Chuyển đổi số ngành giáo dục: Mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, đào tạo ngành

2022-10-28 14:03:10 0 Bình luận
Sáng 28/10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". Hội thảo được tổ chức trực tiếp và cả trực tuyến, với sự tham gia của cấp lãnh đạo các cấp học, bậc học trên địa bàn, chuyên gia giáo dục cao cấp trong nước, quốc tế…

Toàn cảnh Hội thảo vào sáng ngày 28/10. 

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng Ban Chuyển đổi số quốc gia; PGS.TS Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TP.HCM. 

Đồng chí Dương Anh Đức phát biểu tại Hội thảo: "TP Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đào tạo giáo dục hàng đầu cả nước, hệ thống giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn có hơn 2.000.000 học sinh, học viên; trên 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là một trong những điều kiện lớn, góp phần quan trọng  cho sự nghiệp phát triển ngành giáo dục lâu dài của thành phố.." 

Hội thảo được tổ chức nhằm với mục đích học hỏi, tiếp cận các nghiên cứu chuyên sâu về những nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong quản lý và dạy học. Hội thảo cũng mong muốn tạo ra một diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi, nhận ra những cơ hội và thách thức của chuyển đổi số, từ đó đặt ra những định hướng, chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục hiệu quả, thực chất trong giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030.

TS Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin đến cơ quan báo chí. 

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Thành phố…” - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu cho biết. 

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thành phố, công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo là rất quan trọng, đồng thời góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố. Trong đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo xác định một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đó là: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành; thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển dữ liệu số; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục ...

Chuyển đổi số giúp giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc quản lý giáo dục tốt hơn. CNTT&TT hiện được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý giáo dục thông qua Phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu học sinh, giáo viên, Quản lý chuyển trường và tiếp nhận học sinh, Quản lý công tác tài chính, tài sản, Quản lý Thư viện, Quản lý thi và các hoạt động chuyên môn, Hệ thống khảo sát, trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm xếp thời khóa biểu, số điểm, sổ liên lạc điện tử; Phần mềm quản lý kế hoạch dạy học ở trường Trung học...

Tham gia trình bày trực tuyến tham luận tại Hội thảo, nhóm chuyên gia công nghệ giáo dục toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cung cấp thông tin về cuộc khảo sát "Các chỉ số sẵn sàng áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP Hồ Chí Minh" thực hiện đối với 277 trường học và 302 giáo viên. Qua đó, đại diện nhóm chuyên gia chỉ ra một số điểm yếu trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP Hồ Chí Minh: khả năng tiếp cận - sử dụng công nghệ giáo dục của học sinh và giáo viên còn hạn chế; tình trạng thiếu thiết bị, chất lượng kết nối Internet thấp; chưa thu hút được nguồn nhân lực về công nghệ thông tin một cách ổn định.

 Hàng loạt các nhóm giải pháp nhằm nâng cao quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục, quá trình đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030 được các nhóm chuyên gia đầu ngành trình bày, góp ý tại hội thảo. 

Một số chuyên gia giáo dục trong nước đã trình bày các tham luận là nghiên cứu, học thuật, đúc kết từ thực tiễn của các chuyên gia, tổ chức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số giáo dục: Giải pháp trang bị, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyển đổi số; Giải pháp, hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Các hệ thống, giải pháp chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá cho học sinh.

Ngoài ra, các nhóm giải pháp thực hiện các Đề án thuộc Chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng được trình bày: Đề án "Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030” năm 2021 và giai đoạn 2021-2025; Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 - 2035 và Đại học chia sẻ; Đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn Quốc tế giai đoạn 2021 - 2030”….

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nó tạo ra nhu cầu chuyển đổi số như một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững cho mỗi ngành, nghề của xã hội. Ngày 25/01/2022, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình đã xác lập mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn tiếp theo là tận dụng tiến bộ công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...