Bài 4: Công ty Asahi vẫn “ngang nhiên” hoạt động khi không được cấp phép, nguyên nhân do đâu?
2019-02-22 12:17:45
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sau hàng loạt sai phạm của công ty tư vấn du học Asahi Group, Hoà Nhập đã gửi công văn tới Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An có văn phòng đại diện của Asahi, đồng thời mong mỏi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và buộc công ty phải trả lại tiền đã nhận của học viên.
Như Hòa Nhập đã phản ánh, Asahi đang bị nhiều học viên tố "quỵt tiền" khi cầm tiền của họ lên tới vài trăm triệu của một học viên, công ty không thực hiện được cam kết đưa học viên đi du học, theo phản ánh đây là một dạng đi " du học lao động" nghĩa là là sang bên Hàn Quốc để tìm việc làm là chính, một dạng xuất khẩu lao động chui.
Asahi vẫn “cứng miệng” không lên tiếng
Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm, đạt hơn 142 nghìn người, vượt 30% so với kế hoạch năm và tăng 6% so với năm 2017.
Trong đó thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… tiếp tục là các thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là cùng với việc đi làm việc ở nước ngoài theo con đường chính thống, thời gian qua, lợi dụng nhu cầu đi du học và lao động tại nước ngoài, một số công ty tư vấn du học tại Việt Nam đã hoạt động chui mà thiếu giấy phép, trong số đó, có công ty Asahi Group.
Liên quan đến hàng loạt sai phạm, công ty Asahi không nằm trong danh sách những doanh nghiệp được đưa người đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhưng công ty vẫn tư vấn, nhận tiền, đưa người đi lao động. Tuy nhiên, những lao động này đã mất chi phí hàng trăm triệu đồng nhưng không được đi XKLĐ như cam kết ban đầu.
Bên cạnh đó, với những học viên có nguyện vọng đi du học Hàn Quốc, mặc dù không đưa học viên sang Hàn Quốc du học như đúng cam kết, nhưng công ty cũng không trả tiền cho học viên, sẵn sàng dùng chiêu bài “quỵt tiền” với lý do “Giám đốc đi vắng”. Dù trong nhiều tháng chưa trả lại quyền lợi cho học viên, Giám đốc thì “lặn” một mạch bên Hàn Quốc chưa biết khi nào về hay chỉ là lý do “né” học viên, còn công ty Asahi vẫn rầm rộ chiêu sinh. Liệu không biết còn bao nhiêu “cá” sẽ tiếp tục mắc câu của Asahi?.
Công văn Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình trả lời tạp chí Hòa Nhập liên quan dịch vụ tư vấn du học của Công ty Asahi Group chi nhánh Thái Bình.
Không những vậy, công ty này còn đánh “bài chuồn” khi thay đổi trụ sở mà không báo cáo với cơ quan quản lý. Cụ thể, Công ty Cổ phần Asahi Group có địa chỉ tại Tầng 2, tòa nhà ATS, số 252, đường Hoàng Quốc Việt, TP Hà Nội, được thành lập ngày 25/9/2012, mã số doanh nghiệp: 0105998995, do bà Trần Thị Tình làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Hoàng Hải Yến làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, phải đến 8/2/2018, Asahi Group mới được cấp giấy phép hoạt động Trung tâm tư vấn du học Asahi Group, theo quyết định số 460/GCN-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp, do bà Nguyễn Hoàng Hải Yến (sinh 1994) làm Giám đốc trung tâm.
Tại trụ sở công ty tại đường Hoàng Quốc Việt thấy “cửa đóng then cài”, không thấy bóng dáng nhân viên cũng như thiết bị làm việc. Tại địa chỉ số 4 ngõ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy, theo quan sát của PV, cơ sở vẫn hoạt động bình thường. Một người dân có nhà gần bên cạnh công ty cho biết: “Bên tòa nhà ở Hoàng Quốc Việt là trụ sở văn phòng của công ty, còn bên này là cơ sở cho học viên ăn, ở, và học ngay tại đây luôn. Cơ sở này có từ 5 hay 6 năm rồi”. Người dân cho rằng văn phòng bên Hoàng Quốc Việt không hoạt động nữa nên điện thoại bàn không gọi được, nếu muốn tư vấn đi du học thì phải gọi số bên này.
Sở GDĐT Thái Bình vào cuộc còn Hà Nội thì không vội được?
Phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND phường Mai Dịch và được bà Ngọc - Phó Chủ tịch phường Mai Dịch hẹn sẽ xuống cơ sở kiểm tra nhưng sau hơn 1 tháng vẫn chưa thấy phản hồi dù rất nhiều lần PV gọi điện liên lạc đều không được. Nguyên nhân vì sao phường Mai Dịch lại “cố ý” chần chừ chưa kiểm tra cơ sở này? Phải chăng công việc cuối năm “quá bận” còn đầu năm “chưa có thời gian”? PV sẽ tiếp tục làm việc với UBND phường Mai Dịch, UBND quận Cầu Giầy để có câu trả lời thỏa đáng cho học viên.
Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình (Sở GDĐT Thái Bình) đã có công văn trả lời tạp chí điện tử Hòa Nhập. Theo nội dung công văn, Công ty Asahi Group đã được Sở GDĐT cấp cho chi nhánh Thái Bình số Giấy chứng nhận (GCN) số: 578/CN-SGDĐT ngày 08/8/2018 (thay thế GCN số 608/CN-SGDĐT ngày 22/9/2017).
Sau khi có Giấy chứng nhận, Công Asahi Group chi nhánh Thái Bình có công văn đề nghị số 16/ASAHI GROUP ngày 30/11/2017 về việc phối hợp với các trường THPT của địa phương tư vấn học sinh có nguyện vọng du học và đã được Sở GDĐT Thái Bình đồng ý theo văn bản 825 ngày 04/12/2017.
Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình chưa ra quyết định thành lập và cấp Giấy phép hoạt động nào cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ Asahi Group Thái Bình.
Nhưng theo như PV tìm hiểu, công ty Asahi đồng thời cung cấp các dịch vụ hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tư vấn du học, xuất khẩu lao động. Phải chăng, giấy phép tư vấn du học như một “lệnh bài” cho tất cả những dịch vụ không phép được “hợp thức hóa” để qua mặt cơ quan chức năng, lừa dối học viên một cách dễ dàng?.
Điều khó hiểu là, suốt thời gian dài, Asahi Group chưa từng có biên bản xử phạt nào của các cơ quan ban ngành? Lý do nào một công ty có nhiều cơ sở, chi nhánh hoạt động trên cả nước “ngang nhiên” hoạt động những lĩch vực không phép nhưng không bị xử lý?.
Dư luận đang rất bất bình với việc “né tránh” hay chây ỳ giải đáp thông tin và trả lại tiền cho học viên của Công ty Asahi? Và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan ban ngành như: Sở GDĐT, UBND phường và các đơn vị có liên quan.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH). Ảnh: VOV
Trong khi đó, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) trả lời báo chí cho hay: “Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như vậy là không đúng, lợi dụng người lao động để thu tiền đồng thời sẽ gây nguy hiểm cho người lao động nếu không may sẽ bị bắt, bị đối xử ngược đãi.
Thời gian qua Cục đã nhận được rất nhiều đơn thư của người lao động cũng như sự phối hợp với địa phương về vấn đề này, như đi làm việc tại Lào, Thái Lan, hay đi qua biên giới như vừa rồi ra Hàn Quốc du học hay các nước khác cũng như đi du lịch tại Đài Loan (Trung Quốc) thời gian vừa qua.
Việc này, chúng tôi đã thông tin tuyên truyền rộng rãi để người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các tổ chức hay doanh nghiệp mà được nhà nước cho phép cũng như những hợp đồng được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận để bảo đảm quyền lợi của người lao động tốt hơn.
Chúng tôi cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đưa lên mạng các hợp đồng, tên các doanh nghiệp có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc cũng như có những vướng mắc phát sinh ngay sau khi về nước.”
Dư luận mong mỏi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc thanh kiểm tra và chấm dứt hoạt động của những công ty lừa đảo học viên đi du học, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm trước pháp luật.
Asahi vẫn “cứng miệng” không lên tiếng
Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm, đạt hơn 142 nghìn người, vượt 30% so với kế hoạch năm và tăng 6% so với năm 2017.
Trong đó thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… tiếp tục là các thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là cùng với việc đi làm việc ở nước ngoài theo con đường chính thống, thời gian qua, lợi dụng nhu cầu đi du học và lao động tại nước ngoài, một số công ty tư vấn du học tại Việt Nam đã hoạt động chui mà thiếu giấy phép, trong số đó, có công ty Asahi Group.
Liên quan đến hàng loạt sai phạm, công ty Asahi không nằm trong danh sách những doanh nghiệp được đưa người đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhưng công ty vẫn tư vấn, nhận tiền, đưa người đi lao động. Tuy nhiên, những lao động này đã mất chi phí hàng trăm triệu đồng nhưng không được đi XKLĐ như cam kết ban đầu.
Bên cạnh đó, với những học viên có nguyện vọng đi du học Hàn Quốc, mặc dù không đưa học viên sang Hàn Quốc du học như đúng cam kết, nhưng công ty cũng không trả tiền cho học viên, sẵn sàng dùng chiêu bài “quỵt tiền” với lý do “Giám đốc đi vắng”. Dù trong nhiều tháng chưa trả lại quyền lợi cho học viên, Giám đốc thì “lặn” một mạch bên Hàn Quốc chưa biết khi nào về hay chỉ là lý do “né” học viên, còn công ty Asahi vẫn rầm rộ chiêu sinh. Liệu không biết còn bao nhiêu “cá” sẽ tiếp tục mắc câu của Asahi?.
Công văn Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình trả lời tạp chí Hòa Nhập liên quan dịch vụ tư vấn du học của Công ty Asahi Group chi nhánh Thái Bình.
Không những vậy, công ty này còn đánh “bài chuồn” khi thay đổi trụ sở mà không báo cáo với cơ quan quản lý. Cụ thể, Công ty Cổ phần Asahi Group có địa chỉ tại Tầng 2, tòa nhà ATS, số 252, đường Hoàng Quốc Việt, TP Hà Nội, được thành lập ngày 25/9/2012, mã số doanh nghiệp: 0105998995, do bà Trần Thị Tình làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Hoàng Hải Yến làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, phải đến 8/2/2018, Asahi Group mới được cấp giấy phép hoạt động Trung tâm tư vấn du học Asahi Group, theo quyết định số 460/GCN-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp, do bà Nguyễn Hoàng Hải Yến (sinh 1994) làm Giám đốc trung tâm.
Tại trụ sở công ty tại đường Hoàng Quốc Việt thấy “cửa đóng then cài”, không thấy bóng dáng nhân viên cũng như thiết bị làm việc. Tại địa chỉ số 4 ngõ 245, Mai Dịch, Cầu Giấy, theo quan sát của PV, cơ sở vẫn hoạt động bình thường. Một người dân có nhà gần bên cạnh công ty cho biết: “Bên tòa nhà ở Hoàng Quốc Việt là trụ sở văn phòng của công ty, còn bên này là cơ sở cho học viên ăn, ở, và học ngay tại đây luôn. Cơ sở này có từ 5 hay 6 năm rồi”. Người dân cho rằng văn phòng bên Hoàng Quốc Việt không hoạt động nữa nên điện thoại bàn không gọi được, nếu muốn tư vấn đi du học thì phải gọi số bên này.
Sở GDĐT Thái Bình vào cuộc còn Hà Nội thì không vội được?
Phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND phường Mai Dịch và được bà Ngọc - Phó Chủ tịch phường Mai Dịch hẹn sẽ xuống cơ sở kiểm tra nhưng sau hơn 1 tháng vẫn chưa thấy phản hồi dù rất nhiều lần PV gọi điện liên lạc đều không được. Nguyên nhân vì sao phường Mai Dịch lại “cố ý” chần chừ chưa kiểm tra cơ sở này? Phải chăng công việc cuối năm “quá bận” còn đầu năm “chưa có thời gian”? PV sẽ tiếp tục làm việc với UBND phường Mai Dịch, UBND quận Cầu Giầy để có câu trả lời thỏa đáng cho học viên.
Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình (Sở GDĐT Thái Bình) đã có công văn trả lời tạp chí điện tử Hòa Nhập. Theo nội dung công văn, Công ty Asahi Group đã được Sở GDĐT cấp cho chi nhánh Thái Bình số Giấy chứng nhận (GCN) số: 578/CN-SGDĐT ngày 08/8/2018 (thay thế GCN số 608/CN-SGDĐT ngày 22/9/2017).
Sau khi có Giấy chứng nhận, Công Asahi Group chi nhánh Thái Bình có công văn đề nghị số 16/ASAHI GROUP ngày 30/11/2017 về việc phối hợp với các trường THPT của địa phương tư vấn học sinh có nguyện vọng du học và đã được Sở GDĐT Thái Bình đồng ý theo văn bản 825 ngày 04/12/2017.
Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình chưa ra quyết định thành lập và cấp Giấy phép hoạt động nào cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ Asahi Group Thái Bình.
Nhưng theo như PV tìm hiểu, công ty Asahi đồng thời cung cấp các dịch vụ hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tư vấn du học, xuất khẩu lao động. Phải chăng, giấy phép tư vấn du học như một “lệnh bài” cho tất cả những dịch vụ không phép được “hợp thức hóa” để qua mặt cơ quan chức năng, lừa dối học viên một cách dễ dàng?.
Điều khó hiểu là, suốt thời gian dài, Asahi Group chưa từng có biên bản xử phạt nào của các cơ quan ban ngành? Lý do nào một công ty có nhiều cơ sở, chi nhánh hoạt động trên cả nước “ngang nhiên” hoạt động những lĩch vực không phép nhưng không bị xử lý?.
Dư luận đang rất bất bình với việc “né tránh” hay chây ỳ giải đáp thông tin và trả lại tiền cho học viên của Công ty Asahi? Và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan ban ngành như: Sở GDĐT, UBND phường và các đơn vị có liên quan.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH). Ảnh: VOV
Trong khi đó, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) trả lời báo chí cho hay: “Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như vậy là không đúng, lợi dụng người lao động để thu tiền đồng thời sẽ gây nguy hiểm cho người lao động nếu không may sẽ bị bắt, bị đối xử ngược đãi.
Thời gian qua Cục đã nhận được rất nhiều đơn thư của người lao động cũng như sự phối hợp với địa phương về vấn đề này, như đi làm việc tại Lào, Thái Lan, hay đi qua biên giới như vừa rồi ra Hàn Quốc du học hay các nước khác cũng như đi du lịch tại Đài Loan (Trung Quốc) thời gian vừa qua.
Việc này, chúng tôi đã thông tin tuyên truyền rộng rãi để người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các tổ chức hay doanh nghiệp mà được nhà nước cho phép cũng như những hợp đồng được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận để bảo đảm quyền lợi của người lao động tốt hơn.
Chúng tôi cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đưa lên mạng các hợp đồng, tên các doanh nghiệp có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc cũng như có những vướng mắc phát sinh ngay sau khi về nước.”
Dư luận mong mỏi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc thanh kiểm tra và chấm dứt hoạt động của những công ty lừa đảo học viên đi du học, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm trước pháp luật.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Nhóm PV