Cách ứng xử của anh em Giám đốc Công ty TNHH Việt Dương có vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh..?
Để giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền, cùng bạn đọc hiểu thêm được những chiêu trò “Qua cầu rút ván” trong lĩnh vực môi giới đầu tư, Tạp chí điện tử Hòa nhập xin trích đăng gần như nguyên văn Đơn Đề nghị của bà Nguyễn Thị Thúy (sinh 1980), ngụ tại: 113C Lương Văn Chân, phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An (điện thoại liên lạc: 0343271275), đề ngày 30/12/2019, để mọi người cùng suy ngẫm.
Hồ sơ của bà Nguyễn Thị Thúy gửi đến tòa soạn
Trong đơn bà Thúy viết: “Vào những năm 2016 tôi có quen và quan hệ làm ăn với ông Nguyễn Văn Chính (sinh 1970), Giám đốc Công ty TNHH Âu Quang Liêm, có hộ khẩu thường trú tại Ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Sau này tôi có góp vốn vào Công ty của ông Chính – Điều này được thể hiện tại Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Mã số doanh nghiệp: 110135768) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An cấp ngày 6/2/2018…
Cũng vào thời điểm trên ông Chính có đưa cho tôi coi một số giấy tờ liên quan tới hoạt động của Công ty TNHH Việt Dương – Tây Ninh (sau đây gọi tắt là Công ty Việt - Dương), như:
1) Quyết định V/v bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, quản lý số 05/QĐ-VDTN ngày 30/10/2016 do Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Việt Dương Đặng Thanh Tùng ký đóng dấu.
2) Hồ sơ do Trung tâm hỗ trợ Phát triển – Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á lập, đóng dấu, gồm: Quyển Hồ sơ Pháp lý; Dự án Quy hoạch vùng lòng Hồ Dầu Tiếng và Khu đầu mối phục vụ quản lý khai thác đa mục tiêu.
Nhận thấy đây là một dự án lớn của Nhà nước, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên tôi đã bàn với ông Chính đi tìm hiểu và để cùng hợp tác với Công ty Việt Dương.
Vào khoảng tháng 12/2017 thông qua anh bạn tên là Tiêu Quốc Quang giới thiệu có quen với Đặng Thanh Tùng là giám đốc Công ty Việt Dương và Đặng Thanh Việt, Phó phòng Quỹ Đất tỉnh Tây Ninh (người đang nắm giữ quỹ đất rất lớn) và ông đưa chúng tôi đi gặp ông Việt tại Tây Ninh.
Ở đây, chúng tôi gặp ông Việt và ông Việt có giới thiệu về dự án đất lòng hồ Dầu Tiếng. Mới nghe, chúng tôi thật sự không có hứng thú. Sau khi về nhà, chúng tôi đàm đạo, phân tích thì cảm thấy dự án hợp lý. Sau đó, chúng tôi điện thoại hẹn gặp ông Việt.
Gặp nhau, ông Việt đã nói rõ về tình hình của Công ty Việt Dương cho chúng tôi nghe. Ông Việt nói: Hiện nay, công ty đang gặp khó khăn và cần người đầu tư vào dự án hoặc người đứng ra kêu gọi người đầu tư. Lúc này, chúng tôi nhận lời ông Việt là sẽ đứng ra kêu gọi đầu tư.
Tháng 5/2018, chúng tôi mới gặp được ông Đặng Thanh Tùng (anh trai ông Việt), Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty Việt Dương. Tuy ông Tùng là Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty, song thực tế mọi giao dịch, điều hành đều do ông Việt thực hiện.
Sau đó, ông Việt chỉ đạo ông Tùng ký Quyết định số 05 ghi ngày 30/10/2016 bổ nhiệm ông Chính làm Phó Giám đốc Công ty Việt Dương (Thực tế, Quyết định này đã ghi lùi thời gian tới gần 2 năm).
Quyết định số 05, có nội dung như sau:
“Điều 1. Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1970, CMND số: 301557851, cấp tại Công an tỉnh Long An, giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty TNHH Việt Dương Tây Ninh.
Điều 2. Ông Chính được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành trong Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều lệ tổ chức của Công ty TNHH Việt Dương Tây Ninh. Được quyền thay mặt công ty để quyết định về công tác kế hoạch, tài chính của Công ty TNHH Việt Dương Tây Ninh.
Điều 3. Thời hạn giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 31/10/2016. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.”.
Sau Đó, ông Chính có chuyển cho Công ty TNHH Việt Dương 450 triệu đồng (chuyển bằng tiền mặt vào tài khoản đứng tên ông Việt).
Đầu tháng 6/2018, tôi và ông Chính có về Hà Nam gặp ông Trần Phi Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lý Nhân để hợp tác trồng cỏ nuôi bò. Sau 2 lần ra Hà Nội gặp nhau trao đổi, vợ chồng ông Hùng có vào Tây Ninh khảo sát đất và bàn bạc hợp tác triển khai dự án của Công ty Việt Dương. Tiếp vợ chồng ông Hùng đều có mặt Việt và anh em trong Công ty Việt Dương.
Trong khoảng thời gian này, ông Hùng có giới thiệu tôi và ông Chính gặp Chử Phương Nam, trưởng ban Kinh tế Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (VAIDE). Sau đó ông Nam có tiếp nối để chúng tôi gặp ông Lê Mã Lương, Chủ tịch VAIDE bàn về việc cùng hợp tác đầu tư triển khai dự án.
Sau đó, ông Lương chỉ đạo ông Nam vào bàn bạc với tôi và ông Chính đưa đơn vị thành viên thuộc Hiệp hội vào cùng đầu tư trên dự án này. Cụ thể ông Lương và ông Nam đã đưa Công ty Cổ phần kinh doanh tổng hợp Thương binh 27/7 – ĐTB – Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty 27/7 ĐTB), do ông Ngô Viết Sắc – Người đại diện theo pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực Trồng rừng và chăm sóc rừng.
Sau đó, ông Sắc cùng một số cán bộ Công ty 27/7 ĐTB vào Tây Ninh làm việc với Công ty Việt Dương ở ngay nhà ông Việt. Đại diện 2 công ty đã ký hợp đồng ghi nhớ. Tham gia buổi làm việc hôm đó, ngoài tôi, ông Chính, Tùng, Việt, còn có sự làm chứng của ông Lương, ông Nam, ông Dương (thành viên của VAIDE), luật sư, nhân viên thừa phát lại do tôi mời đến.
Tiếp đến, đoàn chúng tôi gồm tôi, ông Chính, ông Nam, ông Dương, ông Sắc và anh em Công ty 27/7 ĐTB đi Phú Quốc để học hỏi kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai dự án.
Khi đoàn từ Phú Quốc về Thành phố Cần Thơ làm việc, thì ông Tùng, ông Việt và luật sư của Công ty Việt Dương cùng vào làm việc để 2 bên (Công ty 27/7 ĐTB và Công ty Việt Dương) ký hợp đồng liên kết liên doanh, do Công ty Việt Dương soạn thảo. Sau khi đàm đạo, 2 đơn vị này không có được tiếng nói chung nên hợp đồng không ký kết được.
Sau đó, tôi và ông Chính còn tiếp tục đi mời gọi nhiều nhà đầu tư khác về hợp tác đầu tư, song cũng không thành công.
Vào khoảng gần cuối năm 2018, tình hình tài chính của Công ty Việt Dương gặp rất nhiều khó khăn, không có tiền trả tiền thuê nhà, điện, nước, chi phí tiếp khách nên tôi đành phải bán chiếc xe hơi của cá nhân để lấy tiền duy trì sự hoạt động của Công ty Việt Dương. Cụ thể tôi đã chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản của ông Việt.
Trong quá trình đi mời gọi các nhà đầu tư, tôi thấy nguyên nhân dẫn đến không có nhà đầu tư nào muốn vào là: Trước khi ký hợp đồng phải ứng ra một khoản tiền quá lớn để Công ty Việt Dương trả cho bà Hồng (số tiền bà Hồng đã bỏ ra đầu tư trước đây là 10.580.000.000 đồng (mười tỷ năm trăm tám mươi triệu đồng).
Cho đến tháng 6/2019, tôi có được vợ chồng ông Tùng ở Đồng Tháp (người quen của tôi và ông Chính trước kia) giới thiệu cho tôi vợ chồng ông Thủy và bà Phượng (Việt kiều Mỹ), đang làm lãnh đạo ở Công ty TNHH Hóa chất Tân Phú Cường (sau đây gọi tắt là Công ty Tân Phú Cường), có địa chỉ tại Quận Tân Bình – TPHCM – Một đơn vị có tiềm lực tài chính rất mạnh.
Sau đó, vợ chồng anh Tùng có đưa vợ chồng ông Thủy và bà Phượng xuống Long An gặp tôi và ông Chính để bàn thảo. Tại đây, tôi được ông Thủy giới thiệu là Phó tổng giám đốc Công ty Tân Phú Cường, với lại vợ chồng ông Thủy và bà Phượng rất tâm huyết với dự án này và có thiện chí trong hợp tác. Nhưng sau khi biết Công ty đang tranh chấp với bà Hồng tại Tòa án thì vợ chồng ông Thủy và bà Phượng lại nghi ngại vì lo bỏ ra một số tiền quá lớn song độ an toàn lại không cao.
Trước tình cảnh đó, tôi phải đưa vợ chồng ông Thủy và bà Phượng đến gặp bác tôi, hiện đang làm tổng giám đốc Công ty Môi Trường Xanh Việt Nam – Người cũng muốn hợp tác với Việt Dương để trồng rừng, song do còn đang đảm nhận nhiều dự án.
Sau khi vợ chồng ông Thủy và bà Phượng đến nhà bác tôi ở khu công nghiệp Trảng Bàng và ở đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 để bàn bạc thì vợ chồng ông Thủy và bà Phượng có lòng tin và tiếp tục thương thảo.
Vợ chồng ông Thủy và bà Phượng nhất trí phương án phân chia vốn góp như sau: Vợ chồng ông Thủy và bà Phượng 60%; Việt + Tùng 20%; ông Chính 10% và tôi (Thúy) 10%.
Vợ chồng ông Thủy và bà Phượng phải bỏ ra 240 tỷ đồng, theo tiến độ góp làm 4 năm, mỗi năm 60 tỷ. Sự thỏa thuận này có sự làm chứng của ông Đỗ Huy Vọng (cậu tôi) và ông Lê Thiện Loát (bác tôi).
Có được sự thỏa thuận trên, tôi và ông Chính có mời Tùng và Việt đến nhà Bác Loát để thảo luận. Tại nhà Bác Loát, Tùng và Việt đều nhất chí với cách phân chia vốn góp như trên.
Có được sự thống nhất đó, tôi, ông Chính cùng Tùng và Việt đến nhà vợ chồng ông Thủy và bà Phượng để bàn tiếp. Tại đây, mọi người đều thống nhất với phương án trên. Có được sự thống nhất này, tất cả mọi người chúng tôi đến văn phòng Công ty Tân Phú Cường làm hợp đồng Nguyên tắc. Hợp đồng Nguyên Tắc do Luật sư Bên A (ông Nguyễn Văn Thủy) soạn thảo, bên B là Công ty TNHH Việt Dương. Sau đó dự thảo hợp đồng Nguyên tắc này có được gửi vào email cho tôi.
Ngày 1/7/2019, chúng tôi lại có mặt tại văn phòng Công ty Tân Phú Cường để ký hợp đồng chính thức. Tại đây, ông Chính không thấy tên mình và tên tôi (Thúy) có trong bản hợp đồng chính thức, ông Chính có hỏi thì ông Thủy giải thích: “Đây chỉ là hợp đồng ghi nhớ thôi, lập để cho anh chị có căn cứ đưa tiền cho các em để các em có tiền trả cho bà Hồng. Tuần sau anh em mình ký hợp đồng chính thức sẽ cụ thể hơn, để trước khi anh đi Mỹ.
Từ khi ông Thủy đưa tiền cho Công ty Việt Dương, Văn phòng Công ty Việt Dương cũng chuyển đi nơi khác tôi không được thông báo. Nóng ruột, vì số tiền chi phí bỏ ra đã lên tới cả tỷ đồng để đi kêu gọi đầu tư, tìm đối tác, đi học tập kinh nghiệp ở nhiều địa phương ròng rã hơn năm rưỡi trời, nên tôi đã gọi điện hỏi ông Thủy (người tôi mời gọi về đầu tư) đều không nghe máy. Còn gọi cho bà Phượng (vợ ông Thủy) thì bà nói: Em cần gì thì hỏi Tùng và Việt, còn từ giờ trở đi chị không liên quan tới các em nữa.”.
Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ, ngày 03/01/2020, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có Công văn số 03/2020/CV-ĐTHN chuyển đơn (Kèm theo hồ sơ) của bà Nguyễn Thị Thúy đến Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, tỉnh Tây Ninh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Tạp chí điện tử Hòa nhập thông báo để bà Nguyễn Thị Thúy được biết.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.