Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể IPU-137

2017-10-16 09:07:00 0 Bình luận
Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 137 (IPU-137), chiều 15/10 (giờ địa phương), tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga đã diễn ra phiên thảo luận toàn thể Đại hội đồng IPU-137 với chủ đề “Thúc đẩy đa dạng văn hóa và hòa bình thông qua đối thoại tôn giáo và dân tộc”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng IPU-137. Ảnh: TTXVN


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận này.

Mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang đem lại cho các quốc gia, các nền chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là những nền văn hóa, tôn giáo cơ hội đến gần nhau hơn để cùng phát triển.

Nhưng thế giới cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như: Biến đổi khí hậu, đói nghèo, chủ nghĩa khủng bố, an ninh phi truyền thống, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo...

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Ở một số nơi trên Trái đất, đạn, bom vẫn nổ, bạo lực gia tăng, các công trình văn hóa bị hủy hoại, niềm tin tôn giáo bị xâm hại, hòa bình, an ninh trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thực tiễn cho thấy, súng đạn, chiến tranh, bạo lực không thể giải quyết các vấn đề xung đột trên thế giới. Chỉ có lòng khoan dung, sự đối thoại chân thành, tôn trọng, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các tôn giáo mới có thể đưa lại hòa bình, bình yên cho thế giới".

Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chủ đề của Đại hội đồng IPU-137. Chủ đề lần này thể hiện sự tiếp nối tinh thần của tuyên bố Quebec về công dân, bản sắc và sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa trong thế giới toàn cầu được IPU thông qua năm 2012, phù hợp với tinh thần Bản Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa của UNESCO năm 2001; đồng thời nhấn mạnh, điều có ý nghĩa to lớn là chủ đề này lại được thảo luận ngay tại một đất nước có một nền văn hóa lớn, lâu đời, một đất nước mà tinh thần đoàn kết dân tộc, khát vọng hòa bình, chống bất công đã được thắp sáng và đề cao bởi cuộc Cách mạng Tháng Mười 100 năm trước đây.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, các dân tộc, các tôn giáo chung sống hòa thuận vừa cùng nhau phát triển, vừa cùng nhau xây dựng nền văn hóa chung của dân tộc, vừa gìn giữ, phát huy bản sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân tộc mình. Tinh thần đoàn kết, sự tôn trọng, sự tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

54 dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là một động lực to lớn để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước phát triển bền vững như ngày nay.

Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các tôn giáo được khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp. Năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp mới, trong đó tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống.

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để cho các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Nhà nước Việt Nam luôn dành những chính sách hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện các dân tộc thiểu số phát triển bình đẳng và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, niềm tin tôn giáo được tôn trọng và được tạo điều kiện để phát triển.

Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng và tôn giáo năm 2016, đồng thời thường xuyên giám sát hoạt động của Chính phủ về việc thực hiện các chính sách quan trọng nhằm bảo đảm quyền được tham gia hoạt động hợp pháp của tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trên thế giới và đã có nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế đã được tổ chức tại Việt Nam.

Để thúc đẩy đa dạng, văn hóa và hòa bình thông qua đối thoại tôn giáo và dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nêu một số vấn đề kiến nghị tại phiên thảo luận toàn thể. Chủ tịch Quốc hội đề nghị IPU khuyến khích các nghị viện thành viên tích cực xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho quyền bình đẳng của các dân tộc, các tôn giáo trước pháp luật, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ vững chắc, phát huy văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo, xử lý hài hòa lợi ích của người dân, của cộng đồng với lợi ích của đất nước trong sự phát triển.

Đồng thời tăng cường giám sát việc thực thi các chính sách của Chính phủ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, đối xử công bằng, bình đẳng với mọi thành phần xã hội từ các tôn giáo, dân tộc, các nền văn hóa khác nhau, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng với đó, cần tích cực rà soát, xóa bỏ các điều luật, các quy định mang tính phân biệt đối xử, bảo đảm sự tham gia của các thành phần xã hội vào đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước.

IPU khuyến khích các quốc gia xây dựng các tiêu chí đánh giá về hiệu quả chính sách pháp luật đối với các nhóm dân tộc, sắc tộc và các tôn giáo nhằm bảo đảm sự bình đẳng, công bằng cho tất cả mọi người trong xã hội.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, truyền bá sâu rộng tư tưởng khoan dung, tinh thần hợp tác, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, các tôn giáo.

Tăng cường trao đổi hợp tác song phương, đa phương giữa các nước, các nghị viện trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, dân tộc; cùng triển khai những dự án hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của những cuộc đối thoại đa văn hóa, đa tôn giáo trên toàn thế giới; nâng cao hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị IPU tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ chế của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế với các nghị viện thành viên trong việc thúc đẩy sáng kiến, hành động của các nhà lập pháp vì hòa bình, hợp tác và đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo, các nền văn hóa trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HND xã Công Lý phối hợp Cty CPSX TM Ngọc Ánh ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại của bão Yagi

Thực hiện lời kêu gọi của UBMTTQ các cấp, Hội Nông dân (HND) xã Công Lý đã triển khai vận động hội viên nông dân ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
2024-09-25 10:30:10

HDBank là doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất

Ngày 24/9/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
2024-09-25 10:13:17

Xuất hiện tình trạng 'cò đấu giá đất' thao túng thị trường

Theo Bộ Xây dựng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến và mang tính tổ chức.
2024-09-25 10:04:22

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.
2024-09-25 09:47:56

Cụm kinh tế sơ kết công tác thi đua 8 tháng và phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

Sáng 24/09, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua 8 tháng và phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024 của các đơn vị trong Cụm kinh tế tại Cung trí thức Thành phố Hà Nội.
2024-09-24 21:59:07

'Lễ hội ma' lớn nhất trường Báo chính thức trở lại với chủ đề 'Equinox'

Là một trong những “đặc sản” không thể bỏ lỡ tại trường Báo vào mỗi dịp tháng 10, Halloween 2024 đã chính thức trở lại với chủ đề “Equinox”, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm bùng nổ cho các bạn trẻ trên địa bàn Thủ đô.
2024-09-24 18:00:50
Đang tải...