Cần bình ổn mặt hàng phân bón để giảm khó khăn cho nông dân

2021-08-17 13:56:34 0 Bình luận
Giá phân bón thời gian gần đây đã tăng 50-80% (tùy sản phẩm) so với hồi đầu năm. Nông dân vốn đã chật vật vì dịch Covid-19, nay lại cộng thêm giá phân bón tăng cao đã vượt quá sức chịu đựng của họ.

Thanh, kiểm tra toàn diện

Theo số liệu tổng hợp từ thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá phân bón sản xuất trong nước tính đến ngày 8/8/2021 đã tăng rất cao so với tháng 1/2021, thậm chí có loại tăng hơn 70%. Cụ thể, phân đạm Cà Mau từ mức 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg (tăng 72%); phân DAP Đình Vũ tăng từ mức 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg (tăng 67,3%).

Đối với giá phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc, phân SA bột từ mức 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg (tăng 60,6%); phân DAP tăng 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg (tăng 50%)...

Nông dân không chịu đựng nổi với giá phân bón tăng phi mã.

Giá phân bón tăng phi mã trước mắt làm giảm động lực sản xuất vụ mới và về lâu dài ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của nông dân. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào leo thang, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân cần sử dụng tiết kiệm các loại phân bón, không vượt quá nhu cầu của cây trồng. Đồng thời, Cục Trồng trọt cũng đã chỉ đạo các Sở NN&PTNT hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm lượng phân bón, sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Hiện nay, nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 vốn đã  chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng phi mã lại thêm khó. Phân bón sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi. Giá phân bón tăng đã ảnh hưởng lớn đến người nông dân trồng lúa. Làm phép tính đơn giản là chi phí cho phân bón tăng từ 30-50%, trong khi giá lúa bán chỉ được 5.000 - 5.300 đồng/kg nên lợi nhuận chỉ còn lại vài trăm đồng, thậm chí thua lỗ.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất phân bón trong nước đều tăng 5% so với cùng kì của năm 2020, lượng nhập khẩu cũng tăng khoảng 6%. Sản xuất tăng, nhập khẩu tăng và nhu cầu sử dụng không tăng, giữ ổn định so với năm 2020, thậm chí còn giảm bởi trong chuyển đổi, tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều diện tích trồng trọt đã chuyển đổi sang mục đích khác.

Với cung - cầu như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định nguồn cung phân bón không thiếu. Không có chuyện cung - cầu “đứt gãy”, khi nguồn cung phân bón còn dư. Lí do giá phân bón tăng là do giá nguyên liệu và cước vận tải tăng, nhưng việc tăng tới 50-80% chỉ trong vòng nửa năm là hết sức phi lí. Giá tăng cao còn có thể do đầu cơ tích trữ trục lợi.

Trước tình hình giá phân bón tăng cao bất thường, Bộ NN&PTNT đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phía Nam chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh, Thanh tra Sở NN&PTNT phối hợp với các sở ban ngành đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm.

Bình ổn mặt hàng phân bón

Trước thực trạng giá phân bón tăng cao, Bộ Công Thương đã có cuộc họp khẩn với Bộ NN&PTNT để cùng tìm giải pháp bình ổn thị trường phân bón. Thông tin về việc giá phân bón tăng trong thời qua, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh, cho rằng giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như: Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh. 

Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như: sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi... đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón.

Cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, trong khi đó, nhu cầu sử dụng mỗi năm chỉ khoảng 10,23 triệu tấn.

Như vậy, công suất sản xuất của Việt Nam gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ. Do đó, không có sự chênh lệch cung - cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) Phùng Hà, giá phân bón tăng cao là do các nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón của thế giới tăng rất cao. Cụ thể, lưu huỳnh tăng trên 70% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019; amoniac tăng gấp 2 lần, kéo theo đó là những phân bón đơn, như ure, DAP, super lân… tăng giá theo.

Đồng tình với nguyên nhân phân bón tăng giá là do tác động của giá nguyên liệu trên thế giới, song ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, cho rằng, các nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm một tỉ lệ ít trong các nguyên liệu sản xuất phân bón, vấn đề tăng giá quá cao cần sự giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn.

Để góp phần bình ổn giá phân bón, đảm bảo nguồn cung, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã cùng thống nhất một số giải pháp.

Trước hết, khuyến cáo các DN sản xuất, kinh doanh phân bón tăng tối đa công suất đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân, loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá.

Tiếp đến, thời điểm này nên vận động các DN ưu tiên dành phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước và không xuất khẩu.

Cơ quan hai Bộ Công Thương và NN&PTNT cùng thống nhất sẽ có văn bản đề xuất giải pháp trình lên Chính phủ, trong đó tập trung vào các giải pháp tăng thuế xuất khẩu để kiềm chế xuất khẩu phân bón, giảm thuế cho các DN phân bón và tháo gỡ các điểm nghẽn lưu thông vận chuyển để hạ giá thành, đồng thời kiểm tra gắt gao thị trường để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trục lợi./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...