Thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may trong nước
2016-03-30 10:01:39
0 Bình luận
Muốn phát triển và vươn ra các thị trường khu vực, quốc tế thì điều thiết yếu của doanh nghiệp là phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Dệt may là một trong những ngành thế mạnh của chiến lược sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ liên kết còn yếu, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn hạn chế.
Ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước nếu thị trường này có những biến động bất lợi.
Ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước nếu thị trường này có những biến động bất lợi.
Nhằm triển khai các hoạt động liên quan đến Kế hoach - Chiến lược Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) về chuỗi giá trị toàn cầu, ngày 29/3 , tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo: “APEC về tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị ngành dệt may”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đánh giá ngành dệt may tham gia chuỗi cung ứng vẫn đang dừng lại ở mức bị động, chưa hướng đến nhu cầu của thị trường để tìm cách đáp ứng nhu cầu. Ngay cả bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú
Chia sẻ từ kinh nghiệm Indonesia, ông Acuviarta, chuyên gia kinh tế, Đại học Pasundan, Indonesia cho biết, ngành dệt may đóng góp quan trọng về xuất khẩu của nước này. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu; hỗ trợ vay vốn ngân hàng; quy hoạch logistic, cảng kho bãi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; định hướng sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng thời áp dụng công nghệ để sản xuất các sản phẩm giá trị cao…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị một cách bền vững./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Đức Thắng (TH)