Vấn đề về trật tự xây dựng, đất công tại Phường Mai Dịch thực trạng và giải pháp
Trong bối cảnh Hà Nội đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo an ninh, trật tự và mỹ quan đô thị. Ngày 15/03/2025 UBND Thành phố Hà Nội có Công văn 938/UBND-NNMT: Về việc đẩy mạnh công tác giám sát quản lý đất đai, môi trường trong thời gian thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có nội dung đáng chú ý là “UBND các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn tình trạng lợi dụng thời gian các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở đang tập trung thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy để lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm pháp luật môi trường”. Đây là một chỉ đạo rất kịp thời của thành phố để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, môi trường trên địa bàn tại thời điểm này.
Mới gần đây UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Theo đó, để tăng cường công tác quản lý đô thị trên toàn địa bàn Thành phố, UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng ngay từ khi mới phát sinh. Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các quận, huyện, trong đó có quận Cầu Giấy, cần tập trung giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi hành chính. Phường Mai Dịch, thuộc quận Cầu Giấy, không nằm ngoài yêu cầu này, khi địa phương đang đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án phát triển hạ tầng.
Theo phản ánh tại phường Mai Dịch, nhiều công trình tại các tuyến phố đã kéo tum và tầng lửng biến thành tầng. Đơn cử như công trình tại số 26 Trần Vỹ đang xây dựng 6 tầng, 1 lửng,1 tum, 1 hầm nhưng với phần lô gia thì đã quây kín, kéo dài thành diện tích phòng, ngoài ra phần lửng cũng đã kéo hết diện tích thành tầng:
Công trình tại số 26 Trần Vỹ
- Điểm e Khoản 2 và Khoản 4 phần Ghi chú của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD nói rõ rằng Quy định về diện tích tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn tầng ngay bên dưới nếu không muốn tính là 1 tầng độc lập. - Tại điểm k khoản 1 điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định: "Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái. Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái". Ngoài ra "Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình." |
Ngay gần đấy, công trình tại địa chỉ 54 Trần Vỹ với hiện trang là 6 tầng, nhưng lô gia và phần tum đều được kéo ra nới rộng làm diện tích sinh hoạt
54 Trần Vỹ
|
Các hành vi vi phạm trong xây dựng không chỉ vi phạm pháp luật về trật tự đô thị mà còn gây ra nguy cơ lớn về an toàn PCCC. Theo kiến trúc sư Bùi Văn Ngàn các công trình xây dựng vượt tầng, kéo tum, cơi nới không đúng quy chuẩn dễ gây ra các vấn đề sau:
-
Khó khăn trong công tác chữa cháy: Các công trình xây dựng trái phép, cơi nới không có thiết kế phù hợp làm cản trở việc tiếp cận, phun nước, dập lửa trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Đặc biệt, các tầng tum, tầng lửng xây dựng trái phép gây cản trở lối thoát hiểm, làm tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.
-
Nguy cơ cháy nổ cao: Việc tự ý nâng tầng, kéo dài phần mái, xây dựng các hàng rào, cầu dắt xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn dễ gây chập cháy, nổ do hệ thống điện không phù hợp, vật liệu dễ cháy, hoặc do thi công không đúng quy trình.
-
Gia tăng rủi ro về cấu trúc công trình: Các công trình xây dựng trái phép, không đảm bảo kết cấu chịu lực, có thể đổ sập, gây thương tích cho người dân và làm gián đoạn các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong khu vực.
Việc để một sai phạm tồn tại quá lâu đồng thời gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền sở tại, nhất là khi những phản ánh của người dân không được đáp lại, không được xử lý dứt điểm. Điều này cũng dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật của những chủ đầu tư dự án, khi người này “học” người kia vi phạm pháp luật, cuối cùng dẫn đến tình trạng sai phạm hàng loạt, sai phạm trên địa bàn mà muốn xử lý cũng khó khăn vô cùng.
Không chỉ vấn đề về trật tự xây dựng, trên địa bàn phường còn để tình trạng sử dụng đất công sai mục đích. Tại địa chỉ đối diện 136 Trần Vỹ mặc dù khu đất quây tôn và được dán biển "TÀI SẢN CÔNG, CẤM VI PHẠM" nhưng bên trong lại được một đơn vị làm điểm tập kết vật liệu và phế thải xây dựng, làm bãi để xe và làm vựa mía:
Khu đất đối diện 138 Trần Vỹ
Mặc dù khu đất được dán biển "TÀI SẢN CÔNG, CẤM VI PHẠM"
Nhưng bên trong lại là điểm tập kết vật liệu và phế thải xây dựng, làm bãi để xe và làm vựa mía
Theo Công văn số 1601/UBND-ĐT, UBND thành phố yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng theo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về "Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội" và Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Để tình trạng này kéo dài là trách nhiệm rất lớn của ông Phạm Văn Lợi, chủ tịch UBND phường Mai Dịch, và ông Bùi Tuấn Anh chủ tịch UBND quận Cầu Giấy trong cương vị là người đứng đầu đơn vị đơn vị hành chính tại thời điểm hiện tại.
Trả lời câu hỏi của tòa soạn về vấn đề làm thế nào để hạn chế và xử lý triệt để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Viện Phát triển Doanh nghiệp và Chính sách cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
|
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.