhằm Mùng 18/5 âm lịch).

UBND tỉnh An Giang yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương và của tỉnh, nhất là nội dung theo Thông báo số 111/TB-VPUBND ngày 28/02/2021, Thông báo số 119/TB-VPUBD ngày 04/3/2021 của Văn phòng UBND tỉnh và thực hiện nghiêm giải pháp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” theo khuyến cáo của Bộ Y tế; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, khi tổ chức phải thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo quy định. Vận động chức sắc, chức việc, người có đạo nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về phòng dịch; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, tuyên truyền vận động tín đồ có thân nhân ở nước ngoài, các tín đồ từ các địa phương khác hạn chế di chuyển về địa phương (tỉnh An Giang), nên ổn định, tham gia các hoạt động lễ hội dân tộc, tín ngưỡng - tôn giáo tại nơi cư trú.

Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương hướng dẫn các tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc Lễ tôn giáo đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến chương các tổ chức tôn giáo; áp dụng triệt để giải pháp 5K, hạn chế tối đa việc tập trung đông người; giảm quy mô, tuyên truyền vận động các tổ chức tôn giáo và chức sắc, chức việc, người có đạo thực hiện tốt chủ trương và giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định.

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương hỗ trợ và hướng dẫn đồng bào dân tộc (Khmer, Chăm…) trong tổ chức Lễ, Tết dân tộc đảm bảo trên tinh thần tinh gọn, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo tốt các biện pháp biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; tiếp tục tăng cường tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và chủ trương của địa phương về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Sở Y tế phối hợp với Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc và các địa phương hướng dẫn các cơ sở tôn giáo khi tổ chức Lễ phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, nhất là việc thực hiện nghiêm giải pháp 5K trong công tác phòng, chống dịch.

Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan và địa phương theo dõi, nắm tình hình những người đi về từ vùng có dịch tham dự Lễ hội các tôn giáo, Tết dân tộc tại các địa phương để thực hiện khai báo y tế và đưa đi cách ly theo quy định.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố biên giới tăng cường kiểm soát chặt chẽ 24/24 các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường mòn, lối mở; không để lọt các trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới, nhằm ngăn chặn các trường hợp về tham dự Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer và tháng Ramadan của dân tộc Chăm.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình tại địa phương để xem xét, thống nhất với các tôn giáo về quy mô tổ chức Lễ hội, sự kiện tôn giáo, Tết của đồng bào dân tộc đảm bảo các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm số Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cao nhất trong rổ Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), đồng thời nằm trong Top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường trong năm 2024.
2024-11-06 18:00:37

Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho thương binh và cựu chiến binh tại Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, vai trò của các doanh nhân, doanh nghiệp thương binh và cựu chiến binh không chỉ là thúc đẩy nền kinh tế mà còn khẳng định giá trị nhân văn và trách nhiệm xã hội sâu sắc. Những doanh nghiệp này thể hiện ý chí kiên cường của những người đã từng xông pha chiến trận, vượt qua mọi thử thách để tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc trong thời bình.
2024-11-06 14:00:00

Hải Phòng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Sáng 6/11, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Hải Phòng tổ chức hội nghị về các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đối với quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
2024-11-06 13:53:15

Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024: Cùng 1 dịp ở 2 châu lục

Với hai sự kiện được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
2024-11-06 11:55:00

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank.. được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Tại Lễ Công bố sản phẩm và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Tiến vào Kỷ nguyên xanh” diễn ra ở Hà Nội ngày 4/11/2024, các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia.
2024-11-06 11:10:15

Chính trị là gốc, là hồn cốt của Quân đội

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quân sự lấy chính trị làm gốc”. Gốc có vững, cây mới bền....
2024-11-06 11:02:02
Đang tải...