Bản tin Miền Tây ngày 22/2: đề xuất xây thêm cầu hơn 9.000 tỷ bắc qua sông Hậu

2023-02-22 13:08:43 0 Bình luận
Nông dân trồng mía lời 30-40 triệu đồng/ha; Giá cam sành đang nhích dần sau “giải cứu”... và những nội dung khác trong Bản tin Miền Tây hôm nay.

Cần Thơ đề xuất xây thêm cầu hơn 9.000 tỷ bắc qua sông Hậu

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu hiện hữu.

UBND TP Cần Thơ cho biết, cơ quan này vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị xem xét, chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu, kết nối Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp với tổng vốn hơn 9.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Cần Thơ  đề xuất dự án Phát triển mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu Thành phố Cần Thơ - Dự án 2 (Đầu tư xây dựng cầu Ô Môn qua sông Hậu kết nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp).

Theo tờ trình, dự án cầu Ô Môn có tổng chiều dài khoảng 5,4 km, điểm đầu giao Quốc lộ 54, cách bến phà Phong Hòa - Ô Môn khoảng 2,7 km về phía thượng nguồn sông Hậu (thuộc tỉnh Đồng Tháp).

Điểm cuối tại giao ĐT920 (thuộc địa phận phường Thới An, quận Ô Môn). Cầu thiết kế có quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc 80 km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.187 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, các thiết bị hơn 5.950 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 291 tỷ đồng...

Cần Thơ đề xuất sử dụng nguồn vốn ODA (vay từ Nhật Bản) khoảng 7.276 tỷ đồng, còn lại hơn 1.911 tỷ đồng sử dụng từ ngân sách TP và các nguồn vốn khác. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2030.

Nông dân trồng mía lời 30-40 triệu đồng/ha

Thu hoạch mía ở Trà Vinh.

Hiện nông dân trồng mía huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, đang vào thu hoạch mía niên vụ 2022-2023. Giá mía nguyên liệu 10 chữ đường đang được Công ty CP Mía đường Trà Vinh thu mua 1.200 đồng/kg, người trồng mía lời từ 30-40 triệu đồng/ha.

Niên vụ mía 2022-2023, nông dân các xã Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Thanh Sơn… xuống giống gần 1.130ha. Với mức giá như hiện nay, vụ mía này nông dân toàn huyện lời hàng chục tỷ đồng.

Ðể khôi phục và phát triển diện tích trồng mía, niên vụ 2023-2024, Công ty CP Mía đường Trà Vinh triển khai chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn, phân bón cho người trồng mía; đồng thời bao tiêu giá mía nguyên liệu 10 chữ đường 1.000 đồng/kg nhằm đảm bảo nông dân trồng mía có lời, an tâm sản xuất.

Ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết: với giá mía cây được Công ty thu mua tăng cao từ 2 năm nay, đã tạo phấn khởi cho người trồng mía ở Trà Cú. Qua đó, góp phần đưa diện tích mía “treo đồng” trước đây còn khoảng 700 - 800ha được nông dân lắp vụ lại và dự kiến trong niên vụ mía 2023 - 2024 sẽ đạt khoảng 1.500 - 1.600ha.

Giá cam sành đang nhích dần sau “giải cứu”

Thu hoạch cam sành ở ĐBSCL.

Những ngày qua, cam sành liên tục rớt giá đã khiến nhà vườn ở ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó, lỗ nặng. Bình quân mỗi ký cam sành (cam xanh) giá bán tại vườn 5.000 đồng/kg và cam chín vàng giá từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, so với giá thành sản xuất phải từ 8.000 - 9.000 đồng/kg nhà vườn mới có lời.

Gần đây, nhờ sự chung tay "giải cứu" của cộng đồng, tính đến thời điểm hiện tại, giá cam sành tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang đang nhích dần lên với giá thu mua tại vườn từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, có loại lên đến 10.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết, giá cam sành hiện tại đang dần khởi sắc trở lại với giá khoảng 10.000 đồng/kg (tùy loại), tăng 5.000 - 7.000 đồng/kg so với cách đây 20 ngày. Với giá này, nông dân phấn khởi vì có lãi. Hiện, nhiều nông dân huyện Trà Ôn đã ký hợp đồng tiêu thụ với thương lái.

Xâm nhập vẫn diễn biến phức tạp

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL dự báo sẽ diễn biến phức tạp.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành khí tượng thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu nên mùa khô kết hợp với nước mặn xâm nhập ở đồng bằng sông Cửu Long có thể đến sớm và gay gắt hơn mọi năm.

Cụ thể, cuối tháng 2, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60km; nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu 50-65km, ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Còn vùng ven biển ÐBSCL, bao gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt.

Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn. Từ nay đến cuối tháng 2 mặn vào sâu 45-60km; từ tháng 3 mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ và có thể xâm nhập 65-75km.

Vì vậy, các địa phương cần tăng cường công tác giám sát mặn và cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để hạn chế lấy nước. Các địa phương cần chú ý vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới, sử dụng nước tiết kiệm và tranh thủ tích nước ngọt khi có thể, cần đề phòng mặn tiếp tục dâng cao hơn ở các kỳ triều cường từ ngày 5 đến ngày 9/3 và từ ngày 21 đến 25/3/2023.

6 cán bộ và 3 Giám đốc doanh nghiệp ở An Giang “xộ khám”

Cơ quan điều tra công an tỉnh An Giang khám xét nơi ở của các bị can.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết, các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án "Tham ô tài sản" vừa xảy ra, đã có hành vi cấu kết, làm khống một số hồ sơ công trình trên địa bàn huyện Chợ Mới để tham ô số tiền 1,4 tỷ đồng.

Công an tỉnh An Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam các bị can liên quan đến tội tham ô tài sản tại huyện Chợ Mới.

Các bị can gồm: Ngô Hoàng Hiếu (Phó Chánh Thanh tra tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới), Vũ Minh Thao (Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới), Nguyễn Hồng Viễn (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện Chợ Mới), Lê Quốc Điền (Chủ tịch UBND xã Long Điền A), Lưu Văn Khôn (Chủ tịch UBND xã Kiến Thành), Nguyễn Thùy Trang (kế Toán UBND xã Hòa An).

Ngoài ra, còn có bị can Trương Hiếu Phúc (Giám đốc Công ty TNHH MTV tư vấn xây dựng Trương Đặng), Dương Minh Tâm (Giám đốc Công ty TNHH MTV tư vấn xây dựng Thuận Trị), ông Nguyễn Thành Phú (Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng Hữu Thịnh).

Công an tỉnh An Giang đã tiến hành khám xét nhà của các bị can, thu giữ nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến vụ án.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hà Nội khẩn trương triển khai các phương án ứng phó bão Wipha

Trước dự báo bão Wipha sẽ gây ra một đợt mưa lớn diện rộng kéo dài tại khu vực Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội, các cơ quan chức năng của thành phố đã kích hoạt phương án ứng trực 24/24h, sẵn sàng mọi nguồn lực nhằm chủ động đối phó, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
2025-07-21 15:27:00

Nghĩa cử của đồng nghiệp trong vụ đắm tàu ở Quảng Ninh

Như tin đã đưa, vụ thiên tai làm đắm tàu chở khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long gây thương vong lớn đã được Quảng Ninh khẩn trương cứu hộ cứu nạn, nhiều cơ quan đoàn thể-tổ chức xã hội đã thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nạn nhân, và người bị nạn. Trong đó, Hiệp Hội doanh nghiệp Quảng Ninh, Hiệp Hội du lịch Quảng Ninh là điểm sáng tình đồng nghiệp trong hoạn nạn.
2025-07-21 10:39:00

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
2025-07-21 07:00:00

Quảng Ninh: Ưu tiên cao nhất cho công tác cứu hộ tàu bị đắm trên vịnh Hạ Long

Chiều 20/7, tại TP Hạ Long, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Công đã chủ trì hội nghị thông tin báo chí về việc đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào chiều ngày 19/7/2025.
2025-07-20 18:41:41

Phường Hoàng Liệt ra quân chỉnh trang đô thị và phát động phong trào vệ sinh môi trường

Sáng ngày 19/7, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân chỉnh trang, lập lại trật tự văn minh đô thị và phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường. Đây là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch chỉnh trang đô thị năm 2025 của phường, nhằm hưởng ứng chủ đề năm của thành phố Hà Nội: “Kỷ cương – Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo – Phát triển”.
2025-07-20 15:00:00

Phường Vĩnh Phúc chủ động ứng phó với bão WIPHA

Sáng ngày 20/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, phường Vĩnh Phúc đã tham gia hội nghị trực tuyến, ứng phó với bão số 3.
2025-07-20 14:19:25
Đang tải...