Bản tin Hoà Nhập ngày 9/11/2021: Hà Nội ở top mấy trong các thành phố du lịch chống Covid-19 tốt nhất?

2021-11-09 08:00:00 0 Bình luận
Thủ đô Hà Nội của Việt Nam lọt vào danh sách 50 thành phố ứng phó với đại dịch tốt nhất thế giới trong tổng số 72 thành phố du lịch được DKA phân tích

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: kinhtedothi)

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 vào cuối năm 2021, đầu năm 2022

Thông tin đăng trên báo Kinh tế đôi thị. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Làn sóng dịch hiện nay với biến chủng Delta đã làm đảo lộn kết quả phòng chống dịch bệnh của các nước trên thế giới. Từ khi phát hiện ca Covid-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, Việt Nam đã trải qua ba đợt dịch và đang trong đợt thứ tư. Có một thực tế là đợt dịch lần sau bao giờ cũng diễn biến phức tạp hơn đợt dịch trước đó.

Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, lây lan nhanh, mạnh, có khả năng tăng nặng bệnh, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Tính đến hết ngày 7/11/2021, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vaccine. Số lượng vaccine hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay; đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine trong nước với 2 vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3; 1 vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các quốc gia trên Thế giới để từng bước chủ động vaccine trong nước.

Thứ hai là về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Trong thời gian qua, y tế cơ sở, y tế dự phòng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm; Nghị quyết 20 của Trung ương đã xác định y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng.

Chính phủ đã ban hành Quyết định 2348 ngày 05/12/2016 của TTCP xây dựng Y tế cơ sở trong tình hình mới; các đề án 47, 930 đã đầu tư cho tuyến huyện trước năm 2011 và hiện nay đang huy động một số dự án ODA đầu tư các trạm y tế tuyến xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở. Tuy nhiên hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế và chưa đáp ứng năng lực phòng, chống dịch, nhất là khi xảy ra tình huống đại dịch như trong thời gian vừa qua.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ Y tế sẽ tập trung củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới; cơ cấu lại hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tăng cường đầu tư, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế tài chính và mở rộng việc cung ứng dịch vụ y tế cơ sở.

Về việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối với dịch Covid-19. Bộ Y tế đã nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm trong nước và quốc tế, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 và ban hành Quyết định 4800 để tổ chức triển khai thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Việc triển khai chủ trương này nhằm mục tiêu vừa bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân. Đến nay, việc triển khai đã được thực hiện cơ bản đồng bộ; các địa phương đã không còn tình trạng phong tỏa trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. Bộ Y tế hiện cũng đang hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

PTT Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 1871/QĐ-TTg phân công đảm nhiệm chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.

Theo Quyết định, Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (8/11/2021) và thay thế Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước có nhiệm vụ tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, các cơ chế chính sách, chiến lược, chương trình mục tiêu, chương trình hành động quốc gia liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Bên cạnh đó, Hội đồng sẽ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến quy hoạch về tài nguyên nước và các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước; chuyển nước giữa các nguồn nước liên tỉnh; giám sát sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và giải quyết các tranh chấp phát sinh; các chương trình, đề án, dự án lớn về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, Hội đồng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Nhiều tỉnh miền Trung khẩn trương ứng phó với mưa lũ gây ngập lụt

Các tỉnh miền Trung phải chủ động ứng phó với mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi. (Ảnh: PCTT)

Chiều tối 8.11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 21/CĐ-VPTT, điện: Ban Chỉ huy Phòng chống tiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải... đề nghị sẵn sàng ứng phó với mưa lớn, ngập lụt.

Nội dung công điện nhấn mạnh:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 8.11 đến ngày 14.11, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, phía Bắc Quảng Nam và Khánh Hòa mưa phổ biến 250-400mm, có nơi trên 500mm; khu vực từ phía Nam Quảng Nam đến Phú Yên mưa phổ biến 400-700mm, có nơi trên 800mm.

Từ ngày 15.11, mưa lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa còn diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Để chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, các bộ, ngành triển khai theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất.

Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, chia cắt; rà soát công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm theo phương châm "4 tại chỗ" đề phòng ngập lụt, chia cắt.

Rà soát các phương án ứng phó với tình huống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn.

Tổ chức lực lượng để canh gác tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt khi có lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục đảm bảo giao thông.

Chỉ đạo kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công và các hồ chứa đã đầy nước; công tác vận hành các hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về mưa, lũ, xả lũ của các hồ chứa để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.

Bộ GTVT đề xuất nối lại các chuyến bay quốc tế đi, đến Việt Nam

Các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tâp trung đối với hành khách mang “hộ chiếu vaccine.” (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Tối 8/11, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý đề xuất kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến và đi từ Việt Nam.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ từ cuối tháng 3/2020 đến nay, do tác động của dịch COVID-19 và nhằm kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh Việt Nam đảm bảo an toàn phòng chống dịch, toàn bộ các chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam đều được cấp phép bay theo hình thức chiều từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa; chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng và việc chở khách phải được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

Hành khách là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài nhập cảnh trên các chuyến bay quốc tế đều phải có văn bản đồng ý của các cấp có thẩm quyền và phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID-19 trong đó có việc thực hiện cách ly y tế 14 ngày hoặc 7 ngày đối với trường hợp có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ ngày 4/8/2021) ngay sau khi nhập cảnh.

Trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2021, đã có hơn 274.200 người nhập cảnh qua đường hàng không, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập cảnh và phòng chống dịch COVID-19. Các hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức hơn 400 chuyến bay “giải cứu” vận chuyển hơn 110.000 công dân về nước cách ly tại các cơ sở quân đội và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm... với hơn 30.000 công dân.

Đối với chuyến bay quốc tế thường lệ có vận chuyển hành khách đến (được sự cho phép nhập cảnh của các cơ quan có thẩm quyền) và đi từ Việt Nam, hiện chỉ có 19 hãng hàng không nước ngoài và 1 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang khai thác các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) và 13 quốc gia/vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Australia, Pháp, UAE và Qatar với trung bình hơn 130 chuyến bay hàng tuần mỗi chiều.

Giai đoạn 9 tháng của năm 2021, có xấp xỉ 7.500 chuyến bay quốc tế có chở khách đi/đến Việt Nam với tổng lượng khách vận chuyển cả 2 chiều là 350.000 lượt hành khách, hệ số sử dụng ghế trung bình là 13,27%, trong đó, chiều đến Việt Nam là 3.700 chuyến bay, vận chuyển 153.200 khách và hệ số sử dụng ghế trung bình 6,47%.

Trong thời gian qua, việc các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách bị tạm dừng và chưa được nối lại là do các yêu cầu về kiểm soát dịch tễ phòng chống dịch COVID-19.

Do vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách phụ thuộc vào yếu tố quyết định là khả năng phòng chống dịch của nước ta, trong đó có việc nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân để thực hiện miễn dịch cộng đồng, từng bước tháo gỡ các quy định phòng dịch đối với khách, tăng cường bố trí địa điểm cách ly,... cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước/vùng lãnh thổ về công nhận “hộ chiếu vaccine.”

Trên cơ sở này, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự kiến khung kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách, tuy nhiên việc triển khai thực hiện kế hoạch này hoàn toàn phụ thuộc vào các yêu cầu, quy định về mặt y tế và phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, đối với các chuyến bay công dân Việt Nam tự trả chi phí cách ly (combo) thực hiện theo hướng dẫn tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong tình hình mới do Bộ Ngoại giao ban hành.

Đối với các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam) thực hiện theo hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Đối với các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: tổ chức chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế). Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 1/2022.

Thị trường triển khai thực hiện là các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Australia (đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vaccine cao hơn Việt Nam, đã và đang thực hiên các chuyến bay “combo,” chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế và là các thị trường hàng không quan trọng đối với các hãng hàng không Việt Nam) và các thị trường an toàn khác không hạn chế nhập cảnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Tần suất khai thác 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người/tuần). Trên cơ sở ý kiến của các địa phương liên quan về khả năng bố trí cơ sở cách ly, tiếp nhận hành khách, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện công tác cấp phép bay theo quy định.

Hành khách đi chuyến bay đã tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách chưa tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.

Giai đoạn 2: triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang “hộ chiếu vaccine.” Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không. Tần suất dự kiến 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.

Hành khách mang “hộ chiếu vaccine” sẽ thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3-7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách không mang “hộ chiếu vaccine” và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.

Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 2/2022, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chuyến bay trong giai đoạn 1 và công tác phòng chống dịch COVID-19.

Giai đoạn 3: khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu, việc triển khai giai đoạn này thực hiện theo quy định và hướng dẫn về dịch tễ của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo phù hợp với tình hình phòng chống dịch Covid - 19 trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh ở các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới. Tần suất và thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không.

Khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 và miễn dịch cộng đồng ở Việt Nam ở mức cao, tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Y tế và kết quả đàm phán công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine”, có thể xem xét không yêu cầu hành khách mang “hộ chiếu vaccine” thực hiện cách ly.

Đối với hành khách không mang “hộ chiếu vaccine” và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly đối với các đối tượng khách khác.

Thời gian thực hiện giai đoạn này dự kiến từ quý 3/2022, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chuyến bay trong giai đoạn 2 và công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hà Nội vào danh sách thành phố du lịch chống chọi Covid-19 tốt nhất thế giới

Mới đây, Cơ quan phân tích Deep Knowledge Analytics (DKA) có trụ sở tại London đã công bố danh sách những thành phố ứng phó với đại dịch tốt nhất thế giới.

Theo kết quả kiểm tra 114 biến số dựa trên 5 yếu tố của đại dịch như khả năng phục hồi kinh tế, quản lý, chăm sóc sức khỏe, kiểm dịch và tiêm chủng, DKA đã công bố một báo cáo dài 116 trang xếp hạng 'những thành phố an toàn nhất sau Covid-19' của quý II năm 2021.

DKA đã phần tích 8.200 điểm dự liệu, tăng 1.250 điểm so với báo cáo đầu tiên được công bố hồi tháng 3, đánh giá thời gian cách ly cũng như các gói hỗ trợ tới người dân của các thành phố.

Trong tổng số 72 thành phố du lich được DKA phân tích, thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã lọt vào danh sách 50 thành phố ứng phó với đại dịch tốt nhất thế giới ở vị trí thứ 44 với 51.68 điểm, xếp trên cả Athens của Hy Lạp (51.58 điểm) hay Bucharest của Romania (50.93 điểm).

Hải Phòng: Hàng vạn học sinh tạm dừng đến trường sau khi xuất hiện 2 ca F0

Hàng vạn học sinh các cấp ở quận Kiến An (TP Hải Phòng) tạm dừng đến trường. (Ảnh: tienphong)

Theo thông tin trên Báo Tiền Phong. BCĐ Phòng chống COVID-19 quận Kiến An (TP Hải Phòng), địa phương vừa ghi nhận 7 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Trong đó 6 trường hợp là người thân trong gia đình trú tại đường Trần Tất Văn, phường Tràng Minh, gồm: V.V.Đ (SN 1999), V.V.C (SN 1956), P.T.M (SN 1958), V.P.T (SN 2004), V.V.Đ (SN 2007) và V.V.H (SN 2007).

Trường hợp còn lại là B.H.T (SN1984, trú phường Nam Sơn), làm cùng công ty với bệnh nhân Y.T.H ở quận Lê Chân. Ngay sau khi nhận thông, BCĐ Phòng chống COVID-19 quận Kiến An khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, khoanh vùng phong tỏa nơi ở của các bệnh nhân.

Qua rà soát, truy vết lực lượng chức năng bước đầu xác định ít nhất có hơn 130 F1, trong đó 16 F1 tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện An Lão).

Quận Kiến An nhận định, các ca bệnh tại phường Tràng Minh có tính chất phức tạp, thời gian diễn biến từ nhiều ngày, liên quan nhiều địa điểm, nhiều người. Đặc biệt khu vực chợ Phù Lưu, Trường THCS Bắc Hà, Trường THPT Trần Hưng Đạo.

Quận Kiến An và Sở GD&ĐT thành phố đã quyết định cho học sinh các cấp, trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ trên địa bàn quận tạm thời dừng đến trường từ 8/11.

Trong khi đó, lãnh đạo quận Hồng Bàng cho biết, địa phương cũng vừa khẩn cấp thông báo cho học sinh Trường THCS Hồng Bàng tạm nghỉ vì có học sinh là F2 trở thành F0. Quyết định cho học sinh nghỉ để lực lượng chuyên môn triển khai các biện pháp phòng chống dịch, truy vết, rà soát người liên quan.

Ngoài ra, Trường tiểu học An Đồng (huyện An Dương) cũng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để làm xét nghiệm lần 2. Trước đó, trường tiểu học này ghi nhận 2 ca F0.

Sở Y tế TP Hải Phòng cho biết, ngày 7/11 địa phương ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, có 2 trẻ nhỏ (1 tuổi) trú tại xã Cộng Hiền (huyện Vĩnh Bảo) và xã An Đồng (huyện An Dương). Trường hợp thứ 3 (SN 1999, trú phường Tràng Minh, quận Kiến An) trở về từ Gia Lai ngày 30/10.

Thành phố Thái Nguyên tạm dừng kinh doanh ăn uống tại chỗ

Lấy mẫu xét nghiệm những người dân liên quan 2 trường hợp F0 tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: nhandan)

Theo thông tin trên Báo Nhân Dân. Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, trước đó ngày 7/11, trên địa bàn phường Cam Giá xuất hiện 2 ca mắc Covid-19 không rõ nguồn lây và đã đến nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người, nâng tổng số trên địa bàn thành phố Thái Nguyên lên 35 ca mắc Covid-19 kể từ ngày 2/11. Điều này cho thấy dịch đang có những diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố.

Ngay sau khi phường Cam Giá phát hiện 2 ca mắc Covid-19, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã họp khẩn với các cơ quan chức năng và thành phố Thái Nguyên để chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách, huy động lực lượng tiến hành khoanh vùng ổ dịch, phong tỏa các địa điểm liên quan 2 ca F0, truy vết, cách ly tập trung đối với các trường hợp F1, xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với toàn bộ người dân ở các khu vực phong tỏa.

Thành phố Thái Nguyên yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tạm dừng kinh doanh ăn uống tại chỗ, chỉ được bán mang về; các siêu thị, chợ phải bảo đảm giãn cách, quản lý khách hàng và bảo đảm các yêu cầu chống dịch.

Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với toàn bộ người dân tại các phường có nguy cơ cao; học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố chuyển sang học trực tuyến từ ngày 2/11.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24
Đang tải...